Bài 33. Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Hồ Thị Hồng | Ngày 09/05/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng Thầy/cô đã đến với bài thuyết trình của nhóm em
20 câu tục ngữ về địa phương em
Thực hiện: Nguyễn Lương Hoàng Ngân
Trần Phương Uyên
Trương Nguyễn Thảo Vy
7/4
Ai đi phố Hội, Chùa Cầu
Ðể thương , để nhớ, để sầu cho ai,
Ðể sầu cho khách vãng lai,
Ðể thương để nhớ cho ai chịu sầu
Ai đi cách trở sơn khê
Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn mồng

Quê em có núi Ngũ Hành
Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng.
Đời ông cho chí đời cha
Mây ráng Sơn Trà, không gió thì mưa
Ai vào Đà Nẵng mà nghe
Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam
Hải Vân bát ngát trùng trùng (ngàn trùng)
Hòn Hồng ở đấy, thuộc trong Vịnh Hàn
Xưa nay qua đấy còn troàn
Lối di Lô Giản thẳng đàng ra khơi
Chiều chiều mây phủ Hải Vân
Chim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn
Quê ta có dải sông Hàn
Có chùa Non Nước có hang Sơn Trà
Sông Thu Bồn chảy về Cửa Đại
Lạch Bình Long chảy mãi ra Hàn.
Ai về Đà Nẵng, Hội An
Cho tÔi nhắn gởi vài hàng tâm tư.
Ðất Quảng nam chưa mưa đã thấm
Rượu Hồng Ðào chưa nhấm đã say
Bạn về đừng ngủ gác tay
Nơi mô nghĩa nặng, ân đầy thì theo
Nem chả Hòa Vang
Bánh tổ Hội An
Khoai lang Tiên Ðỏa
Thơm rượu Tam Kỳ
Ngó lên Hòn Kẻm, Ðá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi
Ai về Bàu Ấu thì về
Bầu Ấu có nghề đan giỏ, cào nghêu
Chồng em là lái buôn tiêu
Ði lên đi xuống Trà Nhiêu, Kim Bồng
- Quế Trà My thứ cay thứ ngọt
Bởi anh thợ rừng mới lọt tay anh
Phàn du, bạch chỉ rành rành
Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân
Tiếng đồn mì Quảng Phú Chiêm
Cao lầu Phố Hội, mắm nêm Cẩm Hà
Tam Kỳ có món cơm gà
Nam Ô nước mắm đậm đà thơm ngon
Phú Lộc ngan ngát hương thơm
Ai đi đến đó chiều hôm quên về
Bông lau trắng mây mù Hải Vân
chiều khuyết vào mảnh trăng khói sóng
nụ cười mùa thu cánh chim chớp sáng
dấu chân hoàng hôn đỏ bãi Tiên Sa
Ngày chưa vô Đà Nẵng
Hồn em yên ruộng vườn
Ngày em xa Đà Nẵng
Hồn em treo cột buồm!
Ai về nhắn với ngọn nguồn,
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.
Người miền biển có cá chuồn làm mắm , nguời miền núi có mít non gởi xuống để trao đổi lương thực giữa 2 miền,trong muà mưa gió .
Cảm ơn các thầy cô đã dành thời gian để tham khảo bài thuyết trình
Xin cảm ơn!!!
どうもありがとう
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)