Bài 30. Dấu gạch ngang
Chia sẻ bởi Trần Phương Mai |
Ngày 28/04/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 30. Dấu gạch ngang thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu công dụng của dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng ? Lấy ví dụ minh hoạ
Tiết 122:
DẤU GẠCH NGANG
I .Công dụng của dấu gạch ngang.
1.Ví dụ:
a. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu (...)
b. Có người khẽ nói :
-Bẩm dễ có khi đê vỡ !
Ngài cau mặt gắt rằng :
-Mặc kệ !
c. Dấu chấm lửng được dùng để:
-Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
-Thể hiên chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
d . Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren -Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren ; cái đó thì cũng có thể.
2. Tìm hiểu :
a. Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu bộ phận giải thích.
b. Dấu gạch ngang được dùng để dánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật .
c. Dấu gạch ngang được dùng để liệt kê (liệt kê công dụng của dấu chấm lửng).
d. Dấu gach ngang dùng để nối các bộ phận trong liên danh.
3.Ghi nhớ :
Dấu gạch ngang có những công dụng sau :
-Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu .
Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê .
Nối các từ nằm trong một liên danh.
II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
1. Ví dụ :
Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren -Phan Bội Châu (xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren ; cái đó thì cũng có thể .
2. Tìm hiểu:
-Dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.(Va-ren)
-Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
3. Ghi nhớ :
Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
III. Luyện tập .
Bài tập 1:
a. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích chú thích.
b. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích.
c. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích , giải thích.
d. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Hà Nội -Vinh)
e . Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh.(Thừa Thiên -Huế)
Bài tập 2:
Công dụng của dấu gạch nối:
-Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài (Béc-lin, An-dát, Lo-ren ).
Bài tâp 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang :
-Nói về nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.
-Nói về cuộc gặp mặt đại diện học sinh cả nước.
D. Củng cố và dặn dò.
1. Củng cố.
-Công dụng của dấu gạch ngang.
-Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
2. Dặn dò.
-Học thuộc bài .
-Làm bài tập 3.
-Soạn bài mới "Ôn tập tiếng việt "
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Phương Mai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)