Bài 30. Di truyền học với con người

Chia sẻ bởi Lê Thị Yên | Ngày 04/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Di truyền học với con người thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
? Nêu nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật và bệnh di truyền ở người.
D�P �N
+ Nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người là do:
Các tác nhân lí hoá trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường (đặc biệt là chất độc hoá học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức), do rối loạn trao đổi chất nội bào.
+ Biện pháp hạn chế sự phát sinh các tật, bệnh di truyền:
Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng đúng qui cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Nghiên cứu trường hợp sau: Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh.
Trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì.
+ Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định ? Tại sao ?
+ Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không ? Tại sao ?

Đáp án
+ Đây là loại bệnh di truyền.
+ Bệnh do gen lặn quy định vì ở đời trước của hai gia đình này đã có người mắc bệnh.
+ Không nên tiếp tục sinh con nữa vì ở họ đã mang gen lặn gây bệnh.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống ?
Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi thì được Luật Hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau ?
Đáp án
- Kết hôn gần tạo cơ hội cho những gen lặn gây hại dễ gặp nhau ở thể đồng hợp, gây suy thoái nòi giống.
- Luật Hôn nhân và gia đình cho phép những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi kết hôn với nhau vì sự sai khác về mặt di truyền nhiều hơn, các gen lặn có hại khó gặp nhau hơn.
Bảng 30.1. Sự thay đổi tỉ lệ nam / nữ theo độ tuổi

Bảng 30.2. Sự tăng tỉ lệ trẻ mới sinh mắc bệnh Đao theo độ tuổi của các bà mẹ











PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 ?
Phụ nữ nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo học tập và công tác tốt ?
Đáp án
- Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 vì: Ở độ tuổi này phụ nữ sinh con thì tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh Đao tăng rõ rệt.
- Phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi từ 25 – 34 để đảm bảo học tập và công tác tốt (mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1-2 con, các lần sinh không nên quá gần nhau).

Di truyền y học tư vấn bao gồm việc chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các tật và bệnh di truyền.
Di truyền học người đã giải thích qui định trong Luật Hôn nhân và gia đình “những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau” và cho thấy hôn nhân một vợ một chồng, phụ nữ tuổi đã cao không nên sinh con là có cơ sở sinh học.
Các chất phóng xạ và các hoá chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường.
B�i t?p c?ng c?
Hóy khoanh trũn v�o ch? cỏi d?u cõu tr? l?i dỳng nh?t:
1/ Lu?t hụn nhõn gia dỡnh nu?c ta qui d?nh c?m k?t hụn gi?a nh?ng ngu?i cú quan h? h? h�ng trong ph?m vi :
2 d?i. c. 5 d?i.
3 d?i. d. 4 d?i.
2/ V? m?t di truy?n ngu?i ph? n? sinh con ? d? tu?i ngo�i 35, con d? b? m?c b?nh :
a. T?cno. c. Dao.
b. Mỏu khú dụng. d. B?ch t?ng.
HU?NG D?N V? NH�
H?c ki n?i dung b�i ? ph?n ghi nh?.
Tr? l?i cõu h?i : 1; 2 ; 3 SGK trang 88.
D?c tru?c b�i 31: Cụng ngh? t? b�o.
Tỡm hi?u thờm m?t s? th�nh t?u trong vi?c t?o ra gi?ng cõy tr?ng m?i cú nang xu?t cao, ch?ng ch?u t?t.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Yên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)