Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Chia sẻ bởi Emily Đỗ | Ngày 24/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Địa Lí Việt Nam
Bài 33: Đặc Điểm Sông Ngòi Việt Nam
Người thực hiện: Đỗ Ngọc Thiên Thư
Hồ Thanh Thúy
Quan sát lược đồ H33.1 và nhận xét mật độ và sự phân bố sông ngòi ở nước ta. Vì sao phần lớn sông suối đều nhỏ và dốc?
Do địa hình hẹp ngang, nhiều đồi núi và núi ăn ra sát biển nên phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc.
I. Đặc điểm chung:

Theo thống kê
Có: 2360 con sông dài trên 10 km
Trong đó: 93 % là sông nhỏ và ngắn
2 Hệ thống sông lớn nhất:
+ Hệ thống sông Hồng
+ Hệ thống sông Cửu Long
1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

2. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung
Dựa vào hình 33.1 hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng kể trên.
- Hướng tây bắc – đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Cả, sông Tiền, sông Hậu
- Hướng vòng cung: sông Lô, sông Gấm, sông Thương, sông Lục Nam
Dựa vào bảng 33.1 và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích tại sao có sự khác biệt ấy.
Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau, do mùa mưa ở các miền Bắc, Trung, Nam khác nhau nên mùa lũ trên các lưu vực sông cũng khác nhau.
3. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Mùa lũ: nước dâng cao, chảy mạnh
Lượng nước mùa lũ gấp bốn lần lượng nước mùa cạn
Lượng nước mùa lũ chiếm 70-80% lượng nước cả năm
4. Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Các sông ở nước ta có lượng phù sa lớn
Trung bình 1m3 có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác
Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước: 200 triệu tấn/năm
Hãy cho biết lượng phù sa lớn vậy có tác động gì tới đời sống thiên nhiên và đời sống dân cư đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?
- Với lượng phù sa lớn, sông Hồng và sông Cửu Long ngày càng bồi đắp cả hai vùng đồng bằng châu thổ làm đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cây lương thực.
Đánh bắt cá
Trồng lúa ở đồng bằng Bắc bộ
Buôn bán trên sông ở đồng bằng sông Cửu Long
Thủy điện Hòa Bình
Khai thác cá
Nuôi tôm
1. Giá trị của sông ngòi
II. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông
Căn cứ vào các hình ảnh hãy tổng kết các giá trị kinh tế của sông ngòi Việt Nam.
- Sông ngòi có giá trị to lớn về nhiều mặt:
+ cung cấp thủy sản
+ bồi đắp phù sa cho các đồng bằng
+ phát triển giao thông, du lịch, thủy điện
+ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt…
Một số dòng sông bị ô nhiễm
2. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
Nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Chúng ta cần làm gì để sông không bị ô nhiễm?
Sông ngòi nước ta bị ô nhiễm do:
- Do nước thải, rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt (chưa qua xử lí )
- Đánh bắt thuỷ sản bằng hoá chất, điện
- Vật liệu chìm đắm cản trở các dòng chảy tự nhiên.....

Biện pháp phòng chống:
- Xử lí nước thải, rác thải bằng các phương pháp công nghệ
- Khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường
- Khai thông các lòng sông





Củng cố
TỔNG KẾT
Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa, chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.
Chế độ nước của sông ngòi có hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70% - 80% lượng nước cả năm nên dễ gây lũ lụt.
Cần phải tích cực chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Emily Đỗ
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)