Bài 31. Ôn tập phần Tập làm văn

Chia sẻ bởi Nguyễn Bổng | Ngày 28/04/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Ôn tập phần Tập làm văn thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
THAÊM LÔÙP 7A4










GV: NGUYỄN BỔNG
Trường THCS Nguyễn Hụê, TP Quy nhơn
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Kiểm tra vở soạn và bài tập của HS
Tiết: 128 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt)
1, Tên các bài văn nghị luận đã học?
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
-Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
-Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa văn chương.
2, Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy VB nghị luận xuất hiên trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Nêu một số ví dụ.
- Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp.
- Trên báo chí, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến.
- Trong sách giáo khoa, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng bài văn giải thích, chứng minh, phân tích .
Tiết: 128 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt)
3, Trong văn nghị luận, phải có những yếu tố nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
- Trong văn nghị luận, phải có 3 yếu tố cơ bản: luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Luận điểm là yếu tố chủ yếu.
4, Luận điểm là gì? (luận cứ, lập luận?).
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết , nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
+ Luận cư:� là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
+ Lập luận: là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục
Tiết: 128 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt)
HS thảo luận nhóm:
Những câu sau, đâu là luận điểm? Giải thích?
a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
b) Đẹp thay tổ quốc Việt Nam!
c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.
d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.
câu a), câu d) là luận điểm. Vì nó được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu .(thường có hình thức câu trần thuật đơn có từ "là"�, từ "có" . => ngắn gọn, dễ hiểu); câu b) là câu cảm thán; câu c) chỉ là cụm danh từ.
Tiết: 128 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt)
5, Có người nói: Làm văn nghị luận chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm : "Tiếng Việt ta giàu và đẹp", chỉ cần dẫn ra câu ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng là được.
Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Làm thế nào thì đạt yêu cầu?
Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.
Bên cạnh dẫn chứng thực tế, cũng cần có lí lẽ để giải thích vấn đề, phân tích dẫn chứng để bàn bạc, mở rộng, nâng cao vấn đề cần chứng minh.
Ví dụ: sau khi nêu luận điểm : "Tiếng Việt ta giàu và đẹp", chỉ cần dẫn ra câu ca dao:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng" thì chưa đủ, mà phải diễn giải câu ca dao đó ra về hình thức cũng như về nội dung thì người đọc mới hiểu, mới tin.
Tiết: 128 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt)
HS thảo luận nhóm:
6, Cho hai đề tập làm văn sau:
a) Giải thích câu tục ngữ: A�n quả nhớ kẻ trồng cây.
b) Chứng minh rằng A�n quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.
Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống nhau và khác nhau. Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?
Đề b) cần trả lời câu hỏi: Ý kiến này đúng đắn như thế nào?
- Trước hết cũng cần giải thích sơ lược câu tục ngữ: "A�n quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là gì?
- Sau đó chứng minh bằng dẫn chứng (trong lao động sản xuất, trong đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ xưa đến nay, .)
Tiết: 128 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt)
Đề a) này cần trả lời các câu hỏi:
- Nghĩa đen từ ngữ (nghĩa tường minh)
- Nghĩa bóng câu tục ngữ: Người được thừa hưởng thành quả lao động phải nhớ người đã tạo ra thành quả đó. (nghĩa hàm ẩn)
- Nghĩa sâu:
+ Tại sao A�n quả phải nhớ kẻ trồng cây?
Vì mọi thành quả lao động (vật chất, tinh thần) mà chúng ta đang hưởng hôm nay là công sức các thế hệ trước tạo nên, có khi đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu.
+ Mở rộng:
.Thế hệ sau phải nhớ ơn thế hệ trước.
.Thể hiện bằng:
Thái độ: biết ơn;
Y� thức: bảo vệ, vun đắp, phát triển .
.Phê phán những biểu hiện trái với đạo lí.
Cảm ơn quý thầy-cô giáo.
Chúc quý thầy-cô giáo mạnh khỏe.
Cảm ơn các em HS đã tự giác chuẩn bị bài, tích cực hoạt động tìm hiểu bài học. Chúc các em mạnh khoẻ, học tập ngày càng tiến bộ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bổng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)