Bài 36. Các phương pháp chọn lọc

Chia sẻ bởi Xuan Ha | Ngày 04/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 36. Các phương pháp chọn lọc thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

bài giảng sinh học 9
tiết 39 các phƯơng pháp chọn lọc
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng:
1. Để tạo được ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là gì?
A. Lai khác dòng đơn
B. Lai khác dòng kép
C. Lai kinh tế
D. Tạo ra các dòng thuần
2. Trong trồng trọt, phương pháp chủ yếu nào được dùng để tạo ưu thế lai?
A. Lai khác dòng
B. Lai khác thứ
C. Lai khác loài
D. Lai kinh tế
3. Trong chăn nuôi, phương pháp chủ yếu nào được dùng để tạo ưu thế lai?
A. Giao phối gần
B. Lai khác giống
C. Lai khác thứ
D. Lai kinh tế
4. ở cây trồng, biện pháp nào được dùng để duy trì ưu thế lai?
A. F1 được lai trở lại với bố mẹ.
B. Cho F1 lai với nhau
C. Dùng phương pháp giâm. chiết, ghép.
D.Dùng phương pháp nuôi cấy mô
Kiểm tra bài cũ
Câu 2: Lai kinh tế là gì? ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.
- Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm (Không làm giống).
ở nước ta, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.
Ví dụ: Con cái là lợn ỉ Móng Cái lai với con đực thuộc lợn Đại bạch.
Kiểm tra bài cũ
Nghiên cứu SGK mục I và trả lời câu hỏi:
- Một giống như thế nào được gọi là giống tốt?
Tại sao trong thực tiễn sản xuất phải tiến hành chọn giống trước khi gieo trồng?
Chọn lọc có vai trò gì trong chọn giống?
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
Một giống như thế nào được gọi là giống tốt?
+ Giống tốt là giống có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao, phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng.
Tại sao trong thực tiễn sản xuất phải tiến hành chọn giống trước khi gieo trồng?
+ Tránh thoái hoá
+ Phương pháp đột biến, phương pháp lai tạo ra nguồn biến dị cần được đánh giá, chọn lọc thì mới trở thành giống tốt, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng.
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
Chọn lọc có vai trò gì trong chọn giống?
+ Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là: phục hồi lại các giống đã thoái hoá, đánh giá chọn lọc với các dạng giống mới tạo ra, nhằm tạo ra giống mới hay cải tiến giống cũ.
*Kết luận:
+ Có 2 phương pháp: chọn lọc hàng loạt, chọn lọc cá thể.
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
II. Chọn lọc hàng loạt
Đọc thông tin mục II SGK, quan sát H 36.1 và trả lời câu hỏi:
1, Mô tả cách tiến hành chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần?
2, Chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần giống và khác nhau như thế nào?
3, Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp này?
4, Phương pháp này thích hợp đối với đối tượng nào?
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
1, Mô tả cách tiến hành chọn lọc hàng loạt 1 lần ?
1, Chọn lọc hàng loạt 1 lần: Năm thứ I, người ta gieo trồng giống khởi đầu, chọn các cây ưu tú, phù hợp với mục đích chọn lọc. Hạt của cây ưu tú được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm II). ở năm II, ngưười ta so sánh giống tạo ra với giống khởi đầu và giống đối chứng. Qua đánh giá, nếu giống chọn lọc hàng loạt đã đạt yêu cầu (hơn hẳn giống ban đầu, bằng hoặc hơn giống đối chứng), thì không cần chọn lọc lần 2.
- Nếu giống khởi đầu có chất lượng quá thấp hay thoái hoá nghiêm trọng về năng suất và chất lượng, chọn lọc lần 1 chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục chọn lọc lần 2 hoặc lần 3,4.. cho đến khi nào đạt yêu cầu.
I
II. Chọn lọc hàng loạt
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
1,Mô tả cach tiến hành chọn lọc hàng loạt 2 lần ?
Chọn lọc hàng loạt 2 lần: Lần 2 cũng thực hiện theo trình tự như chọn lọc 1 lần, chỉ khác trên ruộng chọn giống năm II người ta gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt để chọn các cây ưu tú. Hạt của những cây này được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm III). ở năm III cũng so sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống khởi đầu và giống đối chứng.
Năm I:
Chọn cây tốt
2
3
4
3
1
II
Trộn lẫn hạt các cây tốt
Năm II:
So sánh
Năm III:
So sánh
Chọn lọc hai lần
II. Chọn lọc hàng loạt
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
2, Chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần giống và khác nhau như thế nào?
+ Giống: biện pháp tiến hành.
+ Khác nhau: chọn lọc 1 lần trên đối tượng ban đầu. Chọn lần 2 trên đối tượng đã qua ở năm I.
3, Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp này?
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi.
+ Nhược điểm: chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình, không kiểm tra được kiểu gen.
4, Phương pháp này thích hợp đối với đối tượng nào?
+ Phương pháp này thích hợp với cây giao phấn, cây tự thụ phấn và vật nuôi.
1, Chọn lọc hàng loạt 1 lần: Năm thứ I, người ta gieo trồng giống khởi đầu, chọn các cây ưu tú, phù hợp với mục đích chọn lọc. Hạt của cây ưu tú được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm II). ở năm II, ngưười ta so sánh giống tạo ra với giống khởi đầu và giống đối chứng. Qua đánh giá, nếu giống chọn lọc hàng loạt đã đạt yêu cầu (hơn hẳn giống ban đầu, bằng hoặc hơn giống đối chứng), thì không cần chọn lọc lần 2.
- Nếu giống khởi đầu có chất lượng quá thấp hay thoái hoá nghiêm trọng về năng suất và chất lượng, chọn lọc lần 1 chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục chọn lọc lần 2 hoặc lần 3,4.. cho đến khi nào đạt yêu cầu.
Chọn lọc hàng loạt 2 lần: Lần 2 cũng thực hiện theo trình tự như chọn lọc 1 lần, chỉ khác trên ruộng chọn giống năm II người ta gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt để chọn các cây ưu tú. Hạt của những cây này được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm III). ở năm III cũng so sánh giống chọn lọc hàng loạt với giống khởi đầu và giống đối chứng.
II. Chọn lọc hàng loạt
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
5, áp dụng:
Có hai giống lúa thuần chủng được tạo ra đã lâu: Giống lúa A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng, giống luá B có sai khác khá rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nói trên. Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào đề khôi phục lại 2 đặc điểm tốt ban đầu của 2 giống nói trên?
Giống lúa A chọn lọc lần 1, giống lúa B chọn lọc lần 2.
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
II. Chọn lọc hàng loạt
? Thế nào là chọn lọc hàng loạt.
Khái niệm:
Chọn lọc hàng loạt là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
II. Chọn lọc hàng loạt
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
Quan sát H 36.2, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
1, Chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Cho ví dụ.
2, Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp này?
3, Phương pháp này thích hợp với loại đối tượng nào?
II. Chọn lọc hàng loạt
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
III. Chọn lọc cá thể
Cách tiến hành
+ ở năm I trên ruộng chọn giống khởi đầu, ngưười ta chọn ra những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo riêng thành từng dòng để so sánh (năm II).
+ ở năm II, ngưười ta so sánh các dòng với nhau, so với giống khởi đầu và giống đối chứng để chọn dòng tốt nhất, đáp ứng mục tiêu đặt ra.
- Nếu chưa đạt yêu cầu thì tiến hành chọn lần 2.
7
Hình 36.2. Sơ đồ chọn lọc cá thể một lần
Giống khởi đầu
1-
2
4
5
6
Năm thứ I
Chọn cây tốt
3
II. Chọn lọc hàng loạt
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
III. Chọn lọc cá thể
1, Chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào?
+ Ưu: phối hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với kiểm tra, đánh giá kiểu gen, đạt kết quả nhanh.
+ Nhược: theo dõi công phu và chặt chẽ.
3, Phương pháp này thích hợp với loại đối tượng nào?
+ Chọn lọc cá thể thích hợp với đối tượng: cây tự thụ phấn, nhân giống vô tính. Với cây giao phấn phải chọn lọc nhiều lần.
+ Với vật nuôi: kiểm tra đực giống.
II. Chọn lọc hàng loạt
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
III. Chọn lọc cá thể
2, Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp này?
Chọn lọc cá thể là gì?

Khái niệm:
Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng.
II. Chọn lọc hàng loạt
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
III. Chọn lọc cá thể
Chọn câu trả lời đúng:
1, Chọn lọc hàng loạt có ưu điểm gì?
A. Đơn giản, dễ làm.
B. ít tốn kém
C. Duy trì được năng suất và chất lượng khi đưa vào sản xuất đại trà.
D. Cả a, b, c.
2, Chọn lọc hàng loạt được áp dụng cho những đối tượng nào?
A. Đối với cây tự thụ phấn
B. Đối với những cây giao phấn
C. Đối với gia súc, gia cầm
D. Cả a, b, c.
3, Chọn lọc cá thể được áp dụng cho những đối tượng nào?
A. Cây nhân giống vô tính
B. Cây giao phấn
C. Cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn
D. Cây tự thụ phấn
củNG Cố
* Đọc ghi nhớ SGK Tr 107
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
II. Chọn lọc hàng loạt
- Khái niệm
Cách tiến hành
Ưu, nhược điểm
Đối tượng áp dụng
III. Chọn lọc cá thể
- Khái niệm
Cách tiến hành
Ưu, nhược điểm
Đối tượng áp dụng
Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
Hướng dẫn học bài ở nhà
Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 107.
Nghiên cứu bài 37 theo nội dung trong bảng:
chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo đã về dự hội giảng!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Xuan Ha
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)