Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Nghị | Ngày 24/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VIỆT NAM
Bài 5
KHÍ HẬU VIỆT NAM
Đặc điểm khí hậu
Sơ lược tài nguyên khí hậu Việt Nam
Chịu tác động mạnh của hoàn lưu gió mùa
Điều kiện địa lý phức tạp
2
3
Điều kiện hình thành KHVN
Lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo phương kinh tuyến, giới hạn trong những vĩ độ từ 8030’N đến 23022’N và kinh độ từ 102010’E đến 109021’E. Như vậy, Việt Nam nằm trọn vẹn trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu.
Đặc điểm tổng quát của KH nước ta là: Khí hậu có tính chất nội chí tuyến nóng ẩm
Đặc điểm địa hình
Địa hình Việt Nam nối liên với lục địa Hoa Nam thành một dải liên tục. Vì thế sự sắp xếp các dãy núi trên phần Bắc lãnh thổ có cùng một hướng Tây Bắc - Ðông Nam của hệ thống núi và cao nguyên Vân Quý. Ở phần phía nam lãnh thổ, dãy Trường Sơn Nam cùng với cao nguyên Trung và Hạ Lào chuyển hướng theo phương kinh tuyến . Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân hoá khí hậu thể hiện rõ nét ở các vùng khí hậu với những hệ thống núi chính sau đây:

Hệ thống đồi núi hình cảnh cung vùng Ðông Bắc

Trên địa phận các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Cao Bằng,Quảng Ninh, Hải Dương có hệ thống đồi núi hình nan quạt với 4 vòng cánh cung là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Ðông Triều. Vì thế, vào mùa đông, gió mùa đông Bắc có điều kiện thuận lợi thâm nhập vào lãnh thổ nước ta khiến cho vùng này rất lạnh. địa hình cánh cung cũng đón và giữ lại các đợt gió đông Bắc đầu và cuối mùa tạo nên một vùng khí hậu có mùa đông dài nhất nước ta
Mùa hè, cánh cung đông Triều tạo thành bức tường chắn gió đông Nam từ biển thổi vào phân biệt rõ 2 tiểu vùng khí hậu: vùng ven biển Quảng Ninh có lượng mưa lớn (2.500-3.000 mm/năm) do bị ảnh hưởng của biển, vùng thung lũng Cao - Lang ít mưa, ít bão nhưng nhiều nắng (lượng mưa 1.300 mm/năm).

Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan Si Păng cao tới 3.142m đã ngăn cản gió mùa cực đới
ảnh hưởng tới vùng Tây Bắc tạo thành một miền khí hậu riêng biệt có mùa đông tương đối ấm. Trong các thung lũng Sông Mã, Yên Châu, điện Biên nền nhiệt ñộ tương tự vùng đồng bằng Bắc Bộ, chỉ một số nơi có địa hình cao (Mộc Châu, Mường Tè, Sìn Hồ) nhiệt độ mới thấp. Về mùa hè, Hoàng Liên Sơn là ranh giới ngăn cản các luồng gió từ biển đông thổi vào vùng Tây Bắc. Khí hậu Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng của biển, mang tính chất nhiệt đới lục địa rõ rệt, lượng mưa thấp (Sông Mã, Yên Châu < 1000 mm/năm).
Hệ thống núi có hướng Tây Bắc- Ðông Nam
Dãy Trường Sơn Bắc có hướng Tây Bắc - đông Nam ngăn cản gió mùa đông Bắc ảnh hưởng về phía Tây Trường Sơn. Ðây cũng là dạng địa hình chắn giữ front cực đới, gây ra mưa lớn ở khu Bốn thời kỳ đầu mùa đông (Kỳ Anh 3000 mm/năm). Mùa hè, dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, (từ vịnh Bengan), tạo nên mùa mưa ở Tây Trường Sơn và gió fohn khô nóng ảnh hưởng ở Trung Bộ. Nhìn chung địa hình Tây Bắc - đông Nam đã tạo nên sự đối lập giữa đông và Tây Trường Sơn về chế độ mưa, ẩm rất rõ.

Ðáng chú ý là dãy Hoành Sơn và Bạch Mã đâm ngang ra biển tạo thành đèo Ngang và đèo Hải Vân. Hai dãy núi này ngăn cản hoạt động của gió mùa đông - Bắc ảnh hưởng tới các tỉnh phía Nam. Vì vậy, Hoành Sơn và Bạch Mã được coi là ranh giới của 2 miền khí hậu: Miền Bắc có một mùa đông lạnh, còn miền Nam không có mùa đông, nền nhiệt độ cao và ít biến động.
Hệ thống núi có hướng Ðông - Tây
Các dãy núi có hướng Bắc Nam

Ở miền Bắc một số dãy núi thấp chạy theo hướng Bắc- Nam thuộc vùng thượng nguồn sông Lô, sông Gâm, sông Chảy, cùng hướng với các phụ lưu của các dòng sông. Địa hình đó đã án ngữ hướng gió 2 mùa, hình thành những vùng mùa hè mưa lớn như Bắc Quang (4000 mm/năm), mùa đông thời tiết lạnh ẩm, nhiều mây ở Hà Giang, Tuyên Quang.
Hệ thống núi Nam Trường Sơn (Bảo Lộc, Lâm Ðồng) chạy theo hướng Bắc - Nam cũng có vai trò tương tự. Do đó vùng Bảo Lộc lượng mưa khá lớn so với phía Bắc cao nguyên Trung Bộ (khoảng 3.000 - 3.500 mm/năm).
Ðịa thế biển


Nước ta có bờ biển dài trên 3 000 km, vịnh biển lấn sâu vào đất liền như vịnh Bắc Bộ nên khí hậu chịu ảnh hưởng nhiều của biển. Về mùa đông, trên vịnh Bắc Bộ tồn tại trung tâm khí áp thấp mờ nhạt, là nguyên nhân tăng cường thêm mưa phùn và sương mù ven biển. Ảnh hưởng của bề mặt biển làm dịu đi cho nền nhiệt độ mùa hè. Nhiều nhiễu động khí quyển hình thành ngoài biển ảnh hưởng tới khí hậu đất liền rất sâu sắc như bão, dông nhiệt, gió biển
Khí hậu có tính chất nội chí tuyến
Khí hậu có tính chất xích đạo
Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá theo mùa rõ rệt
Khắp nơi trên cả nước có 2 mùa
Mùa khô
Mùa mưa
Khí hậu Vn có sự phân hoá từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam
Sự phân hoá Đông-Tây: có sự khác biệt lớn về chế độ mưa giữa sườn Đông và sườn Tây của dải Trường Sơn và Hoàng Liên Sơn

Chế độ mưa tập trung vào mùa thu đông
Sườn tây Trường Sơn
Chế độ mưa tập trung vào mùa hè
Tài nguyên nắng –bức xạ
Chế độ nắng và bức xạ ở nước ta rất phong phú. Do vị trí địa lý, về cơ bản nước ta nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời, quy định tính nhiệt đới của khí hậu. Ở miền Bắc, tổng lượng năm của bức xạ khoảng 95-100 kcal/cm2/năm, ở miền Nam trị số này tăng lên tới 130 Kcal/cm2/năm. Bức xạ tổng cộng trên cả nước đạt từ 100 -170Kcal/cm2 /năm
Xét chung toàn năm, bức xạ tổng cộng tăng dần từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, sự phân bố bức xạ tổng cộng tuân theo quy luật hoạt động của gió mùa. Vào các tháng I-II, bức xạ tổng cộng nhỏ nhất trên toàn miền Bắc với các trị số dao động khoảng 7-8 Kcal/cm2/tháng, chiếm 4 - 5% tổng lượng toàn năm. Bức xạ tổng cộng nhỏ nhất ở khu vực Vinh, Hà Tĩnh là nơi thường có nhiều mây do ảnh hưởng của front lạnh dừng trên Trường Sơn Bắc


Ở Tây Bắc và miền Nam, thời kỳ này trời thường quang mây nên bức xạ tổng cộng vượt quá 10 Kcal/cm2/tháng. Bước sang tháng III-IV bức xạ tổng cộng bắt đầu tăng.
Sự tăng diễn ra một cách khá đột ngột ở vùng Tây Bắc (vượt trên 10 Kcal/cm2/tháng ngay từ tháng III). Hầu khắp các tỉnh phía Bắc (trừ vùng Ðông Bắc), tổng lượng bức xạ tháng IV đều vượt 10 Kcal/cm2/tháng, còn ở miền Nam đạt từ 14,5 - 16,0 Kcal/cm2/tháng.
Quá trình phân bố lượng BXTC là do đặc điểm địa hình, nhất là những địa hình có hiệu ứng rõ rệt với gió mùa mùa đông
VD: vùng Tây Bắc có BXTC cao hơn vùng Đông Bắc Do dãy núi Hoàng Liên Sơn ngăn chặn được gió mùa Đông bắc
Số giờ nắng
Vùng Tây Bắc, quanh năm đều đạt 130 giờ nắng mỗi tháng.
- Tháng nhiều nắng nhất là tháng IV (Sơn La đạt 200 giờ).
Ở Bắc bộ và Bắc khu 4, trung bình số giờ nắng đạt từ 45 - 90 giờ/tháng. Thời gian ít nắng nhất là tháng II, III, chỉ đạt dưới 50 giờ/tháng. Từ tháng V trở đi số giờ nắng tăng lên, tháng VII đạt trị số cao nhất (trên 200 giờ/tháng).
Vùng Trung Bộ (từ Huế trở vào) quanh năm đều đạt trên 100 giờ/tháng. Từ tháng V đến tháng IX số giờ nắng đạt trên 200 giờ/tháng.

Tây Nguyên và Nam Bộ thời kỳ có số giờ nắng trên 200 giờ phân bố từ tháng XI đến tháng V. Nhiều tháng đạt 250 - 300 giờ nắng/tháng. Từ tháng V đến tháng IX số giờ nắng giảm song cũng đạt tới từ 180-200 giờ/tháng.
Nhìn chung có thể chia thành 2 khu vực: Miền Bắc, từ Ðồng Hới trở ra có tổng số giờ nắng hàng năm dưới 2.000 giờ, Miền Nam, từ Huế trở vào số giờ nắng xấp xỉ 3.000 giờ/năm.

Vùng núi phía Bắc số giờ nắng đạt 1500 giờ/năm.Đó là giá trị thấp nhất so với cả nước,
<2000 giờ>≈3000 giờ /năm
Chế độ nhiệt
Sự phân hoá chế độ nhiệt
Tác dụng của hoàn lưu, của biển, của địa hình đã góp phần vào sự hình thành chế độ nhiệt địa phương cũng như sự phân hoá các mùa khí hậu.
Tháng I là tháng có nhiệt độ thấp nhất trên lãnh thổ miền Bắc. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội là 16,60C, nhiều vùng chỉ đạt 130C (Lạng Sơn 13,70C, Tuyên Quang 15,80C, Móng Cái 15,30C ). Ở các vùng núi cao nhiệt độ xuống rất thấp, Sa Pa chỉ đạt 90C.

Các tỉnh phía nam có nhiệt độ trung bình tháng I khá cao (Ðồng Hới 18,90C, Quảng Trị 19,30C, Thành phố Hồ Chí Minh 25,80C
Từ tháng V trở đi, chuyển sang mùa nóng, tháng VII là tháng có nhiệt độ cao nhất: Hà Nội 28,80C, Lạng Sơn 27,20C, Ðồng Hới 29,40C, TP Hồ Chí Minh 27,50C.

Vào các tháng mùa nóng, có thể thấy nhiệt độ phân bố đồng đều hơn. Khu vực nóng nhất là giải đất ven biển Trung Bộ
Các trị số chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng ở:
Bắc Bộ dao động từ: 10-140C;
Bắc Trung Bộ:9-130 C
Nam trung Bộ: 4-80 C
Ở Nam Bộ 3-40C
Nói chung, chế độ nhiệt ở nước ta phân hoá rõ rệt theo vĩ độ: từ Bắc vào Nam nhiệt độ tăng dần.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hoá này là gió mùa. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới trong mùa đông, tạo thành một giai đoạn khí hậu lạnh khác biệt hẳn với những điều kiện bình thường của vùng nhiệt đới.
Hoạt động của gió mùa đông bắc tạo nên mùa lạnh ở miền Bắc.
Mùa lạnh: Nền nhiệt độ kk trung bình tháng ổn định<200 c
Mùa lạnh kéo dài theo từng khu vực như sau:
Bắc Bộ: mùa lạnh kéo dài 4-5 tháng.
Bắc Trung Bộ: mùa lạnh kéo dài 1-3 tháng.
Nam Bộ: không có mùa lạnh
Các vùng núi cao ở phía Bắc mùa lạnh đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn
Vùng có địa hình cao trên 1500m thì quanh năm nhiệt độ <200 c nên không có mùa nóng.

Mùa nóng
Là mùa có nền nhiệt độ trung bình tháng ổn định > 250 C
Mùa nóng kéo dài theo từng khu vực như sau:
Miền Bắc: kéo dài 4-5 tháng.
Nam Trung Bộ: kéo dài 9-10 tháng.
Nam Bộ: kéo dài cả năm.
Biến động trong chế độ nhiệt

Sự biến động chế độ nhiệt nhiều hay ít tuỳ thuộc vào hoạt động mạnh hay yếu của gió mùa. Nhìn chung biến động nhiệt trong các tháng mùa đông mạnh hơn các tháng mùa hè, ở các tỉnh phía Bắc dao động rõ hơn các tỉnh phía Nam. Ở miền Bắc, mức độ dao động nhiệt độ các tháng mùa lạnh từ 3 đến 50C.
Một chỉ tiêu quan trong trong chế độ nhiệt là biên độ nhiệt độ.
Biên độ nhiệt độ ở miền Bắc dao động từ 4-110C tuỳ từng vùng. Vùng ven biển biên độ nhiệt độ nhỏ nhất, tháng II-III, chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất chỉ dưới 40C, biên độ cao nhất vào tháng X-XI xấp xỉ 70C.
Khu vực có biên độ nhiệt độ lớn nhất là Tây Bắc, biên độ nhỏ nhất tới 8-90C (tháng VII- VIII), lớn nhất là 14-150C (tháng II-III).
Ở Tây Nguyên có biên độ nhiệt độ lớn nhất, trung bình là 10-110C, mùa khô biên độ lên tới 15-160C, mùa mưa dao động khoảng 7-80C.

Phân bố nhiệt độ theo không gian

Phân bố theo quy luật
giảm dần theo vĩ độ
giảm dần theo độ cao
Mức giảm t0
Đồng bằng duyên hải:
Ttb năm giảm 0,40 C / 10 vĩ

ĐC
Giảm 0,50 /100 m
Giảm
80-900/100 m
3
∑T0
Nhiệt độ tích luỹ
n
∑T= ∑WiTi
i=1
Wi- Số ngày trong tháng
Ti – Nhiệt độ TB tháng
n- số tháng đối với công thức
MƯA
LưỢNG mưa trung bình năm (khắp lãnh thổ): Từ 700 -5000 mm
Bảng các trung tâm có lượng mưa >2400mm
Vai trò tác động
Vai trò địa hình: Tác động mạnh.
- Hệ thống núi lớn: Sườn đón gió của cánh cung (Tiên Yên, Móng Cái –Quảng Ninh); Kỳ Anh-Hà Tĩnh... đón gió NE
Các trung tâm có lượng mưa trung bình năm<1400mm
Các yếu tố ảnh hưởng
Địa hình: ảnh hưởng rõ rệt, do nằm sâu trong các vùng thấp, núi bao bọc; ở sườn khuất gió thịnh hành trong mùa mưa.
Điều kiện theo vĩ độ; không rõ rệt



Lượng mưa tháng (mm/tháng)
Mùa mưa
Xác định theo trung bình số học của lượng mưa tháng: Mùa mưa là một chuỗi tháng liên tục, có lượng mưa trung bình tháng không dưới 100mm, trong đó tháng thứ nhất là tháng bắt đầu, tháng có trị số lớn nhất là tháng cao điểm và tháng cuối cùng là tháng kết thúc mừa mưa.
Mùa mưa trên các khu vực
Số ngày mưa và cường độ mưa
Số ngày mưa ở miền Bắc nhiều hơn ở Miền Nam
Miền Bắc có nhiều trung tâm diễn ra mưa nhiều ngày
Miền Nam có nhiều trung tâm diễn ra mưa ít ngày
Ngày có lượng mưa <5mm>Trong năm, đa số ngày mưa có lượng <10mm
Đặc trưng cường độ mưa
Kỷ lục về lượng mưa ngày
Kỷ lục lượng mưa ngày lớn nhất đo được ở Đô Lương (Nghệ An):788mm; Huế, Thanh Hoá là 731mm.
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ: chưa xảy ra mưa đạt đến 500mm/ngày.
Độ ẩm
Độ ẩm tương đối phụ thuộc vào nhiệt độ, biến trình ngày của độ ẩm tương đối trái ngược với nhiệt độ.
Độ ẩm tương đối có giá trị lớn vào ban đêm,cực đại vào sáng sớm.
Giảm vào buổi chiều, cực tiểu vào lúc giữa trưa.
Nước ta độ ẩm tương đối cao quanh năm
- Thời kỳ khô nhất :75%
- Thời kỳ ẩm nhất: 90%
Giới hạn độ ẩm thích hợp là 70-85%
* <70% Khô
* >85% quá ẩm
Chỉ số ẩm ướt
R
K= ---
E0
Trong đó: R- lượng mưa
E0 – khả năng bốc hơi tính theo công thức thực nghiệm của Ivanốp
E0 =0,018(t+25)2 (100 –r)
t- nhiệt độ kk
r – độ ẩm kk tương đối trung bình
Chuỗi tháng liên tục có trị số K >1: là mùa ẩm
Phân bố mùa ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm phổ biến trên cả nước trung bình đạt 80-85%;
Bắc Bộ; Vùng núi cao: 86-87%.
Nam Trung Bộ; Tây Nguyên: 77-78%


Bốc hơi
Trung bình năm, lượng bốc hơi ở các khu vực trên cả nước đạt 800-1500 mm




Nơi bốc hơi nhiều nhất là Cam Ranh : 2326mm
Nơi bốc hơi ít nhất là Hoàng Liên Sơn:494mm
Những nơi trên đất liền có lượng bốc hơi <800mm đều ở miền bắc
Vùng núi cao có lượng bốc hơi ít hơn các vùng núi thấp
Ở các đảo Miền nam( Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo..) đều có lượng bốc hơi>1100mm
Trường Sa có lượng bốc hơi 1561mm
Hạn
Giới hạn thời kỳ hạn: Lượng mưa tháng nhỏ hơn ½ khả năng bốc hơi.
Chỉ số khô hạn
Chỉ số khô hạn năm
En
Kn = ---
Rn
En – Lượng bốc hơi trung bình năm
Rn – Lượng mưa trung bình năm
Chỉ số khô hạn
Chỉ số khô hạn tháng
Eth
Kth = ---
Rth
En – Lượng bốc hơi trung bình tháng
Rn – Lượng mưa trung bình tháng
Một số nơi có trị số K năm <0,2:
- Bắc Quang,
- Hoàng Liên Sơn,
- Trà My.
Một số nơi có trị số K năm >1:
- Nha Hố,
- Cam Ranh,
- Phan Thiết,
- Nha Trang,
- Tây Nguyên
Nhìn chung: Trị số K năm ở Bắc Bộ thấp. K năm tăng dần từ Bắc vào Nam và từ vùng địa hình thấp đến cao
Sắp xếp thứ tự các vùng có trị số K năm (tăng dần)

- Tây Bắc
- Đông Bắc
- Đồng bằng Bắc Bộ
- Bắc Trung Bộ,
- Duyên hải Nam Trung Bộ:
Nam Bộ
Tây Nguyên
Cực Nam Trung Bộ
Khô hạn theo mùa của các khu vực trên lãnh thổ
Úng
Xảy ra khi lượng mưa tháng lớn hơn 2 lần khả năng bốc hơi.
Gió

Tốc độ gió trung bình
Tốc độ gió trung bình năm
Trên cả nước, thời kỳ lặng gió phổ biến nhất là tháng 10.
- Các đảo gần bờ (Cô Tô, Bạch Long Vĩ, , Lý Sơn, Phú Quý..)
- Vùng đồng bằng duyên hải,
- Tây Nguyên
Thời kỳ này tần suất xuất hiện lặng gió đạt 20-40%
Tây Bắc: 60%
Mùa đông

Hướng thịnh hành là E, N
Đồng bằng duyên hải Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Nam Bộ
NE, E
NW
E
E
Mùa hè

Hướng thịnh hành là W, S
Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Nam Bộ
S, SE
SW
S
sw
TNguyên
W
THỜI TIẾT KHÔ NÓNG
Số ngày trung bình năm xảy ra khô nóng
Mùa thời tiết khô nóng bắt đầu từ tháng III, IV
Mùa thời tiết khô nóng kết thúc:
- Phía Bắc: Tháng VIII
- Nam Trung Bộ : IX
Mùa thời tiết khô nóng cao điểm
- Phía Bắc: Tháng V, VI, VII
- Nam Trung Bộ: Tháng VI, VII, VIII
>410C
Dông

Ở miền Bắc, số ngày dông dao động từ 70-100 ngày/năm, vùng nhiều dông nhất là vùng Tiên Yên - Móng Cái (100-110 ngày/năm),
Vùng ít dông nhất là Quảng Bình, hàng năm chỉ dưới 80 ngày có dông.
Mùa dông ở Bắc Bộ từ tháng V-IX, ở Tây Bắc ngay từ tháng IV đã có dông.
Xã Phi Liêng (Đam Rông - Lâm Đồng)
Ở miền Nam, số ngày dông từ 40-100 ngày/năm.
Khu vực nhiều dông nhất là Ðồng bằng Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh- 138 ngày/năm, Hà Tiên 129 ngày/năm).
Vùng ít dông nhất là ven biển miền Trung (Nha Trang 39 ngày/năm, Qui Nhơn 46 ngày/năm).
Tây Nguyên cũng có ít dông hơn ở Nam Bộ (Ðà Lạt có 52 ngày dông/năm, Pleyku 91 ngày). Mùa dông ở Nam Bộ từ tháng IV-XI, ở Tây Nguyên từ tháng III-X.
trung bình hàng năm có 3,7 cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.
Năm nhiều bão nhất có 11 cơn (1964), năm ít nhất chỉ có 1 cơn (1922, 1945 ).
Miền Bắc nhiều bão hơn miền Nam. Trung bình miền Bắc có 2,5 cơn/năm, miền Nam 1,2 cơn/năm. Phân bố bão từ cuối tháng V và kết thúc vào cuối tháng XI, bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó là tháng VIII và tháng X
BÃO
Tháng IX nhiều bão ảnh hưởng hơn cả, có khoảng 2 cơn
Tháng V và tháng XII, 5 đến 7 năm mới xảy ra một lần, tháng IV từ 10 – 15 năm mới có một lần, tháng I,II và III rất hiếm khi có bão.
Ðoạn bờ biển từ Bắc Bộ vào Thanh Hóa bão Đến sớm nhất, từ tháng V Đến tháng X, Đoạn bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An Đến Ba Làng An(Bình Sơn-Quảng Ngãi) bắt đầu từ tháng VII đễn tháng X; Từ Ba Làng An đến Mũi Dinh có sự chuyển biến trong mùa bão, mãi tới tháng IX mới bắt đầu mùa bão, kết thúc vào tháng X. Vào tới bờ biển Nam Bộ, bão chỉ gặp rất ít vào đầu mùa gió mùa Ðông Bắc với tần số nhỏ.
Về cường độ gió bão: ở vịnh Bắc Bộ đã quan sát được tốc độ gió tới 50m/giây ( Bạch Long Vĩ, ngày 30/V-1960, 9/IX-1963, Phủ Liễn, ngày 9/IX-1968, Văn Lý, Nam Ðịnh, ngày 9/IX-1963).

Ở bờ biển Nam bộ, tốc độ gió bão thường nhỏ hơn Bắc bộ, tốc độ cực đại là 30-35 m/giây (Quảng Ngãi ngày 19/X-1971). Nhìn chung, từ Trung Bộ trở vào ảnh hưởng của bão giảm đi rõ rệt, chỉ có 50% số năm gặp gió bão trên 15m/giây.

Bão gây mưa rất to, gió lớn từng đợt xung quanh mắt bão. Bão thường gây mưa to gió lớn, một đợt mưa bão trung bình có thể cho lượng mưa tới 500 – 700mm gây lụt lội trên vùng rộng lớn
Khi hoạt động của bão có sự phối hợp với hoạt động của không khí lạnh vùng mưa lớn mở rộng ở phía bắc bão. Sau khi bão tan
trên cao có thể tồn tại vùng áp thấp hay rãnh áp thấp tiếp tục gây mưa lớn tạo nên hình thế thời tiết mưa lớn.
Gió bão đẩy nước vào bờ cao hơn 5m, nhất là khi kết hợp với thuỷ triều lên cao
Các cơn bão mạnh có thể gây ra tố lốc ở rìa phần phía trước, phía phải so với hướng di chuyển của bão.
Trung bình ở vùng trung tâm bão không có sấm chớp do cơ chế trung hoà điện hiện chưa rõ.
Quỹ đạo trung bình qua các tháng của các cơn bão đổ bộ từ biển Đông
vào Việt Nam (đường liền) và vị trí trung bình tháng của dải hội tụ nhiệt đới (đường đứt)
Đầu mùa dòng dẫn đường ở rìa phía nam áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương nằm ở vị trí bắc nhất trong năm nên đưa bão di chuyển chủ yếu vào phía nam Trung Quốc vào tháng 6 và đưa bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam vào tháng 7, tháng 8.
Sang tháng 9, tháng 10 xoáy thuận hành tinh mở rộng đẳng áp cao cận nhiệt xuống phía nam và hơi lệch tây nên quỹ đạo bão bị đẩy xuống phía nam, đổ bộ vào Bắc và Nam Trung Bộ.
Tháng 11, 12 bão có thể đổ bộ vào Nam Bộ. Hoạt động phối hợp của bão và dải hội tụ nhiệt đới đóng vai trò quy định, tháng cực đại mưa ở Bắc Bộ (tháng 8), Bắc Trung Bộ (tháng 9) và Nam Trung Bộ (tháng 10).
Dải hội tụ nhiệt đới
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu hình thành bởi sự hội tụ của tín phong hai bán cầu, của tín phong một bán cầu với tín phong bán cầu kia sau khi vượt xích đạo và chuyển hướng và tín phong mỗi bán cầu với đới gió tây xích đạo mở rộng
Ở Việt Nam và Biển Đông dải hội tụ nhiệt đới hình thành bởi gió mùa tây nam và tín phong đông nam hay đông thổi từ phần hướng về phía xích đạo của áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương.
Vào đầu mùa do rãnh gió mùa mở rộng về phía đông bắc tới tận phía nam Trung Quốc nên rãnh gió mùa nằm ở phía bắc, thực tế tách rời khỏi dải hội tụ nhiệt đới trên Biển Đông trong rãnh xích đạo.
vào cuối mùa hè rãnh gió mùa dịch chuyển xuống phía nam nên có khi nối liền thành một dải với dải hội tụ nhiệt đới trên Biển Đông tạo một dải hội tụ kéo dài từ Philippin vào sâu trong lục địa Nam và Đông Nam Á.
Vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới trên khu vực Đông Dương và Biển Đông xác định theo đường tần suất cao nhất trong lưới 2x2 độ kinh vĩ
Tháng 7 phần phía đông dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển lên phía bắc cùng với cao áp cận nhiệt.
Đến tháng 8 cao áp cận nhiệt ở vị trí cao nhất và dải hội tụ nhiệt đới cũng nằm ở vị trí
cao nhất trong năm, khi đó nó vắt qua Bắc Bộ
Tháng 9 cao áp cận nhiệt bị áp thấp hành tinh đẩy về phía xích đạo và dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển xuống Bắc và Nam Trung Bộ.
Đến tháng 10 dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển xuống Nam Bộ. Hàng năm dải hội tụ nhiệt đới tháng 11 – 12 hoạt động ở Nam Bộ. Cùng với bão hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới quy định mùa mưa và tháng mưa cực đại ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Nghị
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)