Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam

Chia sẻ bởi ĐẶNG TRẦN ANH THƯ | Ngày 24/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Biến đổi
khí hậu
Biểu hiện của biến đổi khí hậu:
Thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt:
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt hơn trước.
Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết…Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết…


2. Mực nước biển tăng cao, nước biển đang dần ấm lên:
Sự nóng lên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những khu vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo đó, ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là nơi sâu nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dần lên. 
Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên. 
Các nhà khoa học cảnh báo, nếu khuynh hướng gia tăng này vẫn tiếp diễn, mức nước tăng trong thế kỷ XXI có thể lên đến là 28-34cm, một số các hòn đảo hay vùng đất thấp có thể bị nhấn chìm hoàn toàn.
3. Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greeland:
Theo trung tâm Dữ liệu Băng tuyết quốc gia Hoa Kỳ, tính đến ngày 16/9/2012, diện tích băng ở Bắc Cực chỉ còn 3,4 triệu km vuông. Nói cách khác, băng biển Bắc Cực đã bị mất 80% khối lượng của nó ở thời điểm hiện tại.
Năm 1995, tảng băng Larsen A trên bán đảo Nam Cực sụp đổ và bắt đầu tan chảy, những năm sau đó, các tảng băng lớn ở đây cũng sụp đổ theo, dần biến mất.


4. Nền nhiệt độ liên tục thay đổi:
Nhiệt độ toàn cầu đang gia tăng. Cơ quan kiểm soát khí hậu thuộc Trung tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia Mỹ cho biết, thập niên 80 của thế kỷ trước là thập kỷ nóng nhất tính đến thời điểm đó. 
Nhiệt độ trung bình mỗi năm của thập niên 90 lại cao hơn nhiệt độ trung bình của thập niên 80. Bước sang thế kỷ XXI, mỗi một năm qua đi, nhiệt độ trung bình lại cao hơn. 



5. Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên:
Carbon dioxide là khí nhà kính, làm tăng tính hiệu ứng nhà kính của khí quyển và do đó dẫn đến sự nóng lên của Trái đất.
Trước khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra (giữa thế kỷ XVIII), nồng độ CO2 đo được ở mức cân bằng khoảng 280ppm. Tuy nhiên, con số này đã tăng nhanh không ngừng qua các năm sau đó và hiện tại nó đang tiến sát tới mốc 400ppm. 


II. Tác hại của biến đổi khí hậu:
Các hệ sinh thái bị phá hủy:
Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn.
Vd: San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên.
2. Mất đa dạng sinh học:
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Một số loài động vật phải di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp.
Hiện nay, tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
Tê giác đen có tên khoa học là Diceros bicornis, là một loài động vật có vú sinh sống ở các khu vực của châu Phi. Tê giác đen là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng. Vào khoảng năm 1900, số lượng tê giác đen có thể lên tới vài chục ngàn con sống ở châu Phi, nhưng đến năm 1995 thì người ta thông báo chỉ còn 2.410 con tê giác đen còn sống sót.


Đười ươi Sumatra (tên khoa học Pongo abelii) là loài linh trưởng lớn đặc hữu của Indonesia, chỉ sống ở đảo Sumatra. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắt và mất môi trường sống. Hiện chỉ còn khoảng 7.300 cá thể đười ươi sống trong môi trường hoang dã.

Đười ươi Sumatra (tên khoa học Pongo abelii) là loài linh trưởng lớn đặc hữu của Indonesia, chỉ sống ở đảo Sumatra. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắt và mất môi trường sống. Hiện chỉ còn khoảng 7.300 cá thể đười ươi sống trong môi trường hoang dã.


Khỉ đột núi có tên khoa học là Gorilla beringei beringei gồm hai quần thể. Một quần thể được tìm thấy ở núi lửa Virunga ở Trung Phi, quần thể còn lại được tìm thấy ở Vườn quốc gia cấm Bwindi tại Uganda. Hiện số lượng loài khỉ này đang suy giảm nghiêm trọng do nạn săn bắt, dịch bệnh và mất môi trường sống.
Thần ưng andes/ Kền kền khoang cổ
Cá giọt nước
Cá mút đá
Chuột cuban
Cá mũi lợn
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc
Linh dương Saiga
Khỉ mặt đỏ Uakari
Ếch mũi lợn
Ếch nước Titicaca
Kỳ nhông Axolotl
Heo vòi Châu Á
3. Các tác hại đến kinh tế:

Thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
4. Dịch bệnh:
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
5. Hạn hán:
Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất phải chịu cảnh đói khát.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.
6. Mực nước biển đang dâng lên:
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.
THE END
THEN KIU
? ? ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ĐẶNG TRẦN ANH THƯ
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)