Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Chia sẻ bởi Phạm Minh Sơn | Ngày 24/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:


Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh đến với trường PTCS Lương Mông
KIỂM TRA BÀI CŨ
Nước ta có mấy mùa khí hậu ?
Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta ?
Đáp án:
khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt:
- mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh mưa phùn ở miền bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam.
- Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
Sông hương
MộT ĐOạN SÔNG BA CHẽ
Bài 33: (Tiết 39)
Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
I. Đặc điểm chung:






Quan sát lược đồ H33.1 SGK

Phiếu số 1: Mạng lưới sông ngòi Việt Nam
Số lượng sông?
Đặc điểm mạng lưới sông?
Các hệ thống sông lớn?
Tại sao sông nước ta phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc?
Quan sát lược đồ H33.1 SGK
Phiếu số 2: Hướng dòng chảy
? Hướng chảy chính của các dòng sông
? Các sông điển hình cho các hướng chảy
? Vì sao đại bộ phận sông ngòi nước ta lại chảy theo hai hướng chính là TB- ĐN và hướng vòng cung. Hầu hết tất cả các sông đều đổ ra biển Đông
Phiếu số 3: Đặc điểm thủy chế
- Sông nước ta có mấy mùa nước?
- Sự chênh lệch lượng nước giữa các mùa như thế nào?
- Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?
Phiếu số 4: Đặc điểm phù sa sông
- Hàm lượng phù sa?
- Tổng lượng phù sa?
- Phù sa lớn có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?
Bảng tổng hợp
Do lãnh thổ nước ta hẹp theo chiều ngang nên sông nhỏ và ngắn. Vì địa hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi nên sông dốc
Do địa hình nước ta có hướng TB - ĐN và hướng vòng cung .Địa thế thấp dần từ TB xuống ĐN nên sông đổ ra biển.
Do lượng mưa ( Mùa lũ trùng với mùa gió TN hoạt động nên có mưa lớn. Mùa cạn trùng với mùa gió ĐB).
Phù sa lớn tác động tới thiên nhiên: Bồi đắp phù sa làm cho đất đai màu mỡ.Tác động tới đời sống cư dân: Tạo nên phong tục tập quán nông nghiệp.
? Dựa vào bảng 33.1 SGK nhận xét mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy?
Mùa lũ không trùng nhau vì chế độ mưa trên mỗi khu vực khác nhau
- Lũ ở miền Trung là chậm nhất.
Cảnh lũ lụt
Sau lũ lụt
? Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào
để khai thác nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt.
Những biện pháp của nhân dân ta khai thác nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ:
- Xây dựng các công trình thủy lợi.
- Đắp đê.
- Sống chung với lũ ( xây nhà nổi ở đồng bằng sông Cửu Long).

Quan sát một số tranh ảnh và bằng hiểu biết của mình cho biết giá trị của sông ngòi nước ta?











Nuôi tôm
Khai thác cá
Thủy điện Hòa Bình
Chợ nổi
Sông Hương
Tưới tiêu đồng ruộng
Từ thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm và giải pháp để bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông?
Câu 1:chọn câu trả lời đúng nhất:
a. Các sông nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
b. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc.
c. Các sông chảy theo hướng TB - ĐN.
4.Củng cố
Câu2: Chọn đáp án đúng nhất
- Nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm:
a. Do nước thải, rác thải chưa qua xử lí
b. Đánh bắt thuỷ sản bằng hoá chất, điện
c. Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy
d. Tất cả các ý trên
5.Dặn dò
Về nhà học bài , làm bài tập 3 Tr 120 và các bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo , bài 34" Các hệ thống sông lớn ở nước ta".

Cảm ơn các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh!
Xin kính chào và hẹn găp lại!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Minh Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)