Bài 30. Tổng kết chương II : Nhiệt học

Chia sẻ bởi Nông Thị Bích Diệp | Ngày 26/04/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Tổng kết chương II : Nhiệt học thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

CáC CHUYÊN Đề Lý 6

HọC Kỳ II
Chuyên Đề I
Chọn từ hoặc số thích hợp điền vào các chỗ trống
Bài 16 : ròng rọc .
Bài 18 : sự nở vì nhiệt của vật rắn.
Bài 19 : sự nở vì nhiệt của chất lỏng .
Bài 20 : sự nở vì nhiệt của chất khí.
Bài 21 : một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt .
Bài 13 : Máy đơn giản
Bài 13.1:
Hãy dùng những từ thích hợp sau: ( mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy) điền vào các chỗ trống.
Khi kéo vật nặng lên cao theo chiều thẳng đứng người ta có thể sử dụng ......................
Để đưa một thùng phuy từ mặt đất lên xe ô tô người ta dùng ...........................
Người ta thường dùng .......................... để bẩy một tảng đá nặng.
Bài 13 : Máy đơn giản
Bài 13.2:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :

............................... là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng .
Các máy đơn giản thường là : mặt phẳng nghiêng, đòn bảy, ...................
Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực có cường độ ...................... trọng lượng của vật.
Bài 16 : Ròng Rọc
Bài 16.1 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn so với khi sử dụng một ròng rọc (a) ....................... hoặc một ròng rọc (b) .................... Vì hệ thống này vừa được lợi về ..................... (c) của lực kéo, vừa được lợi về (d) ............................... của lực kéo.
Bài 16 : Ròng Rọc
Bài 16.2 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Dùng ròng rọc động để đưa vật lên cao ta chỉ cần kéo dây với mọt lực ....................... trọng lượng của vật.
Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi .......................của lực, không có tác dụng thay đổi .................................. của lực.
Palăng là một thiết bị gồm nhiều ròng rọc. Dùng Palăng cho phép giảm ...................... của lực kéo, đồng thời làm ......................... của lực này.
BàI 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.1 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a/ Các chất rắn (1) ...................... khi nóng lên, và (2) .............. khi lạnh đi.
b/ Các chất rắn khác nhau thì ............. khác nhau.
c/ Bêtông có độ giãn nở (1) ......................... thép. Nhờ đó mà các trụ Bêtông cốt thép không bị nứt khi (2) ..................... ngoài trời thay đổi.
BàI 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.2 ;
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a. Khi nhiệt độ tăng thì thể tích quả cầu bằng kim loại ...................... ; nhiệt độ giảm thì thể tích của nó sẽ ....................
b.�Sự giãn nở vì nhiệt của nhôm ............. so với đồng, sự giãn nở vì nhiệt của đồng ......................... so với sắt.
c. Sự ........... của chất rắn có nhiều trong kĩ thuật.
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Bài 19.1 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Chất lỏng (1) ...................... khi nóng lên và (2) ......................... khi lạnh đi.
Đối với nước khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì (1) ..............................., chỉ khi tăng nhiệt độ từ 40C trở lên thì nước mới (2) ........................
Mỗi chất lỏng khác nhau thì có độ giãn nở vì nhiệt ..........................
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt
của chất lỏng
Bài 19.2 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Khi tra vành sắt vào bánh xe gỗ, người ta phải đốt nóng vành sắt lên để vành ....................... rồi với tra gỗ vào.
Trong kĩ thuật xây cầu, đường ray xe lửa, người ta phải chừa khoảng hở giữa hai nhịp cầu, hoặc chỗ nối hai đoạn đường ray xe lửa để khi ....................... thì chúng ................... không làm hư hỏng cầu hay đường ray.
Khi nhiệt độ tăng, các chất lỏng khác nhau sẽ ...................... khác nhau. Trong các chất: ête, rượu, thuỷ ngân thì .................. dãn nở ít nhất.
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Bài 19.3 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
Thể tích nước trong bình sẽ ...................... khi nóng lên, thể tích nước ....................... khi lạnh đi.
Trong các chất lỏng: ête, xăng, dầu hoả, rượu thì .......................... dãn nở vì nhiệt nhiều nhất.
Khi đun nước, người ta không đổ nước đầy ấm vì nước sẽ ......................... khi nhiệt độ tăng và nó ................................. ra ngoài.
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt của chất khí
Bài 20.1 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a. Chất khí ............. khi nóng lên ........................ khi lạnh đi.
b. Các chất khí khác nhau nở nhiệt .........
c. Chất khí nở nhiệt ................. chất lỏng, chất lỏng nở nhiệt .................. hơn chất rắn.
d. Khi chất khí trong binh được đun nóng, khối lượng riêng của khí ..................
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt của chất khí
Bài 20.2 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Thể tích khí trong bình .................... khi nóng lên ..................... khi lạnh đi.
b)�Khi chất khi bị lạnh đi thì ................ của nó sẽ tăng.
c) Sự nở vì nhiệt của chất khí ........... chất lỏng và sự nở vì nhiệt của chất lỏng ...................... chất rắn.
BàI 21 : Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Bài 21.1 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng ........................ của các chất.
b. Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những ...................... rất lớn.
c.�Khi thanh thép nở ra (1) ......................... nó gây ra (2) ............................ rất lớn. Khi thanh thép co lại vì nhiệt nó cũng gây ra (3) ........................rất lớn.
BàI 21 : Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Bài 21.2 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a. Băng kép được sử dụng nhiều ở các thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi .......................
b. Hai gối đỡ hai đầu của một số cầu thép có cấu tạo ............... Một gối đỡ phải đặt trên các con lăn để khi ....................., cầu nở dài ra mà không bị ngan cản.
c. Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa có để ............... Khi trời nóng, đường ray .................. mà không bị ngan cản.
Bài 22 : Nhiệt kế
nhiệt giai
Bài 22.1 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a. Trong nhiệt giai Xenxiut nhiệt độ của nước đá đang tan là (1) .......................... của hơi nước đang sôi là (2) ..............................
b. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là (1) ..........................., của hơi nước đang sôi là (2) .............................
c. để đo nhiệt độ người ta dùng (1) ................ Nhiệt kế thường dùng dựa tên hiện tượng .......................... vì nhiệt của các chất.
Bài 22 : Nhiệt kế
nhiệt giai
Bài 22.2 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a)�Trong nhiệt kế y tế, nhiệt kế thấp nhất ghi trên nhiệt kế là ................., nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là ..................
b)�Trong nhiệt kế kim loại, nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là ................ nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là ............
c)�Trong nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là ......... , nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là ............
d) Trong nhiệt kế rượu, nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là ................, nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là ................
Bài 24-25 : Sự nóng chảy
sự đông đặc
Bài 24-25.1 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là (1) ..................... Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là (2) ..................
b. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc)ở một (1) ......................... Nhiệt độ đó gọi là (2) ............................. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì (3) .....................................
Bài 24-25 : Sự nóng chảy
sự đông đặc
Bài 24-25.2:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a.�Một chất (1) ............ ở nhiệt độ nào thì cũng (2) ..........................ở nhiệt độ đó.
b. Trong suốt thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật ....................
c. Rượu đông đặc ở nhiệt độ .................... , còn bang phiến nóng chảy ở nhiệt độ ...............................
Bài 24-25 : Sự nóng chảy
sự đông đặc
Bài 24-25.3 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Đa số chất rắn khi nóng chảy sẽ ............... thể tích.
b.Đối với một chất xác định thì nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ nóng chảy .......................
c. Một chất khi nó ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của nó thì nó ở thể ..............
d. Nếu ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt nóng chảy thì nó ở thể ...................................
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Bài 26-27.1 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là .......................................................
b) Nếu chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là .................................................
c) Tốc độ ..................................... của một chất phụ thuộc vào ........................., gió, và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Bài 26-27.2 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a)�Quá trình ngưng tụ xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào .............. ; khi nhiệt độ càng ................. thì quá trình ngưng tụ xảy ra nhanh hơn.
b) Gió giúp cho sự bay hơi xảy ra .............
c)�Nếu diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng rộng thì sự bay hơi xảy ra .............
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Bài 26-27.3 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Khi mặt trời mọc sương mù lại tan vì .......... tăng làm cho tốc độ .......... nhanh.
b.�Hơi nớc trong không khí ban đêm gặp lạnh, ................... thành các giọt sương.
c. Chất lỏng có thể bay hơi từ bắt kì ............. nào nhưng hơi chỉ ............... khi nhiệt độ của nó thấp hơn một nhiệt độ xác định nào đó tuỳ theo từng chất.
Bài 28 - 29 : sự sôi
Bài 28-29.1 :
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a.�Nước sôi ở nhiệt độ (1) .............. nhiệt độ này gọi là (2) ...........................
b.�Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước .........................................
c.�Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng. áp suất trên mặt thoáng càng (1) .................. thì nhiệt độ sôi của chất lỏng (2) ...........................
Bài 28 - 29 : sự sôi
Bài 28-29.2:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a.�Mỗi chất lỏng khác nhau th có nhiệt độ sôi .............................
b.�Khi áp suất trên mặt chất lỏng giảm thì nhiệt độ sôi ................................
c.�Khi áp suất trên mặt chất lỏng tăng thì nhiệt .................................... tăng.
d.�Nhiệt độ sôi của rượu là ............... , ête là ..........................
Bài 28 - 29 : sự sôi
Bài 28-29.3:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a.�Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân ........ nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu ........... nhiệt độ sôi của nước.
b.�Rượu sôi ở nhiệt dộ ............. , ête sôi ở nhiệt độ ...............................
c.�Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi chất lỏng vừa bay hơi ngay bên .............. lòng chất lỏng , vừa bay hơi trên ............. của chất lỏng.
Chuyên Đề I
Chọn từ hoặc số thích hợp điền vào các chỗ trống
Bài 16 : ròng rọc .
Bài 18 : sự nở vì nhiệt của vật rắn.
Bài 19 : sự nở vì nhiệt của chất lỏng .
Bài 20 : sự nở vì nhiệt của chất khí.
Bài 21 : một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt .
Chuyên Đề II
Chọn câu Đúng hoặc câu sai theo yêu cầu của đề bài.
Bài 22 : nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 24 - 25 : sự nóng chảy và sự đông đặc .
Bài 26 - 27 : sự bay hơi và sự ngưng tụ .
Bài 28 - 29 : sự sôi .
Bài 16. Ròng rọc
Bài 16.1 : Chọn các câu đúng trong các câu sau :
a. Ròng rọc động giúp làm thay đổi cường độ của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
b. Ròng rọc động giúp làm trọng lượng của vật nhỏ đi khi kéo vật.
c. Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
d. Ròng rọc cố định giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Bài 16. Ròng rọc
Bài 16.2 : Hãy chọn câu trả lời đúng .
Dùng ròng rọccố định ta sẽ được lợi về.
a. Cường độ của lực kéo.
b. Hướng của lực kéo.
c. Cường độ và cả hướng của lực kéo.
Bài 16. Ròng rọc
Bài 16.3 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
a. Ròng rọc động giúp ta thay đổi hướng và cả cường độ của lực kéo.
b. Khi nâng hoặc di chuyển vật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều ròng rọc.
c. Ròng rọc cố định giúp ta có lợi về cường độ của lực kéo.
Bài 16. Ròng rọc
Bài 16.4 :
Cho hai hệ thống ròng rọc a và b như sau. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau :
a. Hệ thống ròng rọc a có lợi về lực hơn hệ thống ròng rọc b.
b. Hệ thống ròng rọc b có lợi về lực hơn hệ thống ròng rọc a.
c. Cả hai hệ thống ròng rọc đều có lợi về lực như nhau.
d. Cả hai hệ thống ròng rọc đều không có lợi về lực.
F
F
b)
a)
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.1 : Chọn câu đúng trong các câu sau :
a. Mọi vật rắn đều dãn nở như nhau.
b. Chất rắn nở ra khi lạnh đi và co lại khi nóng lên.
c. Khi nhiệt độ thay đổi thì chất rắn không dãn nở.
d. Khi nhiệt độ tăng thì chất rắn nở ra, khi nhiệt độ giảm chất rắn co lại.
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.2 : Chọn câu đúng trong các câu sau :
a. Khi nung nóng một vật rắn thì khối lượng riêng của vật giảm.
b. Để lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng cán dao rồi mới tra khâu vào cán.
c. Khi nung nóng một vật rắn thì thể tích và khối lượng của vật đều tăng.
d. Hai quả cầu bằng kim loại có hình dáng và thể tích như nhau thì khi nở ra vì nhiệt sẽ nở ra giông nhau.
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.3 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau đây :
a. Tất cả kim loại đều dãn nở vì nhiệt như nhau.
b. Độ dãn nở vì nhiệt của đồng nhiều hơn độ dãn nở vì nhiệt của sắt.
c. Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.
d. Độ dãn nở vì nhiệt của sắt ít hơn độ dãn nở vì nhiệt của nhôm.
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng .
Bài 19.1 : Hãy chọn câu đúng :
Khi làm lạnh một khối nước trong bình từ nhiệt độ 200C đến 00C thì:
a. Khối lượng và khối lượng riêng của nước đều tăng.
b. Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng.
c. Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước giảm.
d. Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng, sau đó lại giảm.
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng .
Bài 19.3 : . Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Các chất lỏng đều dãn nở vì nhiệt như nhau.
b. Dầu hoả dãn nở vì nhiệt nhiều nhất trong các loại chất lỏng.
c. Khi nhiệt độ tăng thêm 500C thì độ tăng thể tích của 1l thuỷ ngân là 9cm3.
d. Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 400C thì thể tích của nước sẽ giảm.
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt của chất khí .
Bài 20.1 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau
a. Chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít được sắp xếp như sau: Khí, lỏng, rắn.
b. Khi chất khí và lỏng được đun nóng, khối lượng riêng của chúng giảm.
c. Thể tích khí trong bình giảm khi khí nóng lên .
d. Sự tạo thành mây là do các khối hơi nước bốc lên từ biển, sông, hồ... bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nóng lên, nở ra, nhẹ đi và bay lên .
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt của chất khí .
Bài 20.2 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
a. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
b. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
c. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
d. Khi đun nóng chất khí thì khối lượng riêng giảm.
Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Bài 21.2 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau đây :
a. Trong kết cấu bê tông người ta chỉ dùng sắt hoặc thép mà không dùng các kim loại khác là vì sắt, thép có độ dãn nở vì nhiệt gần giống với bê tông.
b. Đối với nước khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì thể tích của nó lại giảm đi. Bởi vậy ở 40C nước có khối lượng riêng lớn nhất.
c. Quả bóng bàn bị bẹp nếu nhúng vào nước nóng thì sẽ phồng lên như cũ là vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên.
Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Bài 21.2 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau :
a. Sự nở vì nhiệt của vật rắn có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật: xây dựng cầu, đặt đường ray xe lửa, chế tạo các thiết bị tự động dùng điện...
b. Khi nút chai thuỷ tinh khó mở, ta đốt nóng cổ chai, thì cổ chai nở ra trong lúc nút chai chưa kịp nở, giúp ta mở nút chai được dễ dàng.
c. Khi cùng tăng lên một nhiệt độ như nhau, ta thấy chất rắn dãn nở nhiều nhất, rồi đến chất khí, rồi đến chất lỏng.
Bài 22 : Nhiệt kế
nhiệt giai .
Bài 22.1 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
a. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
b. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
c. Trong nhiệt giai Farenhai nhiệt độ của nước đá đang tan là 300F.
d. Trong nhiệt giai Xenxiut nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C .
Bài 22 : Nhiệt kế
nhiệt giai .
Bài 22.2 : Chọn ra câu trả lời đúng trong các câu sau.
Để đo nhiệt độ cơ thể người ta thường dùng:
a. Nhiệt kế thuỷ ngân.
b. Nhiệt kế y tế.
c. Nhiệt kế nước.
Bài 22 : Nhiệt kế
nhiệt giai .
Bài 22.3 : Hãy chọn một câu trả lời đúng.
Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
a. Nhiệt độ thấp nhất trên nhiệt kế y tế là 340C.
b. Nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ cao nhất là 420C.
c. Nước sôi ở nhiệt độ khá cao nên nhiệt kế y tế sẽ vỡ.
Bài 22 : Nhiệt kế
nhiệt giai .
Bài 22.4 : Hãy chọn câu trả lời đúng .
Một chất lỏng ở 200C thì trong nhiệt giai Farenhai nhiệt độ chất lỏng đó là :
a . 400 F b. 680F
c. 200F d. 860F
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 24-25.1: Hãy chọn câu đúng :
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy, hiện tượng nào liên quan đến sự đông đặc.
a. Đốt nóng một ngọn nến.
b. Đặt lon nước vào ngăn đặc của tủ lạnh.
c. Bỏ cục nước đá vào ly nước.
d. Hạ nhiệt độ băng phiến đến 700C.
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 24-25.1 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
a. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy, sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
b. Đối với một chất xác định, nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
c. Nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc của một chất thay đổi theo thời gian.
d. Đa số các chất khi đông đặc thì giảm thể tích .
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi
và ngưng tụ
Bài 26-27.1 : Hãy chọn câu đúng
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là bay hơi, hiện tượng nào là ngưng tụ.
a. Quần áo được phơi khô.
b. Những giọt sương đọng trên lá cây.
c. Những vũng nước lâu ngày sẽ cạn đi.
d. Khi nấu cơm, trên nắp vung nồi có đọng những giọt nước.
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và ngưng tụ
Bài 26-27.2 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau đây:
a. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
b. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió nhưng không phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
c. Sự chuyển biến từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
d. Dự ngưng tụ xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ giảm thì quá trình ngưng tụ xảy ra nhanh hơn.
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và ngưng tụ
Bài 26-27.3 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau.
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào:
a. Nhiệt độ
b. Gió
c. Mặt thoáng của chất lỏng
d. Chất lỏng nhiều hay ít.
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.1: Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau :

a. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
b. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
c. Trong cùng một điều kiện các chất lỏng khác nhau thì nhiệt độ sôi khác nhau.
d. Nhiệt độ sôi của rượu là 1000C, nhiệt độ sôi của thuỷ ngân là 800C..
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29-2 : Chọn câu trả lời đúng.
Các chất lỏngcó nhiệt độ sôi theo thứ tự giảm dần như sau:
a. Rượu, ête, nước, thuỷ ngân.
b. Thuỷ ngân, nước, rượu, ête.
c. Nước, rượu, thuỷ ngân, ête.
d. Ête, rượu, thuỷ ngân, nước.
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29-3 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
a. Nhiệt độ sôi của chất lỏng không phụ thuộc vào áp suất của chất lỏng.
b. ở áp suất cao hơn áp suất tiêu chuẩn, nước sôi trên 1000C.
c. Khi áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng tăng thì nhiệt độ sôi tăng.
d. Khi áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng giảm thì nhiệt độ sôi giảm.
Chuyên đề III
Câu hỏi định tính

Bài 16 : ròng rọc .
Bài 18 : sự nở vì nhiệt của vật Rắn .
Bài 19 : sự nở vì nhiệt của chất Lỏng .
Bài 20 : sự nở vì nhiệt của chất khí .
Chuyên đề III
Câu hỏi định tính
Bài 21 : một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt .
Bài 22 : nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 24 - 25 : sự nóng chảy và sự đông Đặc .
Bài 26 - 27 : sự bay hơi và sự ngưng tụ .
Bài 28 - 29 : sự sôi .
Bài 16 : Ròng rọc
Bài 16.5 :
Dùng lực kéo F theo phương ngang, có thể nâng vật nặng lên cao theo phương thẳng đứng bằng 3 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động được hay không ? Nếu được, hãy vẽ hình minh hoạ.
Bài 16 : Ròng rọc
Bài 16.2 :
Trong hình vẽ là 2 hệ thống ròng rọc a và b.
a. Dùng hệ thống ròng rọc nào có lợi về lực hơn.
b. Hệ thống ròng rọc b có lợi về lực hơn hệ thống ròng rọc a.












F
a)
F
b)
Bài 16 : Ròng rọc
Bài 16.4 :
Nêu số ròng rọc cố định và ròng rọc động trong các hình vẽ sau :
F
F
F
b)
c)
a)
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.1 :
Tại sao tháp ép - phen về mùa hè lại cao hơn một chút so với chiều cao của tháp trong mùa đông ?
Bài 18.2 :
Tại sao các thầy thuốc khuyên không nên ăn những thức ăn nóng quá hay lạnh qúa, dễ bị hư răng ?
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.3 :
Một đĩa kim loại mỏng, ở chính giữa có khoét 1 lỗ tròn. Khi quả cầu kim loại chưa bị đun nóng thì quả cầu lọt qua lỗ tròn. Khi đun nóng quả cầu thì quả cầu không lọt qua lỗ tròn. Tại sao ? Muốn cho quả cầu (đã được đun nóng) lọt qua lỗ tròn ta phải làm cách nào ?
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.5 :
Tại sao khi lắp khâu dao khâu liềm ta phải nung nóng khâu lên rồi mới lắp.
Bài 18.6 :
Tại sao cốc thuỷ tinh dày lại dễ vỡ vì nước sôi hơn cốc thuỷ tinh mỏng.
Bài 18.7 :
Tại sao khi lắp ráp các đường ray xe lửa, ở mỗi đoạn nối của đường ray người ta đều chừa 1 khe hở?
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.1 :
Hãy xếp theo thứ tự các chất lỏng: ête, rượu, nước, dãn nở vì nhiệt từ ít đến nhiều.
Bài 19.2 :
Khi đun nóng, ta đổ nước đầy ấm, nước vẫn không tràn ra ngoài vì bình và nước đều nở ra. Câu nói trên đúng hay sai ?
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.3 :
Tại sao nhúng nhiệt kế vào cốc nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới lên cao?
Bài 19.4 :
Tại sao người ta dùng chất lỏng là rượu hoặc thuỷ ngân làm nhiệt kế mà không dùng nước ?
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.5 :
Có 2 bình thuỷ tinh tiết diện giống nhau đựng cùng 1 lượng chất lỏng, một bình đựng rượu, một bình đựng nước. Hỏi nếu đun của 2 bình trên lên cùng một nhiệt độ thì độ dâng của các mực chất lỏng trong 2 bình có bằng nhau không?
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.6 :
Khi đun nóng chất lỏng thì đại lượng nào của chất lỏng sẽ thay đổi, khối lượng hay khối lượng riêng ?
Bài 19.7 :
Tại sao vỏ của nhiệt kế và chất lỏng dùng làm nhiệt kế phải có độ dãn nở khác nhau .
Bài 20 : Sự nở vì Nhiệt
của chất khí .
Bài 20.1 :
Khi nóng lên, bầu ống quản và thuỷ ngân đều nở ra. Tại sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống quản của nhiệt kế?
Bài 20.2 :
Tại sao khi quả bóng bàn bị dẹp cho vào nước sôi thì có thể phồng lên như cũ.
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt
của chất khí .
Bài 20.3 :
Khi đun nóng khí ở bình A giọt thuỷ ngân dịch chuyển sang bên nào? Tại sao?
A
B
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt
của chất khí .
Bài 20.4 :
Một giọt thuỷ ngân đang nằm cân bằng trong một ống thuỷ tinh có chứa khí (như hình vẽ). Khi đun nóng phần B của ống thì giọt thuỷ ngân có dịch chuyển không? Nếu có thì dịch chuyển như thế nào?
A
B
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt
của chất khí .

Bài 20.5 :
Vào những ngày trời nắng gắt, không nên bơm lốp xe quá căng. Tại sao ?
Bài 21 : Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Bài 21.1 :
Tại sao khi lợp nhà bằng tôn phẳng, người ta đóng đinh ở một đầu, còn đầu kia phải để tự do?
Bài 21.2 :
Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong.
Bài 21 : Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt .
Bài 21.3 :
Tạo sao một đầu cầu thép phải đặt gối lên các con lăn, mà không đặt cố định như đầu cầu bên kia?
Bài 21.4 :
Băng kép trong bàn là là bộ phận đóng - ngắt mạch điện tự động khi nhiệt độ thay đổi. Hãy giải thích cơ chế hoạt động của băng kép đó? Nó có tác dụng gì?
Bài 21 : Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt.
Bài 21.5 :
Muốn áp hai tấm kim loại vào nhau người ta tán rivê : Nung đỏ rivê, đặt nhanh vào lỗ xuyên qua 2 tấm kim loại, dùng búa tán rivê. Tại sao phải nung đỏ rivê mà không dùng đinh tán rivê nguội?
Bài 21.6 :
Tại sao khi tra vành sắt vào bánh xe gỗ, người ta phải đốt vành sắt nóng lên rồi mới tra .
Bài 22 : Nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 22.1 : Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
a. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
b. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
c. Trong nhiệt giai Farenhai nhiệt độ của nước đá đang tan là 300F.
d. Trong nhiệt giai Xenxiut nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C .
Bài 22 : Nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 22.2 : Chọn ra câu trả lời đúng trong các câu sau.
Để đo nhiệt độ cơ thể người ta thường dùng:
a. Nhiệt kế thuỷ ngân.
b. Nhiệt kế y tế.
c. Nhiệt kế nước.
Bài 22 : Nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 22.3 : Hãy chọn một câu trả lời đúng.
Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
a. Nhiệt độ thấp nhất trên nhiệt kế y tế là 340C.
b. Nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ cao nhất là 420C.
c. Nước sôi ở nhiệt độ khá cao nên nhiệt kế y tế sẽ vỡ.
Bài 22 : Nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 22.4 : Hãy chọn câu trả lời đúng .
Một chất lỏng ở 200C thì trong nhiệt giai Farenhai nhiệt độ chất lỏng đó là :
a . 400 F b. 680F
c. 200F d. 860F
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Bài 24-25.1 :
Hãy xếp theo thứ tự nhiệt độ nóng chảy giảm dần của các chất sau: Băng phiến, nước đá, rượu, thuỷ ngân.
Bài 24-25.2 :
Hãy cho biết kim loại nào sau đây: vàng, bạc, đồng, thép, nhôm, chì có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất và nhiệt độ nóng chảy đó là bao nhiêu?
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Bài 24.25.3 :
Băng phiến ở trạng thái nào khi nhiệt độ của nó là 200C; 800C; 1000C.
Bài 24.25.4 :
Thả một thỏi chì và một thỏi vàng vào bạc đang nóng chảy. Hỏi chúng có nóng chảy theo bạc không?
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc .
Bài 24.25.5 :
Tại sao khi nước đá đặt trong ngăn đặc của tủ lạnh thì không tan, nhưng nếu đem ra ngoài thì nước đá sẽ tan ?
Bài 24.25.6 :
ở những xứ lạnh, người ta thường dùng rượu làm nhiệt kế, chứ không dùng thuỷ ngân , vì sao ?
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và ngưng tụ .
Bài 26-27.1 :
Hãy xếp theo thứ tự các chất có tốc độ bay hơi giảm dần: rượu, dầu, ête, nước.
Bài 26-27.2 :
Muốn làm loãng nước sơn, người ta thường pha xăng vào nước sơn hơn là pha dầu. Tại sao?
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và ngưng tụ .
Bài 26-27.3 :
Tại sao khi phơi những tấm ván mới xẻ từ thân cây, tấm ván thường bị cong?
Bài 26-27.4 :
Mực trên tờ giấy (không thấm) khô đi rất nhanh, mực trong lọ để hở cạn đi lâu hơn. Vì sao vậy? Nếu lọ mực được đậy kín thì mực trong lọ có cạn đi không? Hãy giải thích tại sao?
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và ngưng tụ .
Bài 26-27.5 :
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? Nêu những ví dụ minh hoạ những phụ thuộc trên.
Bài 26-27.6 :
Tại sao nước hoa đựng trong chai đậy kín thì không cạn, nhưng nếu mở nút thì sẽ cạn đi rất nhanh?
Bài 26 - 27 : Sự bay hơi và ngưng tụ .
Bài 26-27.7 :
Dựa trên cơ sở nào người ta có thể sản xuất muối từ nước biển ?
Bài 26-27.8 :
Khi không khí ở 300C có lúc ta lại cảm thấy dễ chịu nhưng có lúc ta cảm thấy oi bức khó chịu. Hãy giải thích tại sao ?
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.1 :
Hãy xếp theo thứ tự các chất sau: ête, rượu, nước, thuỷ ngân có nhiệt độ sôi tăng dần.
Bài 28-29-2 :
Nhiệt độ sôi của một chất lỏng có phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng không ? Cho ví dụ minh hoạ kết luận trên .
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.3 :
Trên núi cao có thể luộc chín trứng trong nước sôi không? Tại sao?
Bài 28-29.4 :
Khi đun nước sôi trong nồi áp suất thì nhiệt độ sôi của nước có phải là 1000C không? Tại sao?
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.5 :
Người ta đổ những lượng nước như nhau vào hai bình có tiết diện khác nhau (1 và 2). Trong cùng điều kiện đun thì thấy thời gian cần thiết để đun sôi nước là khác nhau. Hãy giải thích vì sao ?
1)
2)
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.6 :
Các chất sau đây: Nước, rượu, thuỷ ngân, chì. Chất nào có:
a. Nhiệt độ sôi cao nhất.
b. Nhiệt độ sôi thấp nhất.
c. Nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
d. Nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
Bài 28 - 29 : Sự sôi
Bài 28-29.7 :
Trong công nghiệp sản xuất đồ hộp, người ta cần nhiệt độ của nước cao hơn 1000C. Bằng cách nào có thể thực hiện được điều này.
Bài 28-29.8 :
Bỏ một chai thủy tinh kín trong đó có nước vào nồi nước đang sôi. Hỏi nước trong chai có thể sôi được không? Tại sao
Chuyên đề iv
Câu hỏi định lượng
Bài 18 : sự nở vì nhiệt của vật Rắn .
Bài 19 : sự nở vì nhiệt của chất Lỏng .
Bài 22 : nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.1 :
ở 00C, một quả cầu bằng sắt và một quả cầu bằng đồng có cùng thể tích 1000 cm3. Khi nung nóng hai quả cầu lên 500 thì quả cầu bằng sắt có thể tích 1001,8 cm3, quả cầu bằng đồng có thể tích 1002,5 cm3. Tính độ tăng của thể tích mỗi quả cầu. Quả cầu nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn ?
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.2 :
ở 00C quả cầu bằng kim loại có bán kính là 6,2 cm. Khi nhiệt độ của quả cầu là 500C, bán kính của quả cầu tăng thêm 0,15 cm. Tính bán kính của quả cầu ở 500C. Thể tích của quả cầu có tăng lên không ?
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.4 :
Tại sao pittông và xilanh của động cơ nhiệt phải làm bằng những chất có sự dãn nở vì nhiệt giống nhau? Hiện tượng gì xảy ra khi chúng làm từ những chất có độ co dãn vì nhiệt khác nhau .
Bài 18 : Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Bài 18.4 :
ở 00C, thanh ray bằng sắt có chiều dài 15m. Nếu nhiệt độ tăng lên 300C thì chiều dài của thanh ray là bao nhiêu, biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì chiều dài của sắt tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu.
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.1 :
Một bình đựng rượu và một bình đựng nước có cùng thể tích là 1 lít ở 00C. Khi nung nóng hai bình lên nhiệt độ 500C, thì thể tích của nước là 1,012 lít, thể tích của rượu 1,058 lít. Tính độ tăng thể tích của rượu và nước. Chất nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn ?
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.2 :
Có một bình đựng rượu và một bình đựng ête. ở 00C bình đựng rượu chứa 2 lít rượu, bình đựng ête chứa 1,0 lít ête. Khi nhiệt độ tang lên 500C thì thể tích của rượu và ête lúc đó là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 500C thì độ tang thể tích của 1 lít rượu là 58 cm3, của 1 lít ête là 80 cm3.
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.3 :
Có ba bình chia độ: một bình đựng rượu, một bình đựng thuỷ ngân, và một bình đựng ête đều ở ngang vạch 1000 cm3 khi nhiệt độ 00C. Hỏi nhiệt độ t ă ng đến 500C thì các bì nh chia độ trên chỉ ở vạch nào? Biết rằng khi nhiệt độ t ăng từ 00C đến 500C thì 1 lít thuỷ ngân có độ t ă ng thể tích là 9 cm3, 1 lít rượu có độ t ă ng thể tích là 58 cm3, 1 lít ête có độ t ă ng thể tích là 80 cm3.
Bài 22 : Nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 22.1 :
Nhiệt độ của chất lỏng là 200C . Hãy cho biết 200C tương ứng bao nhiêu 0F.
Bài 22.2 :
Nhiệt độ của chất lỏng là 860F. Hãy cho biết 86 0F ứng với bao nhiêu 0C.
Bài 22 : Nhiệt kế - nhiệt giai .
Bài 22.3 :
Biết công thức biểu thị mối tương quan giữa một nhiệt độ trong nhiệt giai Xenxiut và nhiệt độ trong nhiệt giai Kenvin là:
T = ( t + 2730 ) K
Hãy cho biết 100C tương ứng với bao nhiêu độ K (ký hiệu là K) và 173K tương ứng với bao nhiêu 0C .
I. Chuyên đề năm
- Dựa vào điều kiện cho sẵn, vẽ đường biểu diễn.
- Từ đường biểu diễn, trả lời, giải thích theo yêu cầu
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt của chất khí.
Bài 24-25: Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 28-29 : Sự sôi
Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.1 :
Đồ thị trên hình vẽ biểu diễn độ tăng thể tích của chất lỏng theo nhiệt độ.
Dựa vào đường biểu diễn em hãy cho biết độ tăng thể tích ở 200C, 400C. Muốn xác định độ tăng thể tích ở 350C ta làm thế nào ?
0 10 20 30 35 40

44
33
22
11
Bài 19 : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Bài 19.2 :
Hãy vẽ đường biểu diễn độ tăng thể tích của chất lỏng theo nhiệt độ với những số liệu sau :

Nhiệt độ (oC) 10 20 30 40

T.Tích tăng (Cm3) 11 22 33 44
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt của chất khí.
Bài 20.1 :
Đồ thị trên hình vẽ biểu diễn sự tăng thể tích của khí theo nhiệt độ.
Dựa vào đường biểu diễn hãy cho biết thể tích của khí ở 1000C, 600C, 00C.
















2,7
2,6
2,29
2,14
2


0
Lit
20 40 80 100 oC
Bài 20 : Sự nở vì nhiệt của chất khí.
Bài 20.2: Người ta đo thể tích của một lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau:

Nhiệt độ (oC) 0 20 50 60 80 100

Thể tích(lít) 4 4,29 4,73 4,88 5,17 5,46
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 24-25.1 :
Hãy mô tả chi tiết qúa trình nóng chảy của một chất mà đường biểu diễn của nó như sau:

90
80


30


0
oc
1 2 3 4 5 Phut
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 24-25.2 :
Hình vẽ sau đây là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của quá trình làm nguội từ và đông đặc của nước.
Dựa vào đường biểu diễn, hãy cho biết:
- Qúa trình làm nguội đến nhiệt độ đông đặc xảy ra trong bao lâu?
- Quá trình đông đặc xảy ra trong bao lâu?
- Đoạn DE cho biết điều gì?
20 50
B C 80
D E
oC
20

10

0
- 5
-10
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 24-25.3 :
Khi đun nóng chất rắn, người ta theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian, lập được bảng sau:
Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian theo số liệu trên.
Thời gian (phút) 0 5 15 17,5
Nhiệt độ (0C) 50 327 327 400
Bài 24 - 25 : Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Bài 24-25.4 :
Hãy mô tả chi tiết qúa trình đông đặc của một chất mà đường biểu diễn của nó như hình vẽ.
oC
30

20


0



- 40

5 10 15 20
Bài 28 - 29: Sự sôi.
Bài 28-29.1 :
Trên hình vẽ là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của quá trình nung nóng, đun sôi và để nguội của một chất nào đó. Dựa vào đường biểu diễn hãy xác định.
a. Thời gian đung nóng và thời gian sôi của chất đó ?
b. Nhiệt độ sôi của chất đó là bao nhiêu ? Cho biết chất đó là chất gì ?
c. Đoạn nằm ngang BC thể hiện điều gì ?
d. Đoạn CD thể hiện điều gì ?
35



20



5

0
B C
A 5 10 15 20 25
Phút
D
oc
Bài 28 - 29: Sự sôi.
Bài 28-29.2 :
Hãy vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của nhiệt độ theo thời gian của rượu trong các quá trình đun nóng, đun sôi và để nguội dựa theo các dữ kiện sau:
- Nhiệt độ ban đầu 200C, nhiệt độ sôi 800C và nhiệt độ cuối cùng 400C.
- Thời gian đun nóng đến sôi là 10 phút, thời gian sôi là 2 phút và làm nguội là 5 phút.
Bài 28 - 29: Sự sôi.
Bài 28-29.3 :
Trên hình vẽ biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của quá trình đun nóng và sôi của nước, rượu, ête. hãy xác định đường biểu diễn nào vẽ cho nước, cho rượu, cho ête và cho biết căn cứ vào đâu để xác định điều đó?

a

b
c

oc
Ph
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nông Thị Bích Diệp
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)