Bài 3. Từ láy

Chia sẻ bởi Vũ Mạnh Thắng | Ngày 28/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Từ láy thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Từ láy
Tiết 11. Tiếng Việt
GV thực hiện : Nguyễn Văn Cư
ốm yếu (1), xe lam (2), xăng dầu (3), sách vở (4), nhà ăn (5), tốt đẹp (6), móc ngoặc (7), cơm nước (8), ăn mặc (9), cây cỏ (10), máu mủ (11), chờ đợi (12), cá thu (13)
(1), (3),(4), (6), (7), (8), (9),(10), (11), (12) từ ghép đẳng lập
(2), (5),(13) từ ghépchính phụ
Kiểm tra bài cũ:
Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các từ sau?
Từ láy
Tiết 11:Tiếng việt.
I, C¸c lo¹i tõ láy:
1, Tìm hiểu ví dụ:
- Đăm đăm: giống nhau cả âm lẫn tiếng.
- Mếu máo: giống nhau ở phụ âm đầu.
- Liêu xiêu : giống nhau ở phần vần.
2. Kết luận:
*Từ láy: có 2 loại
Láy toàn bộ:
Láy bộ phận:
+ Láy bộ phận phụ âm đầu.
+ Láy bộ phận vần.
- Những từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau?
- Dựa vào kết quả phân tích trên, hãy phân loại các từ láy ở mục 1? Cho VD?
*Từ láy: có 2 loại
- Láy toàn bộ: Đăm đăm, xinh xinh, đo đỏ
- Láy bộ phận:
+ Láy bộ phận phụ âm đầu: mếu máo, ngơ ngác
+ Láy bộ phận vần : liêu xiêu, lôi thôi
- Vì sao các từ láy im đậm không nói được là: bật bật, thăm thẳm ?
VD : Bật bật
Thăm thẳm
=> Không tạo ra sự hòa phối về âm thanh
- Từ láy được phân loại như thế nào?
* Ghi nhớ 1: SGK (42)
*Ghi nhớ 1:

* Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
- ? từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp, tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh)
- ? từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
Từ láy
Tiết 11:
I, C¸c lo¹i tõ láy:
II, Nghĩa của từ láy:
1, Tìm hiểu ví dụ:
- Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu: mô phỏng âm thanh.
2. Kết luận:
- Nghĩa của từ láy: Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh ?
- Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa ?
- SS nghiã của các từ láy : mềm mại, đo đỏ, đỏ đỏ với nghĩa của các tiếng gốc: mềm, đỏ làm cơ sở cho chúng?
- Lí nhí, li ti, ti hí: gợi tả những hình dáng âm thanh nhỏ bé.
- Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: Biểu thị một trạng thái vận động khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng, khi xẹp, khi nổi, khi chìm.
.- Mềm mại, đo đỏ: Mang sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ.
- Đỏ đỏ: sắc thái mạnh hơn.
Từ láy có nghĩa như thế nào?
* Ghi nhớ 2: SGK (42)
Ghi nhớ 2
Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi là từ láy hay từ ghép ? Vì sao ?
Lưu ý: trong một số trường hợp, có một bộ phận của tiếng được láy lại nhưng đó không phải là từ láy.
Từ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Ghép chính phụ
Ghép đẳng lập
Láy toàn bộ
Láy bộ phận
Bài tập 1: Tìm các từ láy và sắp xếp theo bảng phân loại các từ láy trong đoạn văn sau:
Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa, rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống anh em tôi nặng nề như thế này.
bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp
nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề
Bài tập 2: Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo ra từ láy:
.......... ló .............. thấp
.......... nhỏ .............. chếch
nhức ......... ............ ách
............khác
lấp
nho
nhối
khang
thâm
chênh
anh
Bài tập 3: Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.
Bài về nhà: Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu bày tỏ cảm xúc của em về ngày Khai gi?ng, trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ láy.
Xin chân thành cám ơn
quý thầy cô giáo!
Kính chúc quý thầy cô sức khoẻ!
Hà Nội 9/2009
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Mạnh Thắng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)