Bài 33. Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) (tiếp theo)
Chia sẻ bởi Minh Tú |
Ngày 28/04/2019 |
18
Chia sẻ tài liệu: Bài 33. Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA BÀI CŨ
Phân tích hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ sau ?
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng
( Nguyễn khoa Điềm )
2.Nêu suy nghĩ của em về người mẹ Tà-Ôi . Từ đó khái quát lên phẩm chất người phụ nữ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ ?
TUẦN 13
TIẾT :63
ÁNH TRĂNG
NGUYỄN DUY
Hồi nhỏ sống ở đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1/TÁC GIẢ:
Nguyễn Duy Nguyễn Duy Nhuệ,1948,quê ở làng Quảng Xá, xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa
Năm 1966, ông nhập ngũ vào bộ đội thông tin . Sau 1975, Nguyễn Duy chuyển về làm báo “Văn ngệ giải phóng”.
Từ 1977, nhà thơ này là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ông được trao giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1972-1973 với chùm thơ bốn bài( Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm , Giọt nước mắt và nụ cười , Bầu trời vuông).
2/TÁC PHẨM
Bài thơ Ánh Trăng được viết 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập thơ “Ánh Trăng”.Tập thơ này được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1/TÁC GIẢ:
2/TÁC PHẨM
II/TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/BỐ CỤC:
Chia làm 3 đoạn: kể theo trình tự thời gian
Đoạn 1: Ba khổ thơ đầu
Đoạn 2: Khổ thơ thứ tư
Đoạn 3: Hai khổ thơ cuối
2/NỘI DUNG
2.1/Quan hệ giữa Nguyễn Duy với vầng trăng
- Vầng trăng: là hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt , hồn nhiên,tồn tại vĩnh hằng .
- Tác giả: Gắn bó thân thiết với trăng từ thời thơ ấu đến quãng thời gian đi bộ đội (sống , chiến đấu nơi rừng núi )
Nhân Hóa “Vầng trăng thành tri kỉ”- Trăng là người bạn, niềm vui, hạnh phúc của nhà thơ Nguyễn Duy
- Khi thay đổi hoàn cảnh sống :
Rừng núi ra thành phố.
Tác giả quen ánh điện ,cửa gương nên coi thường và dửng dưng với trăng:
“vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Con người có thể dễ dàng lãng quên quá khứ , nhất là quá khứ nhọc nhằn , gian khổ.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Trong tình huống nào khiến Tác giả gặp trăng ? Nêu tác dụng cụ thể và ý nghĩa sâu hơn của tình huống đó?
Tình huống “mất điện…”-Tác giả gặp trăng( không chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng buyn-đinh hiện đại ).Nguyễn Duy hối hả,khẩn trương tìm nguồn sáng. Khổ thơ như một cứu cánh, cái nút để khơi gợi tâm trạng , suy ngẫm của Nhà thơ.
TRẢ LỜI
2.2/ Tình huống gặp lại trăng
- Từ láy “thình lình” gợi lên sự bất ngờ mất điện trong đêm khiến tác giả đã gặp trăng
-Các động từ : “vội”,”bật”, “ tung” diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương ,vội vả của tác giả khi đi tìm nguồn sáng
Khổ thơ như một cứu cánh , như một cái nút để khơi gợi tâm trạng và suy ngẫm của tác giả.
2.3/ Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả
- Hình ảnh “ngửa mặt lên nhìn mặt” : Ẩn dụ chỉ cách đối diện trực tiếp giữa người và trăng
- Từ láy “ rưng rưng” cảm xúc dâng trào lúc tác giả gặp trăng
-Bằng phép so sánh độc đáo “vầng trăng” với “sông”, “bể”, “ núi”, “rừng” Nhà thơ đang nhớ về những kỉ niệm đẹp trong quá khứ
- Câu thơ “trăng cứ tròn vành vạnh” :
Vầng trăng được ẩn dụ cho quá khứ đẹp ,vẹn nguyên chẳng hề phai mờ của thiên nhiên,của cuộc đời , con người , nhân dân và đất nước.
- Câu “ánh trăng im phăng phắc”:
Phép nhân hóa khiến hình ảnh trăng trở thành chứng nhân cho quá khứ nghĩa tình đ ang nghiêm khắc nhắc nhở con người đừng quên quá khứ.
- Từ “giật mình”: là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của tác giả khi nhận ra sự vô tình, bạc bẽo trong cách sống của mình . Đó cũng là sự ăn năn, tự thấy phải thay đổi cách sống ( không sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên).
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1/TÁC GIẢ:
2/TÁC PHẨM
II/TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/BỐ CỤC:
2/NỘI DUNG
2.1/ Quan hệ giữa Nguyễn Duy với vầng trăng
2.2/ Tình huống gặp lại trăng
2.3/Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả
III/ TỔNG KẾT
- Nghệ thuật :
+ Phép tu từ :
Ẩn dụ , so sánh , nhân hóa
+ phương thức biểu đạt:
Kết hợp tự sự và trữ tình
+ Từ ngữ độc đáo :
- Nội dung :
Ghi nhớ/ SGK - 157
Từ láy
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Theo em , hình ảnh vầng trăng trong bài thơ biểu hiện những nghĩa nào ?
Việc quên trăng của tác giả do vô tình hay cố tình ? Nếu em là Nguyễn Duy thì em xử sự như thế nào ?
DẶN DÒ
Về nhà học bài và thuộc lòng bài thơ Ánh trăng.
Soạn bài mới :LÀNG (KIM LÂN).
- Đọc bài văn và trả lời những câu hỏi .
- Tự viết một đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận (phân tích tâm lí ông Hai khi kàng theo giặc).
Phân tích hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ sau ?
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng
( Nguyễn khoa Điềm )
2.Nêu suy nghĩ của em về người mẹ Tà-Ôi . Từ đó khái quát lên phẩm chất người phụ nữ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ ?
TUẦN 13
TIẾT :63
ÁNH TRĂNG
NGUYỄN DUY
Hồi nhỏ sống ở đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1/TÁC GIẢ:
Nguyễn Duy Nguyễn Duy Nhuệ,1948,quê ở làng Quảng Xá, xã Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa
Năm 1966, ông nhập ngũ vào bộ đội thông tin . Sau 1975, Nguyễn Duy chuyển về làm báo “Văn ngệ giải phóng”.
Từ 1977, nhà thơ này là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại các tỉnh phía Nam ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ông được trao giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1972-1973 với chùm thơ bốn bài( Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm , Giọt nước mắt và nụ cười , Bầu trời vuông).
2/TÁC PHẨM
Bài thơ Ánh Trăng được viết 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập thơ “Ánh Trăng”.Tập thơ này được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984.
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1/TÁC GIẢ:
2/TÁC PHẨM
II/TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/BỐ CỤC:
Chia làm 3 đoạn: kể theo trình tự thời gian
Đoạn 1: Ba khổ thơ đầu
Đoạn 2: Khổ thơ thứ tư
Đoạn 3: Hai khổ thơ cuối
2/NỘI DUNG
2.1/Quan hệ giữa Nguyễn Duy với vầng trăng
- Vầng trăng: là hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt , hồn nhiên,tồn tại vĩnh hằng .
- Tác giả: Gắn bó thân thiết với trăng từ thời thơ ấu đến quãng thời gian đi bộ đội (sống , chiến đấu nơi rừng núi )
Nhân Hóa “Vầng trăng thành tri kỉ”- Trăng là người bạn, niềm vui, hạnh phúc của nhà thơ Nguyễn Duy
- Khi thay đổi hoàn cảnh sống :
Rừng núi ra thành phố.
Tác giả quen ánh điện ,cửa gương nên coi thường và dửng dưng với trăng:
“vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Con người có thể dễ dàng lãng quên quá khứ , nhất là quá khứ nhọc nhằn , gian khổ.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Trong tình huống nào khiến Tác giả gặp trăng ? Nêu tác dụng cụ thể và ý nghĩa sâu hơn của tình huống đó?
Tình huống “mất điện…”-Tác giả gặp trăng( không chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng buyn-đinh hiện đại ).Nguyễn Duy hối hả,khẩn trương tìm nguồn sáng. Khổ thơ như một cứu cánh, cái nút để khơi gợi tâm trạng , suy ngẫm của Nhà thơ.
TRẢ LỜI
2.2/ Tình huống gặp lại trăng
- Từ láy “thình lình” gợi lên sự bất ngờ mất điện trong đêm khiến tác giả đã gặp trăng
-Các động từ : “vội”,”bật”, “ tung” diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương ,vội vả của tác giả khi đi tìm nguồn sáng
Khổ thơ như một cứu cánh , như một cái nút để khơi gợi tâm trạng và suy ngẫm của tác giả.
2.3/ Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả
- Hình ảnh “ngửa mặt lên nhìn mặt” : Ẩn dụ chỉ cách đối diện trực tiếp giữa người và trăng
- Từ láy “ rưng rưng” cảm xúc dâng trào lúc tác giả gặp trăng
-Bằng phép so sánh độc đáo “vầng trăng” với “sông”, “bể”, “ núi”, “rừng” Nhà thơ đang nhớ về những kỉ niệm đẹp trong quá khứ
- Câu thơ “trăng cứ tròn vành vạnh” :
Vầng trăng được ẩn dụ cho quá khứ đẹp ,vẹn nguyên chẳng hề phai mờ của thiên nhiên,của cuộc đời , con người , nhân dân và đất nước.
- Câu “ánh trăng im phăng phắc”:
Phép nhân hóa khiến hình ảnh trăng trở thành chứng nhân cho quá khứ nghĩa tình đ ang nghiêm khắc nhắc nhở con người đừng quên quá khứ.
- Từ “giật mình”: là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của tác giả khi nhận ra sự vô tình, bạc bẽo trong cách sống của mình . Đó cũng là sự ăn năn, tự thấy phải thay đổi cách sống ( không sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên).
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
1/TÁC GIẢ:
2/TÁC PHẨM
II/TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/BỐ CỤC:
2/NỘI DUNG
2.1/ Quan hệ giữa Nguyễn Duy với vầng trăng
2.2/ Tình huống gặp lại trăng
2.3/Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả
III/ TỔNG KẾT
- Nghệ thuật :
+ Phép tu từ :
Ẩn dụ , so sánh , nhân hóa
+ phương thức biểu đạt:
Kết hợp tự sự và trữ tình
+ Từ ngữ độc đáo :
- Nội dung :
Ghi nhớ/ SGK - 157
Từ láy
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Theo em , hình ảnh vầng trăng trong bài thơ biểu hiện những nghĩa nào ?
Việc quên trăng của tác giả do vô tình hay cố tình ? Nếu em là Nguyễn Duy thì em xử sự như thế nào ?
DẶN DÒ
Về nhà học bài và thuộc lòng bài thơ Ánh trăng.
Soạn bài mới :LÀNG (KIM LÂN).
- Đọc bài văn và trả lời những câu hỏi .
- Tự viết một đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận (phân tích tâm lí ông Hai khi kàng theo giặc).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Minh Tú
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)