Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Chia sẻ bởi quách thị toàn diện | Ngày 24/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT BÙ ĐĂNG
ĐỊA LÝ 8
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1:Trong mùa gió Đông Bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?
Câu 2: Sông là gì? Sông gồm những bộ phận nào tạo thành?
TIẾT 38.BÀI 33.
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1, Đặc điểm chung:
Dựa vào bản đồ và nội dung SGK cho biết: sông ngòi Việt Nam có những điểm chung nào?
TIẾT 38.BÀI 33.
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1, Đặc điểm chung:
Thảo luận nhóm:
Nhóm 1:
Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam là gì? Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các các sông nhỏ, ngắn, dốc?
Nhóm 3:
Nêu chế độ nước của sông ngòi Việt Nam? Vì sao lại có chế độ nước như vậy?
Nhóm 2:
Sông ngòi Việt Nam chảy theo những hướng nào?Vì sao lại chảy theo hướng đó?
Nhóm 4:
Đặc điểm phù sa sông ngòi Việt Nam là gì? Vì sao sông ngòi nước ta lại có lượng phù sa cao như vậy?
TIẾT 38.BÀI 33.
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1, Đặc điểm chung:
Nhóm 1:
Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam là gì? Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các các sông nhỏ, ngắn, dốc?
-Nước ta có rất nhiều sông nhưng chủ yếu là các con sông nhỏ và ngắn. Vì:
+Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát ra biển.
+Địa hình Việt Nam có nhiều đồi núi. Dồi núi lại ăn sát ra biển nên dòng chảy ngắn dốc.

TIẾT 38.BÀI 33.
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1, Đặc điểm chung:
A, Mạng lưới dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
-Có 2360 con sông trong đó 93% là các con sông nhỏ và ngắn(diện tích lưu vực dưới 500km2).
-Các con sông lớn như sông Hồng, Mê Công chỉ có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua nước ta.
TIẾT 38.BÀI 33.
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1, Đặc điểm chung:
Nhóm 2:
Sông ngòi Việt Nam chảy theo những hướng nào?Vì sao lại chảy theo hướng đó?
-Sông ngòi Việt Nam chảy theo 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+Hướng vòng cung.
-Vì: địa hình nước ta chạy theo 2 hướng chính là Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung.
1, Đặc điểm chung:
A, Mạng lưới dày đặc phân bố trên khắp cả nước:
B, Hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam:
-Sông ngòi Việt Nam chảy theo 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+Hướng vòng cung.
Dựa trên hình 33.1, em hãy sắp xếp các con sông lớn theo hai hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
Trả lời:
-Hướng Tây Bắc-Đông Nam: S. Hồng; S.Đà; S.Gianh; S.Sài Gòn; S. Tiền; S.Hậu…
-Hướng vòng cung: S.Lô; S.Gâm; S.Cầu; S.Thương Lục Nam …
TIẾT 38.BÀI 33.
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1, Đặc điểm chung:
Nhóm 3:
Nêu chế độ nước của sông ngòi Việt Nam? Vì sao lại có chế độ nước như vậy?
Mùa lũ, nước sông dâng cao và chảy mạnh, chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
-Mùa cạn:mực nước thấp và nước sông chảy chậm.
?4: Dựa vào bảng 33.1 và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không? Vì sao?
-Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
- Mùa lũ, nước sông dâng cao và chảy mạnh, lượng nước gấp hai đến ba lần mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
C, Mùa nước của sông ngòi nước ta:
1, Đặc điểm chung:
A, Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
B, Hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam:
?5: Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?
Trả lời:
-Vì nguồn nước cung cấp cho sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa.
-Nước ta lại có chế độ mưa theo mùa, mùa mưa tập trung từ 70-80% lượng nước, mùa khô chỉ có từ 20-30% lượng nước, vì thế vào mùa mưa sông ngòi đầy nước, mùa khô sông ngòi cạn nước.


TIẾT 38.BÀI 33.
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1, Đặc điểm chung:
Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác nguồn lợi và hạn chế tác hại từ sông ngòi?
-Xây hồ chứa nước: Phát triển thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch….
-Chung sống với lũ tại đồng bằng S.Cửu Long:
+Tận dụng nguồn nước để thau chua, rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch …
+Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.
+Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.
TIẾT 38.BÀI 33.
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1, Đặc điểm chung:
Nhóm 4:
Đặc điểm phù sa sông ngòi Việt Nam là gì? Vì sao sông ngòi nước ta lại có lượng phù sa cao như vậy?
-Bình quân 1m3 nước sông có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác.
-Hằng năm, sông vận chuyển ra biển 200 triệu tấn phù sa.
-Vì: Nước ta ¾ là đồi núi, lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa.
D, Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
C, Mùa nước của sông ngòi nước ta:
1, Đặc điểm chung:
A, Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
B, Hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam:
-Bình quân 1m3 nước sông có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác.
-Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm
2,Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông:
1, Đặc điểm chung:
A, Giá trị của sông ngòi:
Sông ngòi có giá trị to lớn về nhiều mặt, nhưng tiêu biểu là:
-Giao thông, vận tải bằng đường thủy.
-Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
2,Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông:
1, Đặc điểm chung:
A, Giá trị của sông ngòi:
Sông ngòi có giá trị to lớn về nhiều mặt, nhưng tiêu biểu là:
-Giao thông, vận tải bằng đường thủy.
-Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
-Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
-Có tiềm năng lớn về thủy năng ( làm thủy điện).
2,Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông:
1, Đặc điểm chung:
A, Giá trị của sông ngòi:
Sông ngòi có giá trị to lớn về nhiều mặt, nhưng tiêu biểu là:
-Giao thông, vận tải bằng đường thủy.
-Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
-Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
-Có tiềm năng lớn về thủy năng ( làm thủy điện).
-Bồi đắp phu sa tạo nên các đồng bằng châu thổ: ĐB.S.Hồng, ĐB.S.Cửu Long.
2,Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông:
1, Đặc điểm chung:
A, Giá trị của sông ngòi:
Sông ngòi có giá trị to lớn về nhiều mặt, nhưng tiêu biểu là:
-Giao thông, vận tải bằng đường thủy.
-Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
-Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
-Có tiềm năng lớn về thủy năng ( làm thủy điện).
-Bồi đắp phu sa tạo nên các đồng bằng châu thổ: ĐB.S.Hồng, ĐB.S.Cửu Long.
-Tạo cảnh quan an sinh, an dưỡng.
-Khai thác vật liệu xây dựng.
*Hiện nay, hàng năm, sông ngòi mang phù sa lấn ra biển, mở rộng diện các đồng bằng châu thổ nước ta.
CỦNG CỐ
Em hãy tìm trên hình 33.1 các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y-a-li, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng nằm trên các con sông nào?
Câu 1: Điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta:
A.Mạng lưới dày đặc, phân bố rộng khắp.
B.Sông ngòi có ít phù sa.
C.Có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
D.Chảy theo 2 hướng chính: TB-ĐN, vòng cung.
Câu 2:Mùa lũ trên các lưu vực sông Bắc Bộ
A. T4->T11
B. T5->T11
C. T6->T11
D. T7->T11
Câu 3: Đặc điểm các con sông ở Trung Bộ là:
A. Ngắn, dốc
B. Dài, thoải
C.Ngắn, thoải
D. Dài, dốc
Câu4: Có giá trị thủy điện lớn nhất nước ta là:
A. Đông Bắc
B. Tây Nguyên
C. Tây Bắc
D. Trung Bộ
Hãy xác định các con sông ở tỉnh Bình Phước, nơi mà thầy trò chúng ta đang sinh sống?
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Bình Phước là tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới gồm Tbong Khmum, Kratie,Mundulkiri, tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia.[2]
Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người Xtiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày,...[3] vì vậy Bình Phước có nhiều nét văn hóa của người Xtiêng. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số vào tháng 12 hàng năm, lễ hội cầu mưa của người Xtiêng, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua, đánh liêng tố xả láng ở điểm 2, lễ mừng lúa mới của người Khmer.[3]
Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam, nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió cáI mùa với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰C - 26,2 °C.[4]
Mời quý thầy cô cùng các em theo dõi đoạn clip sau đây:
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây (S.Hồng) theo bảng lưu lượng bình quân tháng (m3/s) ở trang 120/SGK.
DẶN DÒ
-Trả lời các câu hỏi được giao về nhà
-Làm bài tập trong tập bản đồ
-Học thuộc bài cũ và xem trước bài mới


 
XIN CHÂN THÀNH CAÛM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ VUI LÒNG ĐẾN DỰ GIỜ VỚI LỚP
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY ĐÃ KẾT THÚC
xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: quách thị toàn diện
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)