Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Chia sẻ bởi Phạm Thị Ngoan | Ngày 24/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra
Câu hỏi:
Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta ?
Đáp án
Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt:
Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam .
Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm, mưa to gió lớn và dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước .
Bài 33 Tiết 39
ĐẶC ĐIỂM SÔNG
NGÒI VIỆT NAM
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
I.Đặc điểm chung:
Thảo luận nhóm
Nhóm 1:Nhận xét mạng lưới sông ngòi nước ta? Vì sao sông ngòi ở Việt Nam phần lớn là các sông nhỏ, ngắn, dốc ?
Nhóm 2: Nhận xét về hướng chảy của dòng sông ? Giải thích vì sao ?
Nhóm 3: Dựa vào bảng 33.1 nhận xét về chế độ nước của sông ? Vì sao?
Nhóm 4: Nhận xét hàm lượng phù sa của sông ? Nguyên nhân ?
Nhóm 1:Nhận xét mạng lưới sông ngòi nước ta? Vì sao sông ngòi ở Việt Nam phần lớn là
các sông nhỏ, ngắn, dốc ?
* Do khí hậu nước ta mưa nhiều
* Lãnh thổ phần đất liền nước ta nhiều đồi núi
* Bề ngang của lãnh thổ hẹp
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
I.Đặc điểm chung:

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rông khắp cả nước.
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Nhóm 2: Nhận xét về hướng chảy của dòng sông ? Giải thích vì sao ?
Do hướng địa hình nước ta là
hướng TB – ĐN và hướng vòng cung
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐiỂM SÔNG NGÒI ViỆT NAM
I.Đặc điểm chung:

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rông khắp cả nước.

-Chảy theo hai hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
- Hướng TB-ĐN: Sông Hồng, Sông Mã, Sông Cả, Sông Tiền, Sông Hậu…
Hướng vòng cung: Sông Gâm, Sông Lô, Sông Thương…
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Vì khí hậu nước ta có hai mùa chính: Mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam.
Mùa lũ trùng với mùa gió Tây Nam ( mưa nhiều ), mùa cạn trùng với mùa gió Đông Bắc
( mưa ít ) .
Nhóm 3: Dựa vào bảng 33.1 nhận xét về chế độ nước của sông ? Vì sao ?
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐiỂM SÔNG NGÒI ViỆT NAM
I.Đặc điểm chung:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rông khắp cảnước.
- Chảy theo hai hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
- Có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
Bảng 33.1. Mùa lũ trên các lưu vực sông
Dựa vào bảng 33.1 và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng với nhau không và giải thích tại sao ?
* Mùa lũ trên các sông không trùng nhau vì chế độ mưa trên mỗi khu vực khác nhau
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Nhóm 4: Nhận xét hàm lượng phù sa của sông? Nguyên nhân ?
Vì nước ta mưa nhiều và mưa tập trung theo mùa . Địa hình nước ta ¾ là đồi núi .
 Nên sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
I.Đặc điểm chung:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
- Chảy theo hai hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung
- Có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
- Có lượng phù sa lớn
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Em hãy cho biết lượng phù sa lớn như vậy đã có tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống dân cư đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long ?
- Hàm lượng phù sa lớn tác động tới thiên nhiên : Đất đai màu mỡ
- Tác động đến đời sống cư dân : Tạo nên phong tục tập quán trong nông nghiệp .
I. Đặc điểm chung:
II. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự
Trong sạch của nước sông:

1. Giá trị kinh tế của sông:
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Quan sát một số tranh ảnh sau và vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân cho biết sông ngòi của nước ta có giá trị kinh tế như thế nào ?
Quan sát một số tranh ảnh sau và vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân cho biết sông ngòi của nước ta có giá trị kinh tế như thế nào ?
- Có giá trị nhiều mặt : Thuỷ điện, thuỷ lợi, bồi đắp phù sa thuỷ sản, du lịch, giao thông…
I. Đặc điểm chung:
II. Khai thác kinh tế và bảo
Về sư trong sạch của nước
Sông:

1. Giá trị kinh tế của sông:

Em hãy nêu những
thuận lợi và khó khăn
của sông ngòi đối với
đời sống và sản xuất ?
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
I. Đặc điểm chung:
II. Khai thác kinh tế và bảo
Về sư trong sạch của nước
Sông:

1. Giá trị kinh tế của sông:
-Thuận lợi: cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch...
- Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ngập úng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi...
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Những biểu hiện nào cho thấy nước sông bị ô nhiễm?
Hãy nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm sông ngòi ?
I. Đặc điểm chung:
II. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự
trong sạch của nước sông:
1. Giá trị kinh tế của sông:
2.Sông ngòi nước ta đang bị ô
nhiễm:
- Sông ngòi nước ta bị ô nhiễm nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung dân cư...
- Nguyên nhân: mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt...
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Để sông ngòi không bị ô
nhiễm chúng ta cần phải
làm gì?
I. Đặc điểm chung:
II. Khai thác kinh tế và bảo
vệ sự trong sạch của nước
sông:
1. Giá trị kinh tế của sông:
2.Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm:
- Sông ngòi nước ta bị ô nhiễm nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung dân cư...
- Nguyên nhân: mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt...


* Biện pháp:
Bảo vệ rừng đầu nguồn, xử lý chất thải, khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi, cấm đánh bắt thủy sản bằng các chất độc hại….
Bài 33 Tiết 39 ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Câu hỏi, bài tập củng cố:

- Nêu đặc điểm sông ngòi Việt Nam ?
- Những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông ?
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
NGUYÊN NHÂN
Hướng dẫn học sinh tự học:

- Bài cũ:
+ Học bài
+Hoàn thành bài tập bản đồ bài 33
+ Hoàn thành BT 3 trang 130 SGK
- Bài mới:
Chuẩn bị bài 34: “Các hệ thống sông lớn ở nước ta” xem bảng 34.1, trả lời các câu hỏi trong bài.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Ngoan
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)