Bài 33. Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế

Chia sẻ bởi Đỗ Đình Toản | Ngày 23/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
VÀ CÁC EM HỌC SINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HUẾ
Người thực hiện: Lê Tuấn Hảo – GV Trường THCS Lê Hồng Phong
Năm học: 2009 - 2010
Kiểm tra bài cũ:
Trả lời:
- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
- Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất, sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.
Bài 33, tiết 50:
ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ
* Nguyên liệu: - Kim loại: Kẽm
- Axit: dung dịch HCl
Điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm:
* Các bước thực hiện:
+ Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm nhánh có chứa 2-3 hạt kẽm, đậy ống nghiệm bằng nút cao su.
+ Chờ một phút cho khí H2 đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm.
+ Thử khí sinh ra bằng que đóm còn tàn đỏ, sau đó đốt khí sinh ra ở đầu ống dẫn khí.
+ Thu khí sinh ra bằng cách đẩy nước: hướng đầu ống dẫn khí vào miệng ống nghiệm chứa đầy nước đã được úp ngược trong chậu nước.
+ Dùng ống hút lấy một ít dung dich trong ống nghiệm cho vào một ống nghiệm mới và đem cô cạn.
* Phương trình phản ứng hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 
Sản xuất khí hiđro trong công nghiệp:
* Phản ứng điện phân nước:
* Phương trình phản ứng hóa học:
2 mol
1 mol
2 mol
Điện phân nước
H2
O2
Nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 
Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất
Phản ứng thế
Bài tập: (Các nhóm HS thảo luận và làm vào bảng phụ)
Điện phân hoàn toàn 18 gam nước, tính thể tích khí H2 và khí O2 sinh ra ở đktc.
Số mol nước = 18 : 18 = 1 (mol)
Số mol H2 = số mol H2O = 1 (mol)
Số mol O2 = số mol H2O : 2
= 1 : 2 = 0,5 (mol)
Thể tích H2 ở đktc = 1 . 22,4 = 22,4 (lít)
Thể tích O2 ở đktc = 0,5 .22,4 = 11,2 (lít)
Giải
Củng cố
Hướng dẫn học ở nhà
- Học các cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, viết được các phương trình hóa học minh họa, nắm vững khái niệm phản ứng thế.
- Xem lại các kiến thức đã học trong chương 4 để chuẩn bị cho bài luyện tập 6.
- Hướng dẫn làm bài tập 5 trang 117 SGK:
b. HS tự làm
Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2
1 mol 1 mol
Số mol Fe = 22,4 : 56 = 0,4 mol; Số mol H2SO4 = 24,5 : 98 = 0,25 mol
So sánh : Số mol Fe > Số mol H2SO4
nên H2SO4 bị phản ứng hết, Fe còn dư
Lưu ý: Phải tính theo chất bị phản ứng hết.
a. Số mol Fe phản ứng = số mol H2SO4 = 0,25 (mol)
→ Số mol Fe còn dư = 0,4 - 0,25 = 0,15 (mol)
→ Khối lượng Fe còn dư = 0,15 . 56 = 8,4 (gam)
Chúc các em học sinh học tốt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Đình Toản
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)