Bài 30. Di truyền học với con người

Chia sẻ bởi Lê Thị Mai | Ngày 04/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Di truyền học với con người thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?
Câu 1:
Câu 2:
Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền ở người?
Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
I. Di truyền y học tư vấn:
 Di truyền y học tư vấn là gì?
Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh.
+ Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì?
+ Bệnh do gen trội hay gen lặn quy đinh? Tại sao?
+ Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không? Tại sao?
Nghiên cứu trường hợp sau:
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
SỐ 22/2000/QH10 NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2000

Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn: Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.
II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình:
1. Di truyền học với hôn nhân:
 Việc cấm kết hôn gần là dựa trên cơ sở sinh học nào?
Ông Trần Văn Lộc, Trạm trưởng Y tế xã Hương Liên cho biết, theo số liệu mới nhất, hiện trong bản có 3 cặp vợ chồng là con dì lấy con cậu, con chú lấy con bác. Trong ba gia đình này, có 3 cháu nhỏ bị ảnh hưởng bởi hôn nhân cận huyết, có cháu bị teo và dị tật chân, cháu thì thiểu năng trí tuệ. “Cách đây một năm, có cặp con chú lấy con bác, họ đẻ con không mồm không mũi, vẹo chân. Đứa trẻ mất ngay sau đó”, ông Lộc nói.
 Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?
 Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 4 trở đi thì được Luật hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn?
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
SỐ 22/2000/QH10 NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2000

Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
5…
 Bảng 30.1: Sự thay đổi tỉ lệ nam/ nữ theo độ tuổi
 Quy định: “hôn nhân một vợ – một chồng” dựa trên cơ sở sinh học nào?
NGHỊ ĐỊNH
SỐ 104/2003/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2003

Điều 10. Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm:
1. Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.
2. Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, ....
3. Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.
 Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi?
2. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình:
 Em hãy nêu một số tiêu chí của cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình ở nước ta.
Không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn.
Các lần sinh con không nên quá gần nhau.
Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên dừng lại ở 1 – 2 con.
 Nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?
III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường:
 Có những nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường?
III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường:
 Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc sử dụng những thực phẩm bị nhiễm độc đã gây ra những hậu quả gì cho con người?
Tại một số vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế bị Mĩ rải chất diệt cỏ, rụng lá (chất dioxin) trong chiến tranh, các tật – bệnh di truyền bẩm sinh (u não, khe hở môi hàm, lác mắt, đục thủy tinh thể, chân khoèo, thừa ngón tay và chân, chân rất ngắn, bại liệt, chậm phát triển trí tuệ) chiếm tỉ lệ 2,34% – 9,3%, tăng rõ rệt so với thành phố Huế, là nơi không bị rải chất độc hóa học.
EM CÓ BIẾT?
Các nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Hội cho thấy: những người nhiễm độc cấp do hóa chất bảo vệ thực vật có tần số đột biến NST gấp gần 2 lần so với người bình thường (4,18%  7,77%). Người làm ruộng ở những vùng sử dụng hóa chất nói trên có tỉ lệ đột biến NST cao hơn người làm nghề khác (6,9%  9,32%)
EM CÓ BIẾT?
III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường:
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 88.
- Chuẩn bị bài 31: "CÔNG NGHỆ TẾ BÀO":
+ Đọc trước bài.
+ Tìm hiểu công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn nào?
+ Tìm hiểu thành tựu của công nghệ tế bào ở Việt Nam và thế giới.
DẶN DÒ
CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH
ĐÃ THAM DỰ
TIẾT HỌC NÀY
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)