Bài 31. Tính chất - Ứng dụng của hiđro

Chia sẻ bởi Nông Thị Ninh | Ngày 23/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Tính chất - Ứng dụng của hiđro thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 47 Giảng: 26/2/2011
BÀI 31: TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HYDRO
I/MỤC TIÊU:
Kiến thức: Biết được
-Tính chất vật lý của hydro: trạng thái màu sức tỉ khối, tính tan trong nước( hydro là khí nhẹ nhất)
-Tính chât hóa học tác dụng với oxi
2. Kỹ năng:Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất vật lý và hóa học của hydro
-Viết các PTHH – Tính được thể tích hydro (ĐKTC) tham gia phản ứng và sản phẩm
II HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
8A /23 8B/24

CHƯƠNG V: HIĐRO – NƯỚC

Bài 31: TÍNH CHẤT VÀ
ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO. (Tiết 1)





Tiết 47: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO

NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. Tính chất vật lí.
II.Tính chất hoá học.
1. Tác dụng với oxi.
Các em hãy viết :
- Ký hiệu hoá học của nguyên tố hiđro ?nguyên tử khối ?
- Công thức hoá học của đơn chất hiđro? phân tử khối hiđro?
- Kí hiệu hoá học của nguyên tố hiđro: H
- Nguyên tử khối hiđro: 1
- Công thức hoá học của đơn chất hiđro: H2
- Phân tử khối: 2
I. Tính chất vật lý:
Các em hãy quan sát ống nghiệm đựng khí hiđro và cho biết trạng thái, màu sắc, mùi, vị của khí hiđro?
Hiđro là chất khí không màu, không mùi ,không vị
Để biết hiđro nặng hay nhẹ hơn không khí ta hãy làm thí nghiệm sau:

Zn
HCl
TN1: Thổi bong bóng xà phòng bằng khí hidro
TN2: Bơm bóng bay bằng khí hidro
Từ các TN này ta có thể rút ra kết luận gì về tỉ khối của khí hiđro so với không khí?
Kết luận:
Khí Hidro nhẹ hơn không khí
Câu 1: Tính:
d H2 / kk = ?
d H2 /O2 = ?
d H2 /CO2 = ?
d H2 /N2 = ?
Em có nhận xét gì về tỉ khối của khí hiđro với không khí ,với các chất khí khác ?
So sánh tỉ khối của khí hiđro với các chất khí khác. Thì hiđro vẫn là khí nhẹ nhất trong các chất khí
Quả bóng có chứa khí nào sẽ bay lên cao nhất
?
GVTH: Nguyễn Thị Bẩy
Nhân xét
 Khí hiđro tan rất ít trong nước.
Hiđro khó hoá lỏng ( -260oC). Do vậy công nghệ hoá lỏng hiđro để làm nhiên liệu rất khó.
Kết luận
Tính chất vật lý của Hidro
Em có kết luận gì về tính chất vật lý của hydro?
I. Tính chất hóa học:
Tác dụng với oxi:
a) Thí nghiệm: (sgk)
- Quan sát ngọn lửa H2 cháy ở đầu ống dẫn khí.
Khi cháy + trong không khí ?
+ trong lọ thủy tinh chứa Oxi?
+ Sản phẩm tạo thành khi H2
cháy trong không khí và trong oxi
b, Nhận xét hiện tượng và giải thích
Khí Hidro cháy
+Trong không khí với ngọn lửa xanh mờ
+ Trong oxi thì hydro cháy với ngọn lửa mạnh hơn
+ Sản phẩm đều tạo ra những giọt nước nhỏ đọng trên ống nghiệm
 Chú ý:Tỉ lệ thể tích: H2:O2 là 2: 1 là một hỗn hợp nổ mạnh nhất
* Hiện tượng
* Giải thích
Dùng làm đèn xì oxi - hydro
C, Trả lời câu hỏi:

- Tại sao hỗn hợp khí hydro và khí oxi cháy lại gây tiếng nổ ?
Trả lời: Các phân tử hydro đã tiếp xúc với các phân tử oxi, khi được đun nóng, chúng lập tức tham gia phản ứng và tỏa nhiều nhiệt. Thể tích nước mới được tạo thành bị giãn nở đột ngột gây chấn động không khí, đó là tiếng nổ mà ta nghe được
Nếu đốt cháy dòng khí hydro ngay ở đầu ống dẫn khí, dù ở trong lọ khí oxi hay không khí, sẽ không gây tiếng nổ mạnh? vì sao?
Trả lời: Vì hỗn hợp khí hydro với oxi chỉ nổ mạnh khi có tỉ lệ về thể tích :H2 : O2 là
2 : 1
Làm thế nào để biết dòng khí hydro là tinh khiết để có thể đốt cháy dòng khí đó mà không gây ra tiếng nổ mạnh ?
Trả lời:Ta phải thử độ tinh khiết của hydro, bằng cách thu khí H2vào ống nghiệm bằng phương pháp hydro đẩy không khí hay đẩy nước, sau đó đưa miệng ống nghiệm đã thu vào gần ngọn lửa đèn cồn mở nút ra nếu không có tiếng nổ mạnh là khí hydro tinh khiết(và ngược lại)
Bài tập vận dụng
Câu 1:Hỗn hợp khí H2 và khí O2 là hỗn hợp nổ, hỗn hợp này sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn tỉ lệ về thể tích H2 với O2 là
A. VH2 : VO2 = 1 : 1
B. VH2 : VO2 = 1 : 2
C. VH2 :VO2 = 2 : 1
D. VH2 :VO2 = 3 : 1
Câu 2:Muốn biết khí H2 tinh khiết hay chưa tinh khiết người ta thử bằng cách nào?
A. ĐỐT
B. NẾM
C. NGỬI
D.HÒA TAN
Câu 3: Hãy tính thể khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít khí hiđro (đktc) và khối lượng nước tạo thành:
Bài tập vận dụng
TÓM TẮT
vH2 = 3,36 (l)
VO2 = ?
mH2O = ?
Chuyển đổi :
Viết phương trình:
Theo PT và đầu bài thì

VO2 = 0,075 x 22,4 = 1,68 (lit)
nH2O = nH2 = 0,15 (mol)
-> mH2O = o,15 x 18 = 2,7(g)
Dặn dò:
Học bài cũ chú ý phần tính chất hóa học.
Chuẩn bị phần tiếp theo.
GVTH: Nguyễn Thị Bẩy
Trường PTDTNT-THCS Đình Lập
Huyện Đình lập – Lạng sơn
Cảm ơn sự chú ý theo dõi của các em học sinh!
Trường PTDTNT-THCS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nông Thị Ninh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)