Bài 30. Ôn tập phần Văn

Chia sẻ bởi Mai Thi Doanh | Ngày 28/04/2019 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Ôn tập phần Văn thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

GV: Võ Thị Huy Nhứt
TRƯỜNG THCS QUẢN CƠ THÀNH

ÔN TẬP VĂN HỌC
I. VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
1. Phong cách Hồ Chí Minh. (Lê Anh Trà)
2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G.G Mác-két)
3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
ÔN TẬP VĂN HỌC (HỌC KÌ I)
II. TRUYỆN TRUNG ĐẠI
1/. Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
2/. Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)
3/. Truyện Kiều ( Nguyễn Du )
a/. Chị em Thúy Kiều
b/. Cảnh ngày xuân
c/. Kiều ở lầu Ngưng Bích
4/. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)
ÔN TẬP VĂN HỌC (HỌC KÌ I)
(Ngô gia văn phái)
I. VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
III. THƠ HiỆN ĐẠI ViỆT NAM
1/. Đồng chí (Chính Hữu )
2/. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. (Phạm Tiến Duật)
3/. Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận)
4/. Bếp lửa ( Bằng Việt )
5/. Ánh trăng (Nguyễn Duy)
IV. TRUYỆN HiỆN ĐẠI ViỆT NAM.
1/. Làng ( Kim Lân )
2/. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
3/. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
ÔN TẬP VĂN HỌC (HỌC KÌ I)
I. VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
II. TRUYỆN TRUNG ĐẠI
V. TRUYỆN NƯỚC NGOÀI
1. Cố hương (Lỗ Tấn)
2. Những đứa trẻ (Go-rơ-ki)
ĐỌC KĨ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI THEO YÊU CẦU
ÔN TẬP VĂN HỌC (HỌC KÌ I)
1
18
17
16
11
7
12
13
14
15
2
8
3
10
9
4
5
6
19
20
21
22
23
25
26
24
Đáp án
a) Trình tự thời gian của câu chuyện qua bài thơ Ánh trăng
- Quá khứ:
+ Thời thơ ấu: Sống thanh bình nơi làng quê (đồng, sông, bể)
+ Những năm chiến tranh: sống ở rừng, bạn với vầng trăng.
- Hiện tại: Sống nơi thành phố đầy đủ tiện nghi
b) Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng
- Nghĩa biểu tượng: quá khứ nghĩa tình (với đồng đội, đồng bào...)
Câu 1: Nêu mạch cảm xúc bài thơ “Ánh trăng”.
Em hiểu gì về ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ?
1
Câu 2: Nội dung văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” nêu lên vấn đề gì?
A. Phong cách sống và phong cách làm việc của Bác.
B. Lối sống giản dị, thanh đạm và phong cách làm việc của Bác.
C. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
D. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và lối sống giản dị của Bác Hồ.
2
Câu 3: Đọc thuộc 4 câu thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, cho biết nội dung ý nghĩa của khổ thơ trên?
“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
- Nội dung:
+ Cảnh tượng tràn đầy sức sống với sắc màu tươi tắn của bình minh trên biển.
+ Niềm cảm hứng hi vọng của người dân lao động trong cuộc sống mới.
3
Câu 4 Những khó khăn mà người lính lái xe gặp phải với chiếc xe không có kính và thái độ của họ?
- Khó khăn: bụi phun tóc trắng như người già, bị mưa ướt.
- Thái độ: Bụi phun tóc trắng thế nhưng người lính chưa cần rửa vội. Châm điếu thuốc rồi nhìn nhau “Mặt lấm cười ha ha”. Ung dung coi là chuyện nhỏ, đó là thái độ lạc quan, coi thường khó khăn gian khổ (bụi, mưa).
4
Câu 5: Chi tiết nào không thể hiện khó khăn trong cuộc sống của người lính trong bài thơ “Đồng chí”?

A. Nước mặn đồng chua.

B. Sốt run người.

C. Áo rách vai.

D. Rừng hoang sương muối.
5
Ngày xưa có chàng Trường Sinh vừa cưói vợ xong phải đi lính, để lại ng mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (còn gọi là Vũ Nuơng).Vũ Nương ở nhà sinh con, nuôi con, phụng dưỡng mẹ chồng. Khi mẹ Truơng Sinh ốm mất, Vũ Nuơng làm ma chay chu đáo.Giặc tan, Truơng Sinh về nhà nghe lời con trẻ nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là cha của mình. Lúc đó Trương Sinh mới hiểu vợ mình bị oan. Phan Lang, người cùng làng tình cờ gặp Vũ nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gởi chiếc hoa cùng nhắc cho Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Truơng Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.
Câu 6: Tóm tắt truyện “Người con gái Nam Xương?
6
Câu 7: Đọc lại chính xác những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều?
“ Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẽ mười phân vẹn mười”
7
Câu 8. Hình ảnh vua Quang Trung Nguyễn Huệ hiện lên qua ngòi bút của những bậc quan lại “tuyệt đối trung thành” của nhà Lê là:

A. một tên giặc cỏ không hơn, không kém.

B. độc ác, giả nhân giả nghĩa.

C. sáng suốt, nhạy bén, tài giỏi, lẫm liệt.

D. thư sinh, hào hoa phong nhã.
8
Câu 9: Đọc lại chính xác những câu thơ miêu tả Thúy Vân, nêu nội dung các câu thơ ấy?

“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
- Nội dung:
+ Vẻ đẹp trang trọng phúc hậu, quý phái.
+ Dự cảm về cuộc đời của Thúy Vân luôn suôc sẻ, bình yên.
9
Câu 10: Hình ảnh Những chiếc xe không kính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nói lên điều gì?
A. Tinh thần bất chấp khó khăn của người chiến sĩ lái xe .
B. Sự khó khăn, thiếu thốn của bộ đội ta thời chống Mỹ
C. Sự khốc liệt của chiến trường thời chống Mỹ
D. Sự hiên ngang xem thường tính mạng của người chiến sĩ lái xe.
10
Câu 11: Đọc thuộc 3 câu cuối bài thơ “Đồng chí” và cho biết nội dung 3 câu thơ đó?
Đáp án
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Nội dung:
- Hình ảnh gắn kết với nhau: súng, trăng, người lính.
- Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng gác cạnh bên nhau.
- Sức mạnh của đồng đội đã sưởi ấm và giúp họ vượt qua khắc nghiệt của thời tiết và gian khổ, thiếu thốn.
11
Câu 12: Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích trong:
A. Bản án chế độ thực dân Pháp.
B. Văn hóa Việt Nam.
C. Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam. D. Nhật kí trong tù.
12
Truyện kể về nhân vật ông Hai, người nông dân vùng nông thôn thời kì kháng chiến chống Pháp với tình yêu làng quê gắn với lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư. Ông đau đớn, xót xa khi nghe tin làng ông theo giặc và tâm trạng trở nên tươi vui rạng rỡ khi nguồn tin được cải chính.
Câu 13: Tóm tắt nội dung truyện ngắn “Làng” của Kim Lân?
13
Câu 14: Văn bản “Tuyên bố thế giới về quyền sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” ra đời:
A. Năm 1990 dựa vào sự hợp tác và đoàn kết quốc tế.
B. Năm 1991 dựa vào sự hợp tác và đoàn kết quốc tế.
C. Sau khi công ước quyền trẻ em ra đời.
D. Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
14
Câu 15. Truyện Kiều còn có tên gọi nào khác ?

A. Đoạn trường tân thanh

B. Kim Vân Kiều truyện

C. Truyện Vương Thúy Kiều

D. Truyện nhà Vương ông
15
Ông sáu đi kháng chiến xa nhà suốt tám năm trời, khao khát mong mõi được về thăm con gái. Thế nhưng khi được về thăm bé Thu, con gái ông lại không nhận ông là cha mình vì vết sẹo trên má làm cho ông không giống như trong tấm hình chụp chung với má nó. Đến lúc Thu nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải trở lại khu căn cứ. Nhớ lời con dặn, trong những ngày ở khu căn cứ ông Sáu đã cố gắng làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cho con. Nhưng chưa kịp đưa cho con thì ông Sáu đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt ông Sáu đã dùng hết sức lực còn lại để nhờ người bạn đưa chiếc lược về cho con gái.
Câu 16: Tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng?
16
Câu 17. Hai câu thơ:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh, tác giả miêu tả ai?

A. Thúy Vân.

B. Thúy Kiều.

C. Vũ Nương.

D. Kiều Nguyệt Nga.
17
Câu 18: Tại sao tác giả lại miêu tả Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau qua đoạn trích «Chị em Thúy Kiều»?
A. Vì Thúy Vân là nhân vật phụ trong tác phẩm.
B. Vì Thúy Vân làm đòn bẩy để tác giả miêu tả Thúy Kiều.
C. Vì Thúy Kiều là nhân vật chính trong tác phẩm.
D.Vì muốn khắc họa Kiều nổi bật hơn.
18
Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ mới ra trường trên đường đi công tác và anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Anh thanh niên là người say mê công việc, yêu đời, ham học hỏi, mến khách. Sau khi gặp anh thanh niên, ông hoạ sĩ già quyết định không nghỉ hưu, cô kĩ sư trẻ như nhận được luồng ánh sáng mới.
Câu 19: Tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ saPa” của Nguyễn Thành Long?
19
Câu 20: Những chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có phẩm chất gì?
A. Lạc quan, dũng cảm, tinh thần đồng đội sâu sắc.
B. Lạc quan, coi thường hiểm nguy, liều lĩnh.
C. Vui nhộn, tinh nghịch, dũng cảm.
D. Xem trọng tính mạng của đồng đội và nhân dân.
20
Câu 21: Theo em, chủ đề bài thơ Ánh trăng có liên quan đến đạo lí nào của dân tộc Việt Nam?
A. Thương người như thể thương thân.

B. Nước chảy đá mòn.

C. Tay làm hàm nhai.

D. Uống nước nhớ nguồn.
21
Câu 22: Nội dung của câu văn sau thể hiện điều gì?
“Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.”
(Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long)

A. Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên.

B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên.

C. Giới thiệu cách sống của anh thanh niên.

D. Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết ở Sa Pa.
22
Câu 23: Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, tại sao ông Hai cùng gia đình phải đi sơ tán?
A. Vì đời sống khó khăn quá phải bỏ làng đi nơi khác.
B. Vì làng của ông bị Tây chiếm giữ, dựng đồn bốt.
C. Vì gia đình ông bị nhiều người chế nhạo là theo giặc.
D. Vì gia đình ông cùng nhiều gia đình khác đi tản cư kháng chiến.
23
Câu 24: Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha?
A. Vì bé thấy rất sợ vết thẹo trên gương mặt của ông.
B. Vì ông có thẹo còn người cha trong tấm ảnh thì không.
C. Vì bé muốn mọi người chú ý, quan tâm đến bé hơn.
D. Vì bé nghĩ cha mình đã mất, ông Sáu không phải cha thật.
24
Câu 25. Với đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu), Lục Vân Tiên hiện lên là một con người:

A. tài năng, lãng mạn, yêu đời.

B. tài năng, chính trực, hào hiệp.

C. tài năng, khoan dung, độ lượng.

D. tài năng, khoan dung, dũng cảm.
25
Câu 26: Đọc lại chính xác 3 câu thơ đầu của bài thơ Bếp lửa.
Cho biết nội dung ý nghĩa của các câu thơ trên?
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
- Nội dung ý nghĩa:
+ Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
+ Hình ảnh bếp lửa gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
26
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI THI HỌC KÌ I
1. Tự học: - Nắm lại chính xác tên các tác giả, thể loại từng văn bản.
- Tóm tắt truyện.
- Đọc kĩ câu hỏi trắc nghiệm chọn câu đúng.
- Học thuộc lòng các bài thơ hiện đại Việt Nam.
2. Soạn bài: Phần tiếng Việt
- Các phương châm hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, thuật ngữ, sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ.
- Các kiến thức trong bài tổng kết từ vựng. (từ đơn, từ ghép, từ đồng âm, đồng nghĩa...)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thi Doanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)