Bài 36. Nước

Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Cúc | Ngày 23/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Nước thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Chủ đề bài “nước”
Nước có những tính chất hoá học nào? Nước có những vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người, sản xuất, tuy nước có vai trò quan trọng như vậy nhưng sự phân bổ nguồn nước trên thế giới có đồng đều không? nguồn nước ở địa phương có bị ô nhiễm hay không? Là học sinh em làm gì để bảo vệ nguồn nước địa phương không bị ô nhiễm?
TIẾT 54 BÀI 36: NƯỚC (tt)
II.Tính chất của nước:
1. Tính chất vật lý:
2. Tính chất hoá học:
a. Tác dụng với kim loại:
Thí nghiệm: Cho một mẫu kim loại Na vào cốc nước. Quan sát, nêu hiện tượng?
Trả lời: Na nóng chảy thành giọt tròn, có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước, có khí thoát ra
Khí thoát ra đó là khí Hiđrô, dung dịch tạo thành là Natrihiđrôxit (NaOH), cho giấy quỳ tím vào dung dịch,nhận xét sự thay đổi giấy quỳ tím?
Trả lời: Quỳ tím đổi màu thành xanh
Dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh, đó là dung dịch bazơ (NaOH là dd bazơ)
Phương trình nước tác dụng với natri
Na + H2O
Na
+
H
OH
2
-
2NaOH + H2
Natri hiđroxit
2
2
Na
H
OH
+
( Phản ứng thế )
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? Vì sao?
a. Tác dụng với kim loại
Nước có thể tác dụng với một số kim loại khác ở nhiệt độ thường như K, Ca…
b. Tác dụng với một số oxit bazơ
Thí nghiệm: Cho một cục nhỏ vôi sống (CaO) vào ống nghiệm, rót một ít nước vào vôi sống, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch nước vôi. Quan sát và nêu hiện tượng
Trả lời: +Có hơi nước bốc lên
+CaO rắn chuyển thành chất nhão. Quỳ tím đổi màu thành màu xanh
Chất nhão là vôi tôi- có CTHH Ca(OH)2, phản ứng toả nhiều nhiệt.Gọi Hs viết PTHH
b. Tác dụng với một số oxit bazơ
PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2
Dung dịch NaOH, Ca(OH)2 tạo thành từ các phản ứng trên có đặc điểm gì giống nhau?
- Dung dịch NaOH, Ca(OH)2 tạo thành từ các phản ứng trên (đều có nhóm -OH) gọi là dung dịch bazơ.
*Vậy: - Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh hay làm phenolphtalein(từ dung dịch không màu) chuyển sang màu hồng.
c. Tác dụng với một số oxit axit
Thí nghiệm: Cho nước vào điphotpho pentaoxit, lắc đều, sau đó cho quỳ tím vào. Quan sát và nêu hiện tượng.
Trả lời: điphotpho pentaoxit tan trong nước, làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
Hợp chất tạo ra do nước hoá hợp với điphotpho pentaoxit là dung dich axit H3PO4
Viết PTHHxảy ra
c.Tác dụng với một số oxit axit
PTHH: P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Ngoài ra nước còn hoá hợp với nhiều oxit axit khác như SO2, SO3,…… tạo ra axit tương ứng.
Như vậy nước tác dụng với oxit axit tạo thành dung dịch axit.Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
Nước có vai trò gì?
Trả lời: Nước có vai trò trong đời sống con người, sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, trong cơ thể sinh vật……
Các em đọc thông tin SGK và qua tìm hiểu kiến thức đã giao về nhà ở phần trước yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút
1. Vai trò của nước đối với con người và sinh vật
2. Vai trò của nước trong sản xuất
3. Sự phân bố nguồn nước trên trái Đất
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để bảo vệ môi trường nước?
Các em đã học các môn học như sinh học, địa lý,
công nghệ có liên quan đến vai trò của nước, nhớ
lại kiến thức đó về môn sinh học:Vai trò của
nước  trong cơ thể người,sinh vật và trong đời
sống sinh hoạt.
Môn công nghệ: Vai trò của nước đối với sản xuất
Môn địa lí :Vấn đề nước ngọt ở các quốc gia trên
thế giới

III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
Vui chơi, điều hòa nhiệt độ
Trong cơ thể người ,70% cơ thể là nước
Vai trò của nước trong cơ thể người, sinh vật và trong đời sống:

Vai trò của nước đối với sản xuất:

Giúp thực vật sinh trưởng và phát triển
Nơi nuôi động vật thủy sản
Sản xuất công nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Sự phân bố nguồn nước
Thực trạng nguồn nước:
Nước thải nông nghiệp
Sinh vật thủy sản chết
Rác thải
1
3
4
2
Nước thải công nghiệp
Nguyên nhân dẫn đến nước bị ô nhiễm
Hoạt động nhóm tìm hiểu về vai trò của nước qua các môn học đã học:
Nhóm 1,2: Vai trò của nước  trong cơ thể người và trong đời sống sinh hoạt. Vai trò của nước đối với sản xuất
Nhóm 3,4: Vấn đề nước ngọt ở các quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.Là học sinh, em đã và sẽ làm gì để bảo vệ môi trường nước?



III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
Vai trò của nước trong cơ thể người, sinh vật và trong đời sống: Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt… Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Nước giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt, nước làm cho da dẻ tươi sáng.Nước còn dùng trong sinh hoạt để vệ sinh cá nhân, nhà cửa, quần áo... Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì sự sống.
III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
Vai trò của nước đối với sản xuất:
Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước, cái nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay.Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học.Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại
III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
Vấn đề nước ngọt ở các quốc gia trên thế giới:
Theo chương trình môi trường liên Hiệp Quốc tổng khối lượng nước trên Trái Đất khoảng tỉ 1,4 km3.Chỉ khoảng 35 triệu km3 hay 2,5% trong số đó là nước ngọt và chỉ có 200 nghìn km3 nước (chiếm ít hơn 1% nguồn nước ngọt) là có thể sử dụng trực tiếp cho con người và hệ sinh thái. Đã ít nhưng phân bố không đồng đều 60% trữ lượng nước ngọt trên thế giới tập trung ở 9 lãnh thổ các quốc gia: Brazil, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Inđonesia,colombia, Peru, Ấn Độ. Trên lãnh thổ Châu Á nơi sinh sống của gần 60% dân số thế giới nhưng chỉ phân bố 30% lượng nước ngọt toàn cầu. Lượng nước sử dụng tính theo đầu người cũng hết sức chênh lệch ngay cả khi so sánh giữa các nước phát triển. Người Mỹ dùng nước gấp nhiều lần người châu Âu
III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
Theo nguồn thống kê của Unicef thì có đến 60% quốc gia trên thế giới là những vùng có ít nước ngọt, có 6180% quốc gia trên thế giới là vùng thiếu nước. Những vùng miền như sa mạc, vùng băng giá, vùng hải đảo nước vô cùng khan hiếm, người dân nơi đây phải gìn giữ từng giọt nước mưa để tồn tại.
III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
- Hiện nay nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nặng do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông nghiệp …….
*Vì vậy: -Phải sử dụng nước tiết kiệm, hạn chế dùng thuốc trừ sâu, xử lí chất thải và nước thải công nghiệp ……
TÁC HẠI NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm?
Thanh niên tình nguyện vớt rác thải trên sông
Các bể xử lí và bể chứa nước sinh hoạt
Xử lí nước thải
- Không vứt rác bừa bãi, không vứt xuống kênh, sông, hồ ….
- Trồng rừng, chăm sóc rừng là bảo vệ nguồn nước ….
1
2
3
4
5
6
Lãng phí
Lãng phí
Lãng phí
Tiết kiệm
Tiết kiệm
Tiết kiệm
Sử dụng nước tiết kiệm

Biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước:

- Phải sử dụng tiết kiệm nước.
- Giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm:
+ Không được vứt rác thải xuống ao, hồ,
kênh rạch, sông.
+ Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển.
Giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm: Không được vứt rác thải, xác động vật chết xuống ao,hồ, suối, sông. Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho nước thải chảy vào hồ, sông, biển. Tăng cường nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước nhẵm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao trách nhiệm của từng người dân trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước vì: Nước là nguồn tài nguyên vô giá nhưng không vô tận.
+ Sử dụng tiết kiệm nguồn nước trong mọi sinh hoạt của đời sống con người.
+ Đề nghị các cấp có thẩm quyền tăng cường kiểm tra và xử lí thật nghiêm các hoạt động của các cơ sở sản xuất hoặc các hành vi làm ô nhiễm môi trường nước.
 
Xử lý tình huống
Ở nơi gia đình bạn Hồng sinh sống có một số người thường xuyên vứt động vật chết xuống ao, hồ, sông, suối. Em hãy nêu nhận xét về hành vi trên? (Dựa vào môn GDCD để trả lời)
Nếu em là Hồng chứng kiến việc đó em sẽ làm gì?
 
Hành vi trên là sai, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mọi người. 
Nếu em chứng kiến việc đó thì em sẽ ngăn chặn bằng cách góp ý, khuyên nhủ, thuyết phục người đó không vứt xác động vật chết xuống ao, hồ, sông, suối, phân tích rõ tác hại việc làm đó. Nếu không ngăn chặn được thì phải kịp thời báo cho người có trách nhiệm để ngăn chặn và xử lý.
Xử lý tình huống
TỔNG KẾT TOÀN BÀI NƯỚC
DẶN DÒ
- Bài tập về nhà: 1,5 Sgk/trang 125
Ôn lại các khái niệm cách gọi tên, phân loại oxit.
- Sản phẩm tạo thành từ nước tác dụng với Na, CaO hay nước tác dụng với Điphotphopentaoxit gọi đó là gì? Về nhà xem bài mới:“Axit-bazơ- muối”.
+ Khái niệm, Công thức, tên gọi, phân loại axit, bazơ.
+ Ôn kiến thức bài 10, 26,33.
 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Kim Cúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)