Bài 31. Tính chất - Ứng dụng của hiđro

Chia sẻ bởi Bùi Thị Thanh Hương | Ngày 23/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Tính chất - Ứng dụng của hiđro thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng
Quý vị đại biểu và thầy cô dự giờ
GV thực hiện: Bùi Thị Thanh Hương
HÓA HỌC LỚP 8
Hà Nội, tháng 02 - 2009
Tiết 48:
Tính chất và ứng dụng
của Hidro
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. So sánh sự giống và khác nhau về tính chất vật lí và hóa học của O2 và H2
2. Tại sao trước khi sử dụng H2 làm thí nghiệm, người ta phải thử độ tinh khiết của H2
1. Sự giống và khác nhau giữa O2 và H2
=> Giống nhau:
Đều là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước
=>Khác nhau:
2. Trước khi sử dụng H2 làm thí nghiệm, phải thử độ tinh khiết của H2 vì:
Nếu có lẫn O2 trong H2 dễ tạo thành hỗn hợp gây nổ
Tiết 48:
TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIDRO
II. Tính chất hóa học của Hidro
Tác dụng với oxi
Tác dụng với đồng (II) oxit
III. Ứng dụng của Hidro
Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình bên:
2. Tác dụng của Hidro với đồng (II) oxit
Tác dụng của H2 với CuO
Cho một luồng khí H2 đi qua bột CuO có màu đen.
Ở to thường không có hiện tượng gì xảy ra
Dùng ngọn lửa đèn cồn hơ nóng đều rồi đun tập trung tại nơi chứa CuO
Một lúc sau thấy màu đen của CuO chuyển dần sang màu đỏ của Cu
Đồng thời, thấy xuất hiện giọt nước ở đầu ra của ống dẫn khí
Điều đó chứng tỏ H2 đã khử CuO thành Cu và H2O
Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 1
Hình ảnh mô phỏng của PƯHH giữa H2 và CuO
Cu
? Quan sát hình ảnh mô phỏng của phản ứng và cho biết vai trò của H2 trong phản ứng đó?
Khí H2 đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. H2 có tính khử.
Hãy viết phương trình hóa học của khí H2 khử các oxit sau: Fe2O3, HgO, PbO
………………………………………..
………………………………………..
………………………………………..

Phiếu học tập số 2
Hãy viết phương trình hóa học của khí H2 khử các oxit sau: Fe2O3, HgO, PbO
3H2 + Fe2O3 to 2Fe + 3H2O
H2 + HgO to Hg + H2O
H2 + PbO to Pb + H2O
Phiếu học tập số 2
Nêu kết luận về
tính chất hóa học
của Hidro?
Kết luận về tính chất hóa học của H2
Ở nhiệt độ thích hợp, H2 không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.
Khí H2 có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
Dựa vào hình 5.3 (SGK tr.108), kể ra những ứng dụng của H2 và giải thích những ứng dụng đó dựa vào những tính chất của H2 đã học?
III. Ứng dụng của H2
Ứng dụng của H2
h.1 Làm khinh khí cầu
h.2 Cùng Clo tham gia vào
quá trình lọc nước
h.3 Dùng làm nhiên liệu cho
động cơ
Mazda mang động cơ H2 rôto RX-7
Với hai bình khí đầy, chiếc xe này có thể
đi được 100 km với vận tốc 25 km/h
Chiếc máy bay chạy bằng pin H2 của Boeing
Kết luận
Dùng làm nhiên liệu cho động cơ, hàn cắt kim loại…
Dùng làm nguyên liệu trong SX amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ.
Khử để điều chế một số kim loại từ oxit
Dùng làm bóng thám không, khinh khí cầu.
1. Hãy chọn những câu đúng trong các câu sau:
Hidro có hàm lượng lớn trong bầu khí quyển
Hidro nhẹ nhất trong tất cả các chất khí
Hidro sinh ra trong quá trình thực vật bị phân hủy
Hidro tồn tại trong thiên nhiên đa số dưới dạng hợp chất
Hidro có khả năng kết hợp với các chất khác để tạo ra hợp chất
2. Khử 48g CuO bằng H2. Hãy tính số gam Cu thu được.
Phiếu học tập số 3
1. Hãy chọn những câu đúng trong các câu sau:
Hidro có hàm lượng lớn trong bầu khí quyển
Hidro nhẹ nhất trong tất cả các chất khí
Hidro sinh ra trong quá trình thực vật bị phân hủy
Hidro tồn tại trong thiên nhiên đa số dưới dạng hợp chất
Hidro có khả năng kết hợp với các chất khác để tạo ra hợp chất
2. Khử 48g CuO bằng H2. Hãy tính số gam Cu thu được.
Phiếu học tập số 3
2. Khử 48g CuO bằng H2. Hãy tính số gam Cu thu được.
nCuO = = 0,6(mol)
CuO + H2 to Cu + H2O
Theo PTHH
nCu = nCuO = 0,6(mol)
=> mCu = 0,6 x 64 = 38,4g
Phiếu học tập số 3
48
80
Xin cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Thanh Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)