Bài 30. Ôn tập phần Văn

Chia sẻ bởi Vũ Ngọc Phương Uyên | Ngày 09/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Ôn tập phần Văn thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ôn tập phần văn
Lớp 7
I. Tên các văn bản – thể loại
1. Tên các văn bản
* Học kì I : Có 24 văn bản
* Học kì II : Có 10 văn bản
Học kì I :
Cổng trường mở ra - Lý Lan
Mẹ tôi - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài
Những câu hát về tình cảm gia đình- Nhân dân
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người- nhân dân
Những câu hát than thân - nhân dân
Những câu hát châm biếm – nhân dân
Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt
Phò giá về kinh - Trần Quang Khải
Học kì I
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - Trần Nhân Tông
Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi
Sau phút chia li - Đoàn Thị Điểm
Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương
Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan
Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến
Xa ngắm thác núi Lư - Lý Bạch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lý Bạch
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Tri Chương
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ
Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh
Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh
Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam
Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương
Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng
Học kì II :
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất- nhân dân
Tục ngữ về con người và xã hội - nhân dân
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh
Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai
Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh
Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc
Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh
Quan Âm Thị Kính – Đỗ Bình Trị
2 . Các thể loại
Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.
Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó
Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau
2. Các thể loại
Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc
Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)
- Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng
II . Nội dung các câu tục ngữ
Các kinh nghiệm cảu cha ông ta :
- Những kinh nghiệm về dự báo thời tiết
- Những kinh nghiệm về cách ứng xử giữa con người trong xã hội
- Những kinh nghiệm về rèn luyện tu dưỡng đạo đức
- Những kinh nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi

III . Luyện tập
Viết một đoạn văn chứng minh rằng : Tiếng việt là một thứ tiếng đẹp , một thứ tiếng hay .
Tiếng Việt là một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp . Tiếng Việt của chúng ta vô cùng giàu , có lẽ nó giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của ta hay bởi những kinh nghiệm chiến đấu lâu năm , đấu tranh với giặc ngoại xâm . Tiếng Việt của chúng ta có thể phản ánh được sự trưởng thành của xã hội Việt Nam , của dân tộc Việt Nam ta .Tiếng Việt đẹp , đẹp như thế nào thì đó là điều rất khó . Có thể nói tiếng Việt của chúng ta hài hòa về mặt âm hưởng , tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu. Tiếng Việt còn là một hệ thống nguyên âm và phụ âm và phong phú .Tiếng Việt của ta giàu chất bản nhạc . Chính vì thế ta có thể nói rằng tiếng Việt có đủ khả năng để diễn đạt tình cảm , tư tưởng của dân tộc Việt Nam , thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước ta qua các thời kỳ lịch sử . Hai nguồn của cái giàu và cái đẹp của tiếng Việt là ở chỗ nó là tiếng nói của dân ta đầy tình cảm hình ảnh, màu sắc , âm địa và tâm hồn . Cũng chính vì vậy người Việt Nam ta có thể khẳng định tiếng Việt là một thứ tiếng hay , một thứ tiếng đẹp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Ngọc Phương Uyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)