Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở nước ta

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Kiểu | Ngày 24/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở nước ta thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

BÀI BÁO CÁO
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
TÌM HIỂU VỀ
HỆ THỐNG SÔNG – HỒ CHÂU Á
11/20/2009
NHÓM 8
2
NHÓM 8
Trương Văn Thức
Lê Thị Thùy Trang
Phan Hoàng Toán
Đặng Thị Bé Thơ
Trần Thanh Tiền
Võ Quốc Văn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Thầy Huỳnh Tương Ái
11/20/2009
NHÓM 8
3
CÁC HỆ SÔNG CỦA CHÂU Á

1.Sông Lena



11/20/2009
NHÓM 8
4
Sông Lena (tiếng Nga: Лена) là một con sông ở miền đông Siberi. Nó là con sông dài thứ 10 trên thế giới, đứng thứ 7 khi tính theo diện tích lưu vực và là con sông dài nhất thế giới hoàn toàn chảy trong vùng băng giá vĩnh cửu.Tổng chiều dài của sông Lena là khoảng 4.400 km (2.800 dặm). Lưu vực sông Lena ước đạt 2.500.000 km².
Đặc điểm
Bắt nguồn từ một đầm lầy ở độ cao khoảng 1.640 m tại khu vực dãy núi Baikal, miền nam cao nguyên Trung Siberi, khoảng 20 km về phía tây hồ Baikal, sông Lena chảy theo hướng đông bắc, tiếp nhận nước của sông Kirenga và sông Vitim.
Phần trung lưu của nó là đoạn nằm giữa hai cửa sông Vitim và Aldan, dài 1.415 km.
Ở hạ lưu, lưu vực sông Lena rất hẹp. Dãy núi Verkhoyansk uốn nó theo hướng tây bắc sau đó đổi hướng bắc đổ vào biển Laptev phía tây nam của quần đảo NovoSiberi.

11/20/2009
NHÓM 8
5

Khoảng 150 km từ cửa sông thì bắt đầu vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn của sông Lena. Các phụ lưu: sông Vitim, Olyokma, Viljyi,…
Hai bờ sông Lena có dân cư rất thưa thớt. Chỉ gần Yakutsk thì người ta mới thấy có sự sống của loài người.
Ở cả hai bờ là những cánh rừng cây lá kim dày dặc, chỉ đôi khi bị thay thế bằng đồng cỏ
11/20/2009
NHÓM 8
6
Vùng đồng bằng sông Lena.
Vùng lưu vực sông Lena
11/20/2009
NHÓM 8
7
Cảnh quang, động vật vùng sông Lena
11/20/2009
NHÓM 8
8
Dòng sông Lena vào mùa xuân của thành phố Yakutsk.
Thành phố lạnh giá nhất nước Nga Yakutsk
11/20/2009
NHÓM 8
9

2.Sông Amur

11/20/2009
NHÓM 8
10
Sông Amur hay Hắc Long Giang (tiếng Nga: Амур;bính âm: Hēilóng Jiāng), tức "Hắc Long Giang" hay là "sông Rồng đen"; tiếng Mông Cổ: Хара-Мурэн, Khara-Muren có nghĩa là "sông Đen"; tiếng Mãn: Sahaliyan Ula cũng có nghĩa là "sông Đen") là một trong mười con sông dài nhất thế giới, tạo thành biên giới tự nhiên giữa miền Viễn Đông của Nga và vùng Mãn Châu (tỉnh Hắc Long Giang) của Trung Quốc.
Đặc điểm
Chảy dọc theo miền đông bắc châu Á trên 4.444 km (2.761 dặm), từ các dãy núi ở đông bắc Trung Quốc tới biển Okhotsk (gần Nikolayevsk-na-Amur), cuối cùng chảy vào Thái Bình Dương thông qua eo biển Tartar.
Sông Amur là sự hợp lưu của hai sông: Sông nhánh phía bắc: sông Shilka, có xuất phát điểm từ sườn phía đông của núi Kente tại Mông Cổ. Sông nhánh phía nam: sông Argun, có xuất phát điểm từ sườn dốc phía tây của Đại Hưng An Lĩnh ở đông bắc Trung Quốc.
Các sông nhánh chính là: Shilka, Argun, Zeya, Bureya, Sông Tùng Hoa, Ussuri, Amgun…
11/20/2009
NHÓM 8
11
Nó chảy qua các thành phố sau: Hô Mã (Trung Quốc), Hắc Hà (Trung Quốc), Gia Ấm (Trung Quốc), Đồng Giang (Trung Quốc), Phủ Viễn (Trung Quốc), Khabarovsk (Nga), Amursk (Nga), Nikolayevsk-na-Amur (Nga)…
Các ngành kinh tế quan trọng trong lưu vực sông Amur bao gồm luyện kim, khai thác quặng sắt, các kim loại màu, vàng, than, thủy điện, lúa mì, kê, đậu tương, nghề cá, gỗ và thương mại Nga-Trung. Mỏ dầu Đại Khánh, là mỏ dầu lớn thứ tư trên thế giới, nằm gần thành phố Đại Khánh trong tỉnh Hắc Long Giang, chỉ cách con sông này vài trăm kilômét.

11/20/2009
NHÓM 8
12
3. Dương Tử
Sông Dương Tử, Yángzǐ Jiāng hay Yangtze Kiang; Hán-Việt: Dương Tử Giang), còn có tên gọi phổ biến hơn là Trường Giang,(pinyin: Cháng Jiāng; Wade-Giles: Ch`ang Chiang), là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở châu Phi, sông Amazôn ở Nam Mỹ.Sông Trường Giang dài khoảng 6.385 km.
Tên gọi Dương Tử nguyên thủy là tên gọi của người dân khu vực hạ lưu sông này để chỉ khúc sông chảy qua đó.
Đặc trưng
Trường Giang bắt nguồn từ vùng cao nguyên tỉnh Thanh Hải, chảy về hướng nam, dọc theo ranh giới cao nguyên Tây Tạng vào địa phận tỉnh Vân Nam, sau đó rẽ sang hướng đông bắc vào tỉnh Tứ Xuyên, qua các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy và Giang Tô rồi đổ ra biển ở giữa Hoàng Hải và Đông Hải.

11/20/2009
NHÓM 8
13
Lưu vực sông Dương Tử
11/20/2009
NHÓM 8
14
Một số sông nhánh:Đà Giang, Tương Giang, Hán Thủy, Nhã Lung Giang, Mạnh Giang, Gia Lăng Giang, Hồ Động Đình gắn với tên tuổi nhiều nhà thơ nổi tiếng như Thôi Hiệu, Lý Bạch, Hồ Bà Dương…
Những trận ngập lụt dọc theo hai bờ sông đã gây thảm họa lớn hơn cả là năm 1954. Trận ngập lụt sông Dương Tử này đã giết chết khoảng 30.000 người. Những trận ngập lụt nặng nề nhất diễn ra năm 1911 giết chết khoảng 100.000 người, năm 1931 (145.000 người chết) và năm 1935 (142.000 người chết).
Các thành phố nổi tiếng dọc bờ sông: Nghi Tân, Lô Châu, Trùng Khánh, Phong Đô, Nghi Xương (Bạch Đế Thành),Tô Châu, Nam Kinh, Thượng Hải…


11/20/2009
NHÓM 8
15





TP.Tô Châu
TP.Thượng Hải
11/20/2009
NHÓM 8
16
4. Hoàng Hà
Hoàng Hà (tiếng Hán: 黃河; pinyin: Huáng Hé; Wade-Giles: Hwang-ho, nghĩa là "sông màu vàng"), là con sông dài thứ hai ở Trung Quốc với chiều dài 5.464 km sau sông Dương Tử.




11/20/2009
NHÓM 8
17
Dòng chảy
Hoàng Hà bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn phía tây bắc tỉnh Thanh Hải, từ độ cao 4.500m trong vùng lòng chảo Yekuzonglie nằm phía bắc của dãy núi Bayankara ( Ba Nhan Khách Lạp) trên cao nguyên Thanh Tạng. Từ đầu nguồn của nó, con sông chảy theo hướng nam, sau đó tạo ra một chỗ uốn cong về hướng đông nam và sau đó lại chảy theo hướng nam một lần nữa cho đến khi tới thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, là nơi mà điểm uốn cong lớn về phía bắc. Con sông chảy về phía bắc qua Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ tới khu tự trị Nội Mông, đoạn cong này gọi là Hà Sáo.
Sau đó con sông này lại đổi hướng, chảy gần như thẳng về phía nam, tạo ra ranh giới của hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Khoảng 130 km về phía đông bắc của thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Hoàng Hà lại đổi hướng để chảy về phía đông. Nó chảy tới những vùng đất trũng ven biển ở miền đông Trung Quốc gần thành phố Khai Phong và sau đó đổ ra cửa sông hướng đông bắc.
11/20/2009
NHÓM 8
18
Nó tưới tiêu cho một khu vực rộng 944.970 km vuông (364.417 dặm vuông. Ngập lụt của Hoàng Hà đã gây ra sự chết chóc khủng khiếp trong lịch sử
Các chi lưu: Bạch hà, Hắc hà ,Hoàng thủy…
Các thành phố chính dọc theo Hoàng Hà tính từ đầu nguồn bao gồm: Lan Châu (thuộc tỉnh Cam Túc), Ô Hải, Bao Đầu, Khai Phong, và Tế Nam.
11/20/2009
NHÓM 8
19
Sông Mê Kông
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³).
Dòng chảy
Các con số độ dài của sông dao động trong khoảng 4.200 km đến 4.850 km. Người Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mê Kông chia ra hai nhánh: nhánh tây bắc (Dzanak chu) và nhánh bắc (Dzakar chu).
Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn nó được gọi là Dza Chu trong tiếng Tây Tạng tức Trát Khúc( bính âm: Zā Qū),


11/20/2009
NHÓM 8
20
Lưu vực sông Mekong
11/20/2009
NHÓM 8
21
và nói chung được gọi là Lan Thương Giang trong tiếng Hán ( bính âm: Láncāng Jiāng; Wade-Giles: Lan-ts`ang Chiang), có nghĩa là "con sông cuộn sóng". Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào.
Sông Mê Kông sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào.
Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk hay Tông-lê Thơm (sông lớn).
Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài khoảng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long


11/20/2009
NHÓM 8
22
Lịch sử

Nền văn minh được biết sớm nhất là nền văn hóa Mã Lai, Ấn Độ hóa hồi thế kỷ 1, của Vương quốc Phù Nam, trong lưu vực sông Mê Kông.
Người châu Âu đầu tiên thám hiểm sông Mê Kông là người Bồ Đào Nha có tên là Antonio de Faria vào năm 1540 Người Pháp có sự quan tâm đặc biệt tới khu vực này vào giữa thế kỷ 19. Cuộc thám hiểm có hệ thống đầu tiên diễn ra năm 1866-1868 bởi người Pháp là Ernest Doudard de Lagrée và Francis Garnier. Từ năm 1893, người Pháp mở rộng quyền kiểm soát của họ đối với con sông này tới tận Lào bằng việc thiết lập ra Liên bang Đông Dương trong những năm đầu tiên của thế kỷ 20.
Sau Chiến tranh Việt Nam, những bất đồng giữa Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc khi đó đã hạn chế sự hợp tác của các bên trong việc khai thác tiềm năng của dòng sông này. Tuy nhiên, hiện nay các bên đã xích lại gần nhau hơn trong vấn đề này.
11/20/2009
NHÓM 8
23
Các vấn đề mâu thuẫn
Vấn đề chính gây mâu thuẫn giữa các bên là việc xây dựng các con đập hay việc phá hủy những chỗ chảy xiết.
Các động vật quý hiếm
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund for Nature hay World Wildlife Fund - WWF) cho biết các nhà khoa học sẽ tìm kiếm các sinh vật như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm (để làm trứng cá muối) và cá hồi ăn thịt ở sông Mê Kông – các loài cá này có thể nặng tới hơn 90 kg và dài hơn 1,80 mét. Đặc biệt, sông Mê Kông còn có các loài cá chiên và cá lăng quý hiếm, chưa kể đến cá hô và cá chép khổng lồ
11/20/2009
NHÓM 8
24
Một số hình ảnh về sông Mekong
Thượng nguồn của sông Mê Kông –
sông Lan Thương ở cao nguyên Tây Tạng
11/20/2009
NHÓM 8
25
11/20/2009
NHÓM 8
26
6. Sông Hằng
Sông Hằng (tiếng Phạn: गंगा) là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000 km², một trong những khu vực phì nhiều và có mật độ dân cao nhất thế giới.
Dòng chảy
Sông Hằng được tạo thành bởi hai con sông đầu nguồn là sông Bhagirathi và sông Alaknanda ở dãy núi Himalaya của bang Uttaranchal thuộc Ấn Độ
Sau khi chảy hơn 200 km (125 dặm), sông Hằng đến thành phố Haridwar (độ cao 310 m/1.020 ft), nơi nó xẻ dọc Dãy núi Siwalik và bắt đầu chảy theo hướng nhìn chung là Đông-Nam qua Đồng bằng sông Hằng.
11/20/2009
NHÓM 8
27
Hệ thống lưu vực sông Hằng
11/20/2009
NHÓM 8
28
Giữa Haridwar và Allahabad, một khoảng cách gần 800 km (500 dặm), sông Hằng theo một đường ngoằn ngoèo và không thể lưu thông bằng tàu thuyền được do có nhiều chỗ nông và thác ghềnh. Tại Allahabad, sông Hằng được sông Yamuna chảy từ Tây Nam nhập vào, sau đó sông Hằng chảy theo hướng Đông Tại đoạn này, sông Hằng cũng nhận được nước đổ thêm vào từ sông Son từ phía Nam, sông Gumti, sông Ghaghra, sông Gandak, và sông Kosi từ phía Bắc
Gần Pakaur sông Hằng chia nhánh. Nhánh Bhagirathi chảy về hướng Nam để tạo nên sông Hugli, là nhánh cực Tây của đồng bằng châu thổ, sông Hằng tiếp tục chảy qua Bangladesh, nơi có đoạn nó được gọi là sông Padma.
Dòng chính của sông Hằng tiếp tục chảy theo hướng Nam và được nhận thêm nước từ sông Brahmaputra đổ vào và tiếp nữa là từ sông Meghna (tên mà kể từ đoạn này nó được gọi) trước khi đổ vào Vịnh Bengal. Tại Vịnh Bengal, cửa sông Meghna có bề rộng 30 km. Lưu lượng nước hàng năm của sông Hằng chỉ xếp sau sông Amazon,sông Congo.
11/20/2009
NHÓM 8
29
Tầm quan trọng về kinh tế
Lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân nhất, sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ.
Tầm quan trọng về tôn giáo


Các hoạt động tôn giáo trên sông Hằng
11/20/2009
NHÓM 8
30
Những người dân tộc Hindu, dân tộc chiếm đa số trong dân số Ấn Độ, xem sông Hằng là một dòng sông thiêng: Ganga là con gái của thần núi Himavan hay Himalaya.
Sông Hằng ngày nay
Kể từ thập niên 1950, dân số và ngành công nghiệp dọc theo các sông Hằng và sông Hugli đã nhanh chóng phát triển và nước thải công nghiệp và dân cư đã được đổ thẳng vào sông với số lượng khổng lồ.

Vùng cửa sông Hằng
11/20/2009
NHÓM 8
31
7/Sông Ấn
Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được biết đến như là Sindhu trong tiếng Phạn, Sinthos trong tiếng Hy Lạp, và Sindus trong tiếng Latinh, là một con sông chính của Pakistan.
11/20/2009
NHÓM 8
32
Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ dãy núi Himalaya theo hướng đông bắc-tây nam qua Kashmir, và sau đó chảy theo hướng nam gần như theo toàn bộ đường chiều dài biên giới của Pakistan với Ấn Độ nhưng sâu trong lãnh thổ của Pakistan. Chiều dài của sông này được tính toán theo các nguồn khác nhau dao động từ 2.900 đến 3.200 km.
Đặc điểm
Thượng nguồn của sông Ấn nằm ở Tây Tạng(Sông Ấn chảy qua ba nước là Trung Quốc, Paxkistan, Ấn Đô), nó bắt đầu ở chỗ hợp lưu của hai sông là sông Sengge và sông Gar là các con sông tiêu nước cho các dãy núi Nganglong Kangri và Gangdise Shan. Sông Ấn sau đó chảy theo hướng đông bắc-tây nam tới Gilgit-Baltistan ở phía nam của dãy núi Karakoram, sau đó dần dần chuyển hướng theo hướng nam, ra khỏi các vùng núi ở đoạn giữa Peshawar và Rawalpindi.
11/20/2009
NHÓM 8
33
Nó nối với sông Panjnad tại Mithankot. Chảy qua Hyderabad, nó kết thúc tại khu vực đồng bằng châu thổ lớn ở phía đông nam Karachi.Các sông nhánh: Gilgit, Gizar, Hunza,Gumal, Ravi…Sông Ấn là một trong số rất ít sông trên trên thế giới có hiện tượng sóng cồn khi thủy triều dâng.Sông Ấn, theo lưu lượng, là "sông ngoại lai lớn nhất
Lịch sử
Nền văn minh thung lũng sông Ấn là một trong bốn nền văn minh của thế giới cổ đại, ba nền văn minh cổ đại khác là nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia), nền văn minh Ai Cập cổ đại và nền văn minh Trung Hoa
Sinh vật hoang dã
Cá heo sông Ấn là một phân loài của cá heo chỉ tìm thấy ở sông Ấn. Cá palla (Hilsa ilisha) sống trong sông này là đặc sản của người dân sống dọc theo hai bờ sông.
11/20/2009
NHÓM 8
34
11/20/2009
NHÓM 8
35
Các hồ lớn của châu Á
1.Hồ Baikal


11/20/2009
NHÓM 8
36
Hồ Baikal (tiếng Nga: Байкал), nghĩa là "hồ giàu", ở độ cao 1.485 m, là hồ lâu đời nhất thế giới (khoảng 20-30 triệu năm tuổi). Hồ Baikal theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ-"Bái-kul" - "tiếp cận hồ" nằm ở phía nam của Đông Siberia.
Hồ Baikal vốn là một chỗ lõm sâu 7.000 m và bị một lớp trầm tích lấp trong 25 triệu năm. Trên trầm tích là nước. Chỗ sâu nhất đo được là 1.637 m.
Hồ Baikal dài 636 km, rộng 80 km, với dung tích chứa 23.000 km³. Được 336 nhánh sông cung cấp, hồ dự trữ 20% nước ngọt của Trái Đất, nhiều hơn số nước ngọt tại Ngũ Đại Hồ cộng lại.

Nguồn cấp nước chính: Selenge, Chikoy, Khilokh, Uda, Barguzin, Thượng Angara...Nguồn thoát đi chính: Angara. Diện tích: lưu vực 560.000 km² (216.000 mi²).
11/20/2009
NHÓM 8
37
Hiện nay, khoảng có 2.200 loài động vật và khoảng 3.300 loài thực vật sống ở hồ Baikal. Phần lớn các động vật này không hề có ở nơi nào khác trên trái đất.
Ngày 12 tháng 06 năm 2008,tại Moscow,hồ Baikal đã chính thức được bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan.

11/20/2009
NHÓM 8
38
Một số hình ảnh về hồ Baikal
Tôm hùm Épichura
Bột biển lubomirskiidae
Cá Golomianka
hải cẩu nerpa Baikal
11/20/2009
NHÓM 8
39
Biển Caspian
Biển Caspi là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích. Diện tích mặt nước là 371.000 km² và thể tích 78.200 km³. Độ sâu trung bình184 m Độ sâu tối đa 1.025 m.Vì không thông với đại dương nên đây đúng là một hồ nước tuy mang tên "biển". Hồ cũng được gọi là biển vì nước hồ có vị mặn của muối. Nồng độ muối của nước hồ là khoảng 1,2%, xấp xỉ 1/3 nồng độ muối của nước biển.
Biển Caspi nằm giữa Nga ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam. Đông tây giáp các nước Turkmenistan, Kazakhstan và Azerbaijan. Độ sâu tối đa của hồ là khoảng 1.025 m.
Sông Volga, con sông dài nhất châu Âu là nguồn nước chính đổ vào biển Caspi.

11/20/2009
NHÓM 8
40
Biển Caspian
11/20/2009
NHÓM 8
41
Biển Chết
Biển Chết (tiếng Ả Rập: البحر الميت, tiếng Hêbrơ: ים המלח) là thấp nhất trên bề mặt Trái Đất (-420m). Nó nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Khu vực chứa nước kín này có thể coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới.
Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m. Bề mặt biển Chết nằm ở cao độ 417,5 m (1.369 ft) dưới mực nước biển (số liệu năm 2005).
Thành phần hóa học và hiệu ứng sức khỏe
Hàm lượng khoáng chất trong nước của biển Chết là khác đáng kể so với nước của các đại dương, nó chứa khoảng 53% clorua magiê, 37% clorua kali và 8% clorua natri (muối ăn) với phần còn lại (khoảng 2%) là dấu vết của các nguyên tố khác.


11/20/2009
NHÓM 8
42
Nước biển Chết chứa khoảng 21 khoáng chất, bao gồm magiê, canxi, brôm và kali.
Quần thể động thực vật
Biển này được gọi là "Chết" do độ mặn quá cao của nó làm cho cá hay các thủy sinh vật lớn không thể sống trong nước của nó, mặc dù một lượng rất nhỏ vi khuẩn và nấm mốc có thể tồn tại.
Nhiều loài động vật sinh sống trong các dãy núi xung quanh biển Chết. Người ta có thể nhìn thấy các con lạc đà, dê rừng, thỏ, chó rừng, cáo và thậm chí cả báo hoa mai. Cả Jordan và Israel đã thành lập các khu bảo tồn xung quanh biển Chết. Có hàng trăm loài chim cũng sinh sống trong khu vực này.

11/20/2009
NHÓM 8
43
Kiểu hồnội lưu
siêu mặnNguồn cấp nước chínhSông JordanNguồn thoát đi chínhBay hơiDiện tích lưu vực40.650 km² (25.258 mi²)Quốc gia lưu vựcJordan
IsraelĐộ dài tối đa67 km (42 mi)Độ rộng tối đa18 km (11 mi)Diện tích bề mặt810 km² (bồn địa Bắc)Độ sâu trung bình120 m[1] (394 ft)Độ sâu tối đa330 m (1.083 ft)Dung tích147 km³ (35 mi³)Độ dài bờ1135 km (84 mi)Cao độ bề mặt-420 m[2] (-1.378 ft)
11/20/2009
NHÓM 8
45
Biển Aral năm 1989 và 2008
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Kiểu
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)