Bài 30. Ôn tập phần Văn
Chia sẻ bởi Chu Minh Sáng |
Ngày 11/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Ôn tập phần Văn thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi Môn Ngữ Văn 7
Năm học : 2013 - 2014
(Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề)
Câu1: (2đ) Cho bài ca dao sau:
“ Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đây,
Cho ao kia cạn , cho gầy cò con .”
Chỉ ra các thành ngữ trong bài ca dao trên và giải nghĩa thành ngữ đó.
Câu 2: (2đ) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau :
“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dòng sông chảy nặng phù sa”.
( Theo chân Bác - Tố Hữu)
Câu 3: (1đ)
Xác định trạng ngữ trong hai câu thơ sau và cho biết những trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang.
Câu 4 : Tập làm văn: (5đ)
Nhân dân ta thường nói “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Đáp án và biểu điểm chấm
Câu1: (2điểm)
-Học sinh chỉ ra được hai thành ngữ và giải nghĩa.
- Lên thác xuống ghềnh: Chỉ sự vất vả khó khăn trắc trở trong cuộc sống: (1
- Bể đầy ao cạn: Chỉ cảnh sống trái ngang, éo le (1
Câu 2:(2 điểm)
Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu. (0,5đ)
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:
So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa. (0,5
- Phân tích tác dụng:( 1đ)
Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.
Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.
Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác dành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 3 (1điểm)
Sột soạt: TN chỉ cách thức (0,5đ)
Trên giàn thiên lí: TN chỉ nơi chốn (0,5
Câu 4 : Tập làm văn (5 điểm)
*MB:- Nêu vấn đề cần chứng minh: Vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. ( 1điểm)
*TB : ( 3 điểm)
Xét về lí: ( 1điểm)
+ Chí là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống.
+ Không có chí thì không làm gì được.
Xét về thực tế:
+ Những người có chí thì đều thành công.( dẫn chứng cụ thể) ( 1điểm)
+ Chí giúp người ta vượt qua khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. ( dẫn chứng cụ thể) ( 1điểm)
*KB: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ : Cần rèn luyện ý chí. ( 1điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chu Minh Sáng
Dung lượng: 39,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)