Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Xuân | Ngày 24/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
LỚP 8.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi: Khí hậu nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống và sản xuất?
* Thuận lợi:
Thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Ngoài cây trồng nhiệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt đới và ôn đới.
Thuận lợi cho các ngành kinh tế khác.
* Khó khăn:
- Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét….
Câu đố.
Đã đi là chỉ về xuôi
Dẫu trăm ngả vẫn một nơi hội cùng
Lúc thì giận dữ điên khùng
Khi thì hiền dịu, ung dung dịu dàng
( Là gì?)
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
Dựa vào nội dung mục 1 SGK và hình 33.1. Em hãy cho biết sông ngòi nước ta có những đặc điểm chung nào?
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây bắc- Đông nam và hướng vòng cung.
Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
Dựa vào nội dung phần a và hình 33.1, em hãy:
Những yếu tố nào chứng tỏ mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp cả nước?
Phần lớn sông ngòi nước ta như thế nào?
Cả nước có tới 2360 con sông dài trên 10 km.
93% là các sông nhỏ và ngắn với diện tích lưu vực dưới 500km2.
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
THẢO LUẬN NHÓM ( 2 phút)
- Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc?
Do lãnh thổ phần đất liền nước ta hẹp ngang.
¾ diện tích nước ta là đồi núi với nhiều dãy núi lan ra sát biển.
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính:
Thảo luận cặp đôi ( 2 phút)
Quan sát hình 33.1 và nội dung SGK, em hãy cho biết:
Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính, đó là những hướng nào?
Kể tên các sông chảy theo hai hướng chính đó?
Hướng tây bắc- đông nam có các sông: Sông Hồng, sông Chảy, sông Mã, sông Cả, sông Tiền, sông Hậu…..
Hướng vòng cung có các sông: Sông Lô, sông Gâm, sông Cầu…..
Ngoài hai hướng chính ra, sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng nào? Kể tên các sông đó.
- Chảy theo hướng từ đông sang tây: Sông Xê-Xan và sông Xrê-Pok.
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính:
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và hướng vòng cung:
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
Dựa vào bảng 33.1, em hãy cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không? Và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy.
Không trùng khớp nhau.
Vì mùa mưa trên các lưu vực sông ở nước ta không trùng nhau. Do mùa mưa trên khắp lãnh thổ nước ta từ Bắc vào Nam không giống nhau.
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và hướng vòng cung:
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
Nước sông vào mùa lũ
Nước sông vào mùa cạn
Quan sát hai ảnh trên và kết hợp nội dung SGK, em hãy cho biết:
Lưu lượng nước sông ở mùa lũ như thế nào so với mùa cạn?
Mùa lũ nước sông dâng cao, chảy mạnh và lượng nước gấp 2 đến 3 lần mùa cạn.
Lượng nước mùa lũ chiếm từ 70 đến 80% lượng nước cả năm.
Qua những hình ảnh trên, em hãy cho biết:
Nhân dân ta có những nguồn lợi gì và những biện pháp gì để hạn chế tác hại của sông ngòi vào mùa lũ.
Nguồn lợi: Lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây hồ làm nhà máy thủy điện và khai thác nuôi trồng thủy hải sản…..
Biện pháp: Nạo vét phân lũ, đắp đê ngăn lũ, sống chung với lũ….
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và hướng vòng cung:
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
Thảo luận Cặp đôi (3 phút)
Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết:
Những yếu tố nào chứng tỏ sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn?
Hàm lượng phù sa như vậy có tác động như thế nào đến đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long?
Hàng năm sông ngòi nước ta mang lại một lượng phù sa rất lớn khoảng 200 triệu tấn.
Trung bình 1m3 nước có khoảng 223g cát và bùn.
Bồi đắp phù sa, thao chua, rửa phèn, cung cấp nước phục vụ nông nghiệp, thủy hải sản…..
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a. Giá trị kinh tế của sông ngòi.
CHỢ NỔI
THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
Qua những hình ảnh trên. Em hãy nêu một số giá trị kinh tế do sông ngòi mang lại.
- Cung cấp nước phục vụ nông nghiệp, nguồn thủy hải sản, thủy điện, du lịch…
Dựa vào hình 33.1, em hãy xác định vị trí các Hồ lớn ở nước ta:
- Hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ Y-a-ly, hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà.
HỒ DẦU TIẾNG
HỒ TRỊ AN
HỒ Y-A-LY
HỒ HÒA BÌNH
HỒ THÁC BÀ
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a. Giá trị kinh tế của sông ngòi.
b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm.
* Nguyên nhân:
Qua những hình ảnh trên, em hãy:
Nêu những nguyên nhân nào làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm?
Tiết 40, bài 33:
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung:
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a. Giá trị kinh tế của sông ngòi.
b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm.
* Nguyên nhân:
- Do khai thác rừng bừa bãi ở đầu nguồn của các sông.
Do thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.
Do nước thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt.
* Biện pháp:
Em hãy nêu những biện pháp bảo vệ nguồn nước sông?
Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn nước sông.
Tích cực trồng và bảo vệ rừng ở đầu nguồn.
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.
Xử lí nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước khi thải ra sông.
Xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm….
CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
Dựa vào hình 33.1, em hãy xác định vị trí các Hồ lớn ở nước ta:
Hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ
Y-a-ly, hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà.
HỒ DẦU TIẾNG
HỒ TRỊ AN
HỒ Y-A-LY
HỒ HÒA BÌNH
HỒ THÁC BÀ
CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
Dựa vào hình 33.1, em hãy xác định vị trí các sông:
Sông Hồng, sông Đà, sông Tiền, sông Hậu.
SÔNG HỒNG
SÔNG ĐÀ
SÔNG TIỀN
SÔNG HẬU
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới ( CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA)
Thân ái chào các em!
Chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)