Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam

Chia sẻ bởi Đào Ý Nhi | Ngày 24/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

10 ĐIỂM ĐẶC BIỆT NHẤT CỦA CHÂU NAM CỰC
Trình bày: Đào Ý Nhi
1. Châu lục lạnh nhất
Kết quả đo năm 1983 của trạm phía Đông tại cao nguyên băng Nam Cực cho thấy: nhiệt độ trung bình hàng năm là -280 C, vùng trung tâm châu lục nhiệt độ bình quân có lúc xuống tới -400 đến -600 C, nhiệt độ lúc thấp nhất là -89,60 C. 
Nguyên nhân chính là do khả năng bức xạ của tuyết.
Về mùa hạ, tuy ánh nắng mặt trời phong phú nhưng lượng bức xạ đó khi đến bề mặt lục địa thì 90% bị lớp tuyết phản chiếu trở về khí quyển, do đó cán cân bức xạ vẫn âm.
Về mùa đông là thời kỳ đêm địa cực kéo dài nên thời tiết lại càng lạnh
2. Bão tuyết mạnh nhất
Ven biển Nam Cực, tốc độ gió bình quân đạt 17-18m/s, đôi lúc tốc độ tăng lên tới 40-50 m/s. Tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s. Vì thế, châu Nam Cực được coi là “cực gió của thế giới”. Gió nơi đây còn được mệnh danh là “gió sát thủ”.
3. Lượng băng tuyết nhiều nhất
Diện tích bề mặt của Châu Nam Cực vào khoảng 1,4 triệu km2, chiếm 1/10 diện tích lục địa toàn thế giới. Khối lượng băng của của Nam Cực tính cả phần lục địa chính và các đảo nhỏ ước tính vào khoảng 24×106 km3, chiếm tới khoảng 95% lượng băng toàn thế giới
4. Khô hạn nhất
Lượng mưa trung bình hàng năm là 55mm, lên dần lên các vĩ độ cao hơn thì lượng mưa càng giảm đi, chính giữa của châu lục lượng mưa chỉ có 5mm. Tại những điểm gần sát cực nam trái đất, lượng mưa hàng năm gần như bằng 0. So với sa mạc Sahara (châu Phi), lượng mưa nơi đây còn ít hơn. Có thể nói châu Nam Cực là khu vực khô hạn nhất trên thế giới. 
Nguyên nhân chủ yếu là vì một khối băng khổng lồ đã được hình thành sau khi băng tuyết rơi xuống bồi đắp lâu ngày trên châu lục này. Thêm vào đó, khí hậu ở đây rất lạnh lại ít được mặt trời chiếu sáng nên lượng băng bị tích tụ hàng năm lớn hơn rất nhiều so với lượng băng tan chảy, từ đó hình thành nên “sa mạc trắng” vô cùng khô hạn. 
5. Độ cao trung bình so với mặt nước biển lớn nhất
Chúng ta đều biết rằng, độ cao trung bình so với mực nước biển của năm khu vực tiêu biểu trên thế giới lần lượt là: Châu Á 950m, Bắc Mĩ 700m, châu Phi 650m, Nam Mĩ 600m, châu Âu 300m, thế nhưng, con số này của Nam Cực lại là 2350 m. Sở dĩ như vậy là vì Nam Cực có dải băng rất dày và lớn. Độ dày bình quân của dải băng này là 2200m, có nơi tới 4800m, khiến cho độ cao trung bình của châu Nam Cực so với mặt nước biển đứng số một thế giới.   
6. Châu lục hoang sơ và vắng vẻ nhất thế giới
Cho tới nay, Nam Cực là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống. Chỉ có một số chuyên gia khoa thuộc các quốc gia khác nhau tới đây làm việc trong những khoảng thời gian ngắn. Số người này mỗi năm chỉ có khoảng 2000 người
7. Châu lục có ngày và đêm dài nhất
Ở hai vùng cực trái đất cứ 60 năm lại xuất hiện một hiện tượng kì lạ là: nửa năm sáng và nửa năm tối. Người ta gọi đó là ngày và đêm dài nhất. Đây là hiện tượng khí hậu và vật lý chỉ có ở khu vực vĩ độ cao nhất của trái đất do quá trình trái đất tự chuyển động quanh trục của nó đồng thời quay xung quanh mặt trời tạo thành
8. Châu lục sạch sẽ nhất thế giới
Cho tới nay, Nam Cực vẫn chưa có con người cư trú. Chất thải công nghiệp cũng chưa xuất hiện. Số ít những nhân viên khảo sát, nhà khoa học và du khách cũng không thể ảnh hưởng lớn đối với hệ sinh thái nơi đây. Vì vậy, châu Nam Cực vẫn là một thế giới băng tuyết sạch sẽ và ở trong trạng thái nguyên thủy. 


9. Hệ thống sinh vật biển phong phú nhất
Tài nguyên khoáng sản của châu Nam Cực vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt hệ thống sinh vật biển ví như các loài hải cẩu, cá voi các loại cá và các loài nhuyễn thể giàu Protein. 

Theo số liệu của Cuộc điều tra quốc tế về nguồn sinh vật biển ở biển Nam Cực thì vùng biển nơi đây có tới hơn 1,5 triệu tấn các loài nhuyễn thể này. Con người mỗi năm có thể thu hoạch 1/10 khối lượng loài sinh vật biển này ở Nam Cực. 


10.Nơi tầng ozon bị phá hoại mạnh nhất
  Trong những năm từ 1996 đến 2001, lỗ hổng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng tới hơn 24 triệu km2. Lỗ hổng này lớn nhất là vào năm 2000, với diện tích 28 triệu km2.
Lỗ hổng tầng ozon ở Nam Cực xu hướng ngày càng lớn đã báo động hiện tượng ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới, tầng khí quyển bảo vệ cho loài người đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển bền vững của xã hội con người nói chung, tới sự phát triển của kinh tế - văn hóa - chính trị - sức khỏe của mỗi quốc gia nói riêng. Chúng ta cần có những động thái thiết thực hơn để giải quyết vấn đề này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Ý Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)