Bài 35. Ưu thế lai

Chia sẻ bởi dương khải hoàn | Ngày 04/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 35. Ưu thế lai thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

BÀI 35: ƯU THẾ LAI
I-Hiện tượng ưu thế lai:
-Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởnh nhanh hơn phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoạc vượt trội cả hai bố mẹ.
VD: ưu thế lai ở ngô, cà chua, gà, lợn,…
II-Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
-Cơ sở di truyền của hiện tượng lai:
+Về phương diện di truyền, người ta cho rằng, các tính trạng số lượng( các chỉ tiêu về hình thái và năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng nhiều gen lăn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1.
Ví dụ: Một dòng thuần mang 2 gen trội lai với một dòng thuần mang 1 gen trội sẽ cho cơ thể lai F1 mang 3 gen trội có lợi
P: AAbbCC x aaBBcc->F1: AaBbCc
Trong các thế hệ sau, ưu thế lai giảm dần do vậy người ta không lấy cơ thể lai F1 để nhân giống. Và để khắc phục hiện tượng này duy trì ưu thế lai, người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính( bằng giâm, chiết, ghép, vi nhân giống..)
III-Các phương pháp tạo ưu thế lai:
1.Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
-Lai khác dòng tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau
Ví dụ: ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25%-30% so với giống ngô tốt nhất
Đây là phương pháp phổ biến nhất vì nó tạo được giống có năng suất cao hơn rất nhiều
-Lai khác thứ kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới
Ví dụ: Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống OM80, có khả năng cho năng suất cao của DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80

2.Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:
-Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống
Ví dụ: Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái x Đại Bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ từ 0,7 đến 0,8 kg, tăng trọng nhanh( 10 tháng tuổi đạt 80-100kg), tỉ lệ thịt nạc cao hơn.
Ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản của giống bố
Kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: dương khải hoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)