Bài 34. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Chia sẻ bởi Đặng Kim Ngân |
Ngày 28/04/2019 |
20
Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Tiết 128
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN,
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Đề kiểm tra Văn
Câu 1: (3 điểm)
Thế nào là tục ngữ? Chép lại 3 câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên?
Câu 2: (4 điểm)
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng, em thấy Bác giản dị như thế nào trong đời sống sinh hoạt hằng ngày? Lấy một ví dụ chứng minh sự giản dị của Bác. (có thể dùng thơ hoặc văn)
Câu 3: (3 điểm)
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
Đáp án đề kiểm tra Văn
Câu 1 (3 điểm)
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất…) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hành ngày.(1,5 điểm)
- Ba câu tục ngữ đúng. (mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 2 (4 điểm)
* Sự giản dị của Bác được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày:
Bữa cơm: chỉ có vài ba món đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn được xếp tươm tất. (1 điểm)
- Nơi ở: Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. (1 điểm)
- Cách làm việc: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn đến việc rất nhỏ. (1 điểm)
* Dẫn chứng về sự giản dị:
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà. - Tố Hữu (1 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
Yêu cầu:
+ Hình thức: Đoạn văn viết đủ độ dài yêu cầu, đảm bảo về mặt hình thức, trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
+ Nội dung: Làm nổi bật chủ đề, các câu trong đoạn liên kết với nhau chặt chẽ.
Đề kiểm tra Tiếng việt
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là câu đặc biệt? Lấy ví dụ về câu đặc biệt?
Câu 2: (3 điểm)
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rút gọn thành phần nào?
Câu 3: (5 điểm)
Viết hoặc tìm một đoạn văn trong đó có câu văn sử dụng thành phần trạng ngữ. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ đó.
Đáp án bài kiểm tra Tiếng Việt
Câu 1: (2 điểm)
Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình CN – VN. (1điểm)
Ví dụ: Lá ơi! (1điểm)
Câu 2: (3 điểm)
Câu tục ngữ bị rút gọn thành phần chủ ngữ.
Câu 3: (5 điểm)
Yêu cầu:
+ Hình thức: Đoạn văn đảm bảo về mặt hình thức, trình bày rõ ràng, sạch đẹp, có sử dụng câu có thành phần trạng ngữ và gạch chân được.
+ Nội dung: Viết tập trung làm rõ một chủ đề, các câu trong đoạn liên kết với nhau chặt chẽ.
Đoạn văn triển khai luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong nền văn hóa lâu đời của nước Việt. Từ xưa đến nay, nó ăn sâu vào từng hành động, từng ý nghĩ của mỗi con người. Tinh thần yêu nước xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu xây dựng tổ quốc, từ tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm tình yêu con người, yêu gia đình, làng xóm, yêu quê hương. Nó được bộc lộ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi cá nhân. Yêu nước chính là lí tưởng sống của mỗi cá nhân con người mang trong mình dòng máu Việt.
Đoạn văn triển khai luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã chứng kiến biết bao tấm gương anh dũng, kiên trung. Từ xa xưa, Bà trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đã dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từ người già tới người trẻ, từ miền ngược tới miền xuôi, tất cả mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều chung tay đánh đuổi thực dân và đế quốc mang lại độc lập cho Tổ quốc. Ngày nay, lớp lớp thế hệ người Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực phấn đấu để viết tiếp những trang sử vàng của dân tộc. Mọi người dân đều đồng lòng, vững trí bởi “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN,
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Đề kiểm tra Văn
Câu 1: (3 điểm)
Thế nào là tục ngữ? Chép lại 3 câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên?
Câu 2: (4 điểm)
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng, em thấy Bác giản dị như thế nào trong đời sống sinh hoạt hằng ngày? Lấy một ví dụ chứng minh sự giản dị của Bác. (có thể dùng thơ hoặc văn)
Câu 3: (3 điểm)
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
Đáp án đề kiểm tra Văn
Câu 1 (3 điểm)
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất…) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hành ngày.(1,5 điểm)
- Ba câu tục ngữ đúng. (mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 2 (4 điểm)
* Sự giản dị của Bác được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày:
Bữa cơm: chỉ có vài ba món đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn được xếp tươm tất. (1 điểm)
- Nơi ở: Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. (1 điểm)
- Cách làm việc: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn đến việc rất nhỏ. (1 điểm)
* Dẫn chứng về sự giản dị:
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà. - Tố Hữu (1 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
Yêu cầu:
+ Hình thức: Đoạn văn viết đủ độ dài yêu cầu, đảm bảo về mặt hình thức, trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
+ Nội dung: Làm nổi bật chủ đề, các câu trong đoạn liên kết với nhau chặt chẽ.
Đề kiểm tra Tiếng việt
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là câu đặc biệt? Lấy ví dụ về câu đặc biệt?
Câu 2: (3 điểm)
Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rút gọn thành phần nào?
Câu 3: (5 điểm)
Viết hoặc tìm một đoạn văn trong đó có câu văn sử dụng thành phần trạng ngữ. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ đó.
Đáp án bài kiểm tra Tiếng Việt
Câu 1: (2 điểm)
Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình CN – VN. (1điểm)
Ví dụ: Lá ơi! (1điểm)
Câu 2: (3 điểm)
Câu tục ngữ bị rút gọn thành phần chủ ngữ.
Câu 3: (5 điểm)
Yêu cầu:
+ Hình thức: Đoạn văn đảm bảo về mặt hình thức, trình bày rõ ràng, sạch đẹp, có sử dụng câu có thành phần trạng ngữ và gạch chân được.
+ Nội dung: Viết tập trung làm rõ một chủ đề, các câu trong đoạn liên kết với nhau chặt chẽ.
Đoạn văn triển khai luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong nền văn hóa lâu đời của nước Việt. Từ xưa đến nay, nó ăn sâu vào từng hành động, từng ý nghĩ của mỗi con người. Tinh thần yêu nước xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu xây dựng tổ quốc, từ tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm tình yêu con người, yêu gia đình, làng xóm, yêu quê hương. Nó được bộc lộ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi cá nhân. Yêu nước chính là lí tưởng sống của mỗi cá nhân con người mang trong mình dòng máu Việt.
Đoạn văn triển khai luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã chứng kiến biết bao tấm gương anh dũng, kiên trung. Từ xa xưa, Bà trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đã dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từ người già tới người trẻ, từ miền ngược tới miền xuôi, tất cả mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều chung tay đánh đuổi thực dân và đế quốc mang lại độc lập cho Tổ quốc. Ngày nay, lớp lớp thế hệ người Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực phấn đấu để viết tiếp những trang sử vàng của dân tộc. Mọi người dân đều đồng lòng, vững trí bởi “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Kim Ngân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)