Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Chia sẻ bởi nguyễn hường | Ngày 24/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

VỀ DỰ GIỜ LỚP 8A7
MÔN ĐỊA LÍ 8
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯỜNG
TRƯỜNG: THCS THỐT NỐT
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
Nước ta có mấy mùa khí hậu ?
Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta ?
Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt:
- Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam.
- Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và giông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
KIỂM TRA BÀI CŨ
TIẾT 38-CHỦ ĐỀ: SÔNG NGÒI
VIỆT NAM
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
(Trích: Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
Quan sát hình ảnh này, em nhớ đến văn bản nào? Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
Ý nghĩa của truyện:
Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm có tính chu kỳ.
Thể hiện ước mơ và ca ngợi sức mạnh của con người trước thiên nhiên.
2. Cuộc chiến giữa hai thần
1. Hùng vương kén rể:
Văn bản: S¬n Tinh, Thuû Tinh
II. Đọc hiểu văn bản
3. Ý nghĩa của truyện
H 33.1: Các hệ thống sông lớn ở VN
Tiết 38 - CHỦ ĐỀ: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung
H 33.1: Các hệ thống sông lớn ở VN
Dựa vào tập bản đồ (trang 27) và H.33.1 em hãy nhận xét về mạng lưới sông ngòi Việt Nam?
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
H 33.1: Các hệ thống sông lớn ở VN
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
- Sông nhỏ, ngắn và dốc
Dựa vào lược đồ địa hình Việt Nam hình 28.1 hãy giải thích tại sao sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc?
H 33.1: Các hệ thống sông lớn ở VN
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
- Sông nhỏ, ngắn và dốc
=> Nguyên nhân: do địa hình đồi núi, hẹp ngang, mưa nhiều.
Thảo luận nhóm : 3 phút
Dựa vào bản đồ sông ngòi Việt Nam (trang 27 TBĐ), bản đồ địa hình Việt Nam (trang 22, 23 – TBĐ), các nhóm hãy thảo luận các nội dung sau:

Nhóm 1, 2:
Sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng nào ? Vì sao chảy theo hướng đó . Xác định các sông lớn chảy theo hướng trên ?
Nhóm 3, 4:
Nêu chế độ nước của sông ngòi Việt Nam ? Vì sao có đặc điểm như vậy?
Nhóm 5, 6:
Đặc điểm phù sa sông ngòi Việt Nam ?
Tại sao sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn ?
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Nhóm 1, 2:
Sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng nào ? Vì sao chảy theo hướng đó . Xác định các sông lớn chảy theo hướng trên ?
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
* Sông ngòi Việt Nam chảy theo hai hướng chính:
- Hướng TB - ĐN: S.Đà, S.Hồng, S.Mã
- Hướng vòng cung: S.Lô, S.Gâm, S.Cầu
* Do: Địa hình nước ta chạy theo hai hướng chính TB - ĐN và vòng cung
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Mùa lũ
Mùa cạn
- Mùa cạn: Mực nước thấp và nước sông chảy chậm
- Mùa lũ: nước sông lên cao và chảy mạnh. Chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
Nhóm 3, 4:
Nêu chế độ nước của sông ngòi Việt Nam ? Vì sao có đặc điểm như vậy?
Phù sa Sụng H?ng
Nhóm 5, 6:
Đặc điểm phù sa sông ngòi Việt Nam?
Tại sao sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn ?
- Bình quân 1m3 nước sông có 223 g cát bùn và các chất hoà tan khác.
Hàng năm sông vận chuyển ra biển 200 triệu tấn phù sa
Do: Nước ta ¾ diện tích là đồi núi, lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước
b) Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
=> Nguyên nhân: do ảnh hưởng của địa hình
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
c) Chế độ nước: Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
=> Nguyên nhân: do chế độ mưa
1. Đặc điểm chung
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước
b) Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Bảng 33.1: Mùa lũ trên các lưu vực sông
Dựa vào bảng 33.1 và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích tại sao có sự khác biệt đó?
Mùa lũ không trùng nhau vì chế độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau
Ngoài ra còn phụ thuộc vào địa chất,địa hình và lớp thảm thực vật...
Tháng
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước
b) Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
c) Chế độ nước: Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.
=> Nguyên nhân: do địa hình đồi núi, mưa theo mùa.
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
H 33.1: Các hệ thống sông lớn ở VN
Lượng phù sa lớn có tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống dân cư đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long?
- Đồng bằng sông Hồng: đắp đê ngăn lũ.
- Đồng bằng sông Cửu Long: sống chung với lũ.
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
BÀI 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA
TIẾT 19 I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ
1.Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
- Ruộng đất: ruộng công của làng xã được chia đều cho nông dân cày cấy và nộp thuế cho Vua.
- Chính sách khuyến nông: Lễ cày tịch điền.
Nhà vua cày ruộng tịch điền nhằm mục đích gì?
khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê, cấm giết mổ trâu bò.
THỜI LÝ
1.Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng
2. Phục hồi và phát triển kinh tế
Nhà Trần đã thực hiện nhiều
chủ trương, biện pháp nhằm
phục hồi và phát triển kinh
tế.
Để phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, nhà Trần đã thực hiện những chủ trương gì?
Chú trọng việc khai hoang, đắp đê, nạo vét kênh.
a. Nông nghiệp
Tên chức quan nhà Trần đặt để trông coi việc sửa chữa đắp đê?
- Đặt chức quan Hà Đê Sứ trông coi , đốc thúc việc đắp đê.
THỜI TRẦN
Cảnh đắp đê dưới thời Trần
Phù sa S. Hồng
Phù sa S. Cửu Long
Đất đai màu mỡ
Tạo nên phong tục tập quán
trong nông nghiệp .
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a) Giá trị của sông ngòi
1. Đặc điểm chung
- Thuận lợi:
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào ?
Chặt gỗ để đóng cọc
Đóng cọc có bịt sắt nhọn ở sông Bạch Đằng
Phục kích
Cọc gỗ sông Bạch Đằng
Vì sao Ngô Quyền lại chọn sông Bạch Đằng để bố trí trận địa mai phục?
- Quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng.
- Vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3m. Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.
Thuyền địch sa vào bãi cọc
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Chiến thắng Bạch Đằng 938 ( tranh vẽ )
Trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.
Thủy điện Hòa Bình
Thuỷ lợi
Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản
Quan sát các hình ảnh sau, em hãy cho biết sông ngòi có giá trị gì trong đời sống và phát triển kinh tế ?
Giao thông
Du lịch
Giao thông
Khai thác vật liệu xây dựng
- Khó khăn:
1. Đặc điểm chung
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a) Giá trị của sông ngòi
- Thuận lợi: cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt; đánh bắt nuôi trồng thủy sản; thủy điện; giao thông vận tải; du lịch…
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Quan sát các hình ảnh sau, em hãy cho biết sông ngòi đã gây ra những khó khăn gì trong đời sống và phát triển kinh tế ?
An Giang 2013
Tân Hồng – Đồng Tháp
Hồng Ngự - Đồng Tháp
Quan sát các hình ảnh sau, em hãy cho biết sông ngòi đã gây ra những khó khăn gì trong đời sống và phát triển kinh tế ?
Quảng Trị 10/2016
Quảng Bình 10/2016
Hương Khê – Hà Tĩnh
Vinh – Nghệ An
Sau lũ
- Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ngập úng vào mùa lũ, lũ quét ở vùng núi…
1. Đặc điểm chung
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a) Giá trị của sông ngòi
- Thuận lợi: cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt; đánh bắt nuôi trồng thủy sản; thủy điện; giao thông vận tải; du lịch…
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Quan sát tranh, em có nhận xét gì về hiện trạng nguồn nước sông ở nước ta?
Sông Thị Vải (Đồng Nai)
Sông Đáy (Hà Nội)
Sông Hậu (khu CN)
Sông Cà Ty (Đà Nẵng)
- Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ngập úng vào mùa lũ, lũ quét ở vùng núi…
1. Đặc điểm chung
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a) Giá trị của sông ngòi
- Thuận lợi: cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt; đánh bắt nuôi trồng thủy sản; thủy điện; giao thông vận tải; du lịch…
b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
- Nguyên nhân:
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Nguyên nhân nào làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm?
HậU QUả
NGUYÊN NHÂN
Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
Đánh bắt thuỷ sản bằng hoá chất, điện…
Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên…
- Chết ngạt các sinh vật
- Thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt…
Chặt phá rừng đầu nguồn
HẬU QUẢ
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a) Giá trị của sông ngòi
b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
- Nguyên nhân: rừng bị tàn phá, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lí…
- Hậu quả: nguồn nước bị ô nhiễm, cá tôm và các sinh vật dưới sông bị chết…
- Giải pháp:
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
2. Đối với đời sống con người
- Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước các loài cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…
- Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
- Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch đường biển đang ngày càng phát triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới như ở nước ta có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet.
- Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa rất lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể săn bắt cá tôm ở các sông hồ lớn.
Để sông ngòi không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì?
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Là một học sinh ở miền sông nước, em sẽ làm gì để thích nghi với những khó khăn do sông nước gây ra, và làm thế nào để sống hòa hợp đi đôi với bảo vệ sông ngòi?
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Tham gia các lớp học bơi do nhà trường và địa phương tổ chức
Mặc áo phao khi đi học qua sông
1. Đặc điểm chung
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
a) Giá trị của sông ngòi
b) Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm
- Nguyên nhân: rừng bị tàn phá, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lí…
- Hậu quả: nguồn nước bị ô nhiễm, cá tôm và các sinh vật dưới sông bị chết…
- Giải pháp: không thải trực tiếp chất thải ra sông, khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông…
Tiết 38 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Hãy nối các ý cột A với cột B để thấy rõ mối quan hệ giữa sông ngòi với địa hình, khí hậu.
1 - a,d
2 - c
3-a,b
d
CỦNG CỐ
Có mạng lưới sông dày đặc, nhưng phần lớn là các sông
nhỏ, ngắn và dốc
Nước lớn quanh năm và thường gây ra lũ lụt
Hướng chảy chính là tây bắc-đông nam và hướng vòng cung
Có hàm lượng phù sa lớn
A
B
C
D
Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của
sông ngòi nước ta :
Chọn ý
đúng nhất
H 33.1: Các hệ thống sông lớn ở VN
S. Đà
S.Hồng
S.Mã
S.Cả
S.Ba
S.Tiền
S.Hậu
S.Lô
S.Cầu
S.Gâm
S.Gâm
S.Thương
Xác định các sông chảy theo hướng TB - ĐN và hướng vòng cung
CỦNG CỐ
H 33.1: Các hệ thống sông lớn ở VN
CỦNG CỐ
Sông ngòi có giá trị gì trong phát triển kinh tế?
ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Mạng lưới dày đặc, phân bố rộng khắp
Chảy theo 2 hướng: TB-ĐN và vòng cung
Có hai mùa nước: Lũ và cạn
Hàm lượng phù sa lớn

Lượng mưa lớn, nhiều đồi núi
Núi chạy hai hướng: TB-ĐN và vòng cung
Khí hậu có hai mùa: Mưa và khô
Mưa tập trung theo mùa, ¾ diện tích là đồ núi
NGUYÊN NHÂN
CỦNG CỐ
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Phân tích được 4 đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam
- Bi?t du?c giâ tr? c?a s�ng ng�i d? b?o v? m�i tru?ng s�ng nu?c.
- Lăm băi t?p 3 sgk
- Chu?n b? tru?c ? nhă n?i dung ch? d?: S�ng ng�i Vi?t Nam (ti?t 2)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
m/s
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh.
VỀ DỰ GIỜ LỚP 8A7
MÔN ĐỊA LÍ 8
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯỜNG
TRƯỜNG THCS THỐT NỐT
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
1- Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam
2- Sông ngòi nước ta có những giá trị gì? Tại sao sông ngòi đang bị ô nhiễm? Giải pháp?
TIẾT 39-CHỦ ĐỀ: SÔNG NGÒI
VIỆT NAM (tiếp theo)
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
(Trích: Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
+ Hãy nêu tên và xác định vị trí lưu vực của chín hệ thống sông lớn ở nước ta?
+ Nước ta có mấy hệ thống sông lớn?
Dựa vào Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam, em hãy cho biết:
Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam
Truyện xảy ra ở Bắc Bộ, gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà lên cao, khúc đê tại làng X, phủ X có nguy cơ bị vỡ. Dân phu hàng trăm nghìn người kéo đến hộ đê, ai nấy đều mệt lả. Nhưng trong đình cao: đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ rộn ràng phục vụ cho quan phụ mẫu đánh tổ tôm. Trước nguy cơ đê vỡ, quan vẫn thản nhiên đánh bài, thờ ơ trước cảnh tượng lo sợ của dân. Đúng lúc quan thắng ván bài to thì đê vỡ, dân lâm vào cảnh thảm sầu.
Đọc đoạn văn sau, em nhớ đến văn bản nào? Nội dung văn bản nói về điều gì?
Cảnh vỡ đê
Văn bản: sống chết mặc bay. Nói về nạn vỡ đê ở sông Nhị Hà (sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội)
1. Sông ngòi Bắc Bộ
Sông Hồng mùa cạn
Sông Hồng mùa lũ
Dựa vào hình ảnh sau, em hãy nhận xét về chế độ nước của sông ngòi Bắc Bộ?
Chế độ nước thất thường
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
1. Sông ngòi Bắc Bộ
- Chế độ nước theo mùa, thất thường
Theo dõi đoạn phim sau, hãy cho biết: lũ ở Bắc Bộ diễn biến như thế nào? Nguyên nhân?
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
1. Sông ngòi Bắc Bộ
- Chế độ nước theo mùa, thất thường
Lũ tập trung nhanh và kéo dài
+ Nguyên nhân: do mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
Quan sát bảng thống kê , cho biết mùa lũ trên các sông Bắc Bộ bắt đầu và kết thúc vào tháng nào? Đỉnh cao mùa lũ là tháng nào?
Ghi chú : Tháng lũ : + ; Tháng lũ cao nhất : + +
1. Sông ngòi Bắc Bộ
- Chế độ nước theo mùa, thất thường
Lũ tập trung nhanh và kéo dài
+ Nguyên nhân: do mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt
- Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
Lược đồ sông
ngòi Bắc Bộ
Dựa vào lược đồ, em hãy cho biết ở Bắc Bộ có những hệ thống sông lớn nào?
1. Sông ngòi Bắc Bộ
- Chế độ nước theo mùa, thất thường
Lũ tập trung nhanh và kéo dài
+ Nguyên nhân: do mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt
- Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10
- Tiêu biểu cho các hệ thống sông ở Bắc Bộ là sông Hồng và sông Thái Bình
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
Hệ thống sông ngòi Bắc Bộ
S. Đuống
S. Luộc
S. Trà Lí
C. Trà Lí
C. Ba Lạt
C. Lạch Giang

Em hãy xác định hệ thống sông Hồng trên lược đồ, gồm:
- Dòng chính
Các phụ lưu
Các chi lưu
Các cửa sông.


Lược đồ sông
ngòi Bắc Bộ
Sông Hồng
Sông Đà
Lược đồ sông
ngòi Bắc Bộ
Việt Trì
Dựa vào lược đồ, em hãy cho biết sông Hồng, sông Đà và sông Lô hợp lưu ở vùng nào?
Sông ngòi Bắc Bộ có những giá trị kinh tế nào?
Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà
Đê ven sông Hồng
1. Sông ngòi Bắc Bộ
2. Sông ngòi Trung Bộ
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
Lược đồ hệ thống sông ngòi Trung bộ
Dựa vào lược đồ em hãy nhận xét chung về độ dài của sông ngòi Trung Bộ? Nguyên nhân?
1. Sông ngòi Bắc Bộ
2. Sông ngòi Trung Bộ
- Sông thường ngắn và dốc
Quan sát hình ảnh và đọc đoạn văn sau, em nhớ đến văn bản nào? Văn bản miêu tả con sông nào?
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
Cuộc vượt thác của con thuyền dượng Hương Thư
“Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước”.
Văn bản: Vượt thác: miêu tả về con sông Thu Bồn (Quảng Nam), với những thác nước chảy siết và nguy hiểm
Quan sát bảng thống kê , cho biết mùa lũ trên các sông Trung Bộ bắt đầu và kết thúc vào tháng nào? Đỉnh cao mùa lũ là tháng nào? So với Bắc Bộ và Nam Bộ, thời gian mùa lũ ở Trung Bộ có điểm gì khác? Nguyên nhân?
Ghi chú : Tháng lũ : + ; Tháng lũ cao nhất : + +
1. Sông ngòi Bắc Bộ
2. Sông ngòi Trung Bộ
- Sông thường ngắn và dốc
- Lũ muộn (từ tháng 9 đến tháng 12) do mưa vào mùa thu đông
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
Mưa bão lớn
Lũ lên nhanh và đột ngột
Dựa vào hình ảnh và đoạn video sau, em hãy nhận xét về đặc điểm lũ của sông ngòi Trung Bộ? Nguyên nhân?
1. Sông ngòi Bắc Bộ
2. Sông ngòi Trung Bộ
- Sông thường ngắn và dốc
- Lũ muộn (từ tháng 9 đến tháng 12) do mưa vào mùa thu đông
Lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa bão
+ Nguyên nhân: do địa hình hẹp ngang và dốc
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
Lược đồ sông
ngòi Trung Bộ
Dựa vào lược đồ em hãy xác định các hệ thống sông lớn ở Trung Bộ?
Hệ thống sông ngòi Trung Bộ
1. Sông ngòi Bắc Bộ
2. Sông ngòi Trung Bộ
- Sông thường ngắn và dốc
- Lũ muộn (từ tháng 9 đến tháng 12) do mưa vào mùa thu đông
Lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa bão
+ Nguyên nhân: do địa hình hẹp ngang và dốc
- Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng).
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
Ba (Đà Rằng)
Cả

Thu Bồn
Hình ảnh và đoạn văn sau gợi cho em nhớ đến văn bản nào? Nội dung văn bản miêu tả sông ngòi ở đâu? Sông có đặc điểm gì ?
- Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau, thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
- Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác…
Sông nước Cà Mau: những con sông dày đặc, rộng lớn đầy sức sống
1. Sông ngòi Bắc Bộ
2. Sông ngòi Trung Bộ
3. Sông ngòi Nam Bộ
THẢO LUẬN NHÓM (4 phút)
NHÓM 1, 2: Dựa vào hình 33.1 sgk, bảng 34.1 sgk, hãy nhận xét về đặc điểm của sông ngòi Nam Bộ? Nguyên nhân?
NHÓM 3, 4: Dựa vào hình 33.1 sgk, bảng 33.1 sgk, hãy xác định các hệ thống sông lớn ở Nam Bộ, mùa lũ vào thời gian nào?
NHÓM 5, 6: Sông Mê Công có đặc điểm gì nổi bật? Sông mang lại cho nước ta những thuận lợi gì?
NHÓM 7, 8: Nêu những khó khăn của sông ngòi Nam Bộ? Giải pháp?
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
1. Sông ngòi Bắc Bộ
2. Sông ngòi Trung Bộ
3. Sông ngòi Nam Bộ
- Sông có lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hòa, do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn Bắc Bộ và Trung Bộ…
- Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11
- Có 2 hệ thống sông lớn là sông Mê Công và sông Đồng Nai
- Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn, song cũng gây những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ
Tiết 39 - Chủ đề: SÔNG NGÒI VIỆT NAM (tiếp theo)
Hệ thống sông ngòi Nam Bộ
Lược đồ sông ngòi Nam Bộ? Xác định hai hệ thống sông?
Sông Đồng Nai
Sông Mê Công
Lược đồ sông ngòi Nam Bộ
C. Trần Đề
C. Bát Xắc
C. Định An
C. Tiểu
C. Cung Hầu
C. Cổ Chiêng
C. Hàm Luông
C. Ba Lai
C. Đại
Gọi là chín rồng là do có chín cửa sông đổ ra biển. đó là:
- Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa:
Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng Cửa Tiểu (1) qua đường sông Cửa Tiểu và Cửa Đại (2) qua đường sông Cửa Đại.
Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra Cửa Ba Lai (3).
Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra Cửa Hàm Luông (4).
Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng Cửa Cổ Chiên (5) và Cửa Cung Hầu (6).
- Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng (Sóc Trăng) và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa: Cửa Định An (7), Cửa Ba Thắc (8), Cửa Tranh Đề (9). Cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1970 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay.
Lũ sông Mê Công
Tăng nguồn thuỷ sản tự nhiên
Thau chua, rửa mặn đất đồng bằng
Bồi đắp phù sa và mở rộng đồng bằng
Thuận lợi
Khó khăn
Các hoạt động xã hội bị đình trệ
Ngập lụt diện rộng phá hoại mùa màng
Gây tổn thất về tài sản và tính mạng con người
Làm nhà nổi, xây dựng nơi tránh lũ cho dân, sống chung với lũ
Đắp đê, bờ bao
Tiêu lũ ra các kênh rạch phía Tây
Biện pháp
CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA
Kết luận :
Hệ thống sông
Đặc điểm
1.Sông ngòi Bắc Bộ
- Mạng lưới sông dạng nan quạt.
- Có chế độ nước rất thất thường
- Hệ thống sông chính: Sông Hồng
2.Sông ngòi Trung Bộ
- Ngắn dốc
- Mùa lũ vào thu – đông. Lũ lên nhanh đột ngột .
3.Sông ngòi Nam Bộ
- Chế độ nước điều hòa
- Có 2 hệ thống sông lớn: S. Mê Công và S. Đồng Nai
- Mùa lũ từ tháng 7- tháng 11
GIẢI ĐÁP Ô CHỮ SAU : (Gồm 8 chữ cái )
Nơi bắt nguồn của sông Thu bồn
CỦNG CỐ
- Sông Hồng chảy ra biển tại 3 cửa là :
a-Ba Lạt, Trà Lí, Lạch Giang
b- Nam Triệu, Văn Úc,Ba Lạt
c- Ba Lạt, Văn Úc, Trà Lí
d-Văn Úc, Lạch Giang, Ba Lạt .
a
Chọn phương án đúng nhất:
CỦNG CỐ
SƠ ĐỒ TƯ DUY CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA
Hoạt động nối tiếp
Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk
Chuẩn bị bài:Thực hành:
dụng cụ: bút chì, bút màu, thước kẻ .
- Nhớ lại cách vẽ biểu đồ hình cột, biểu đồ đường .
Chúc quí thầy cô sức khỏe
Chúc các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn hường
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)