Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á

Chia sẻ bởi Phạm Cẩm Nhung | Ngày 24/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI PHẦN TRÌNH BÀY CỦA NHÓM TÔI
CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN CỦA CHÂU Á
CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
Vòng đai
ôn đới
Vòng đai
cực và
cận cực
Vòng đai
nhiệt đới
Vòng đai
Cận nhiệt
đới
Vòng Đai
cận Xích
đạo
Vòng đai
Xích đạo
1. VÒNG ĐAI CỰC VÀ CẬN CỰC
Đây là vòng đai nằm trên vĩ độ cao nhất của lục địa .Khí hậu quanh năm lạnh giá , cảnh quan thiên nhiên rất nghèo và đơn điệu .
Chia làm 2 đới :
Đới hoang mạc cực .
Đới đồng rêu và đồng rêu rừng .
Đới hoang mạc cực
Phát triển trên các quần đảo thuộc Bắc Băng Dương.
Trong đới này nhiệt độ trung bình:
Mùa hạ vẫn không thể vượt quá 5 °C, thời tiết thường xuyên u ám và có gió mạnh .
Mùa đông, đêm cực kéo dài, mặt đất bị băng tuyết bao phủ gần quanh năm. Nhiệt độ trung bình tháng 1 xuống tới -34 °C trên bán đảo Taimua .
Bán đảo Taimua
Băng tuyết
Sinh vật nghèo nàn.
Thực vật chỉ có rêu và địa y .
Động vật phong phú .
Các loài điển hình:
Gấu Trắng
Tuần lộc
Chuột lemút
Thú chân vịt:chó biển, báo biển,..
Chim biển
Đồng rêu
Một số hình ảnh về động vật
Gấu trắng
Tuần lộc
Chó biển
Chim biển
Con gấu trắng trưởng thành nặng từ 400 đến 600 kg và đôi khi nặng hơn 800 kg. Con cái có kích thước bằng khoảng một nửa con đực và thông thường cân nặng 200–300 kg. Con đực trưởng thành dài khoảng 2,4 đến 2,6 m; con cái là 1,9 đến 2,1 m. Con gấu Bắc Cực to nhất từng được ghi nhận cân nặng 1002 kg và đứng cao 3,39 m.
Đới đồng rêu và đồng rêu rừng
Là hai đới kế tiếp nhau chiếm1 dải phía bắc châu lục.
Mùa đông rất lạnh, băng giá kéo dài, lớp đất đông kết vĩnh cửu phát triển trên toàn đới.
Mùa hạ thời tiết có ấm hơn, nhiệt độ trung bình tháng 7 thay đổi từ 10 °C ở phía Bắc đến 13-14 °C ở phía Nam của đới.
Phía Bắc chỉ có rêu và địa y,
Phía Nam nhờ ấm hơn nên bắt đầu xuất hiện các loại cây bụi thân gỗ, tạo thành các dải rừng cây bụi xen với đồng rêu.
Trong điều kiện bốc hơi kém, lớp rêu phủ dày, mặt đất luôn luôn ẩm ướt nên đầm lầy phát triển mạnh.
Trong đầm lầy hình thành lớp than bùn dày, còn đất rất chua và nghèo chất dinh dưỡng.
Đầm lầy
Giới động vật cũng nghèo, chỉ có một số đại diện đáng chú ý như tuần lộc, chó sói đỏ, cú trắng.
Về mùa hạ, một số loài chim di cư từ phương Nam lên.
Sói Đỏ thân dài 90 cm, đuôi dài hơn 30 cm, với bộ lông màu hung đỏ. Chúng đi săn theo bầy đàn với số lượng từ 7-20 con, có nhiều khi chúng tấn công vào các bản làng để kiếm thức ăn.Tuy vậy thịt người không phải món ưa thích của loài này
Sói đỏ
2.Vòng đai ôn đới
Vòng đai ôn đới chiếm một diện tích rộng lớn nhất , đồng thời tùy theo nhiệt độ và độ ẩm chia thành các đới :
Đới rừng lá kim
Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng
Đới thảo nguyên và thảo nguyên rừng
Đới hoang mạc và bán hoang mạc
Đới rừng lá kim ( Rừng Taiga )
Chiếm một dải rộng về phía Bắc vành đai ôn đới với khí hậu ôn đới lục địa lạnh.
Mùa đông ở đây băng giá kéo dài và băng kết vĩnh cửu có mặt ở khắp nơi.
Rừng nghèo về thành phần loài và có cấu trúc đơn giản.
Quang cảnh rừng Taiga
Các loài phổ biến nhất
Thông
Vân sam
Tuyết tùng
Tùng
Rừng taiga của châu Á được phân biệt thành hai kiểu
Rừng taiga tối phân bố ở chủ yếu ở vùng đồng bằng Tây Siberi trở về phía Tây. Trong rừng cây mọc dày, vươn lên rất cao nên rừng rậm, tối và ẩm ướt.
Rừng taiga sáng phân bố chủ yếu ở Trung và Đông Siberi, là những nơi có khí hậu giá lạnh gay gắt nhất. Ở đây chỉ có tùng rụng lá là loài chịu được các điều kiện khắc nghiệt nói trên. Trong rừng, cây mọc thưa, thấp và rụng lá
Rừng taiga tối
Rừng taiga sáng
Trong đới rừng lá kim do bốc hơi yếu nên đầm lầy phát triển mạnh, chiếm 50% diện tích của đới.
Mặt đất luôn ẩm ướt, đồng thời xác thực vật lá kim khi phân hủy sẽ tạo thành các axít nên quá trình rửa trôi mạnh, hình thành đất pốtdôn và đất đầm lầy .
Đất pốtdôn là loại đất chua và nghèo chất dinh dưỡng.
Động vật phong phú
Nai sừng tấm
Gấu nâu
Mèo rừng
Sóc
Gà rừng
Gõ kiến

Quạ
Rừng lá kim lá kim là nguồn dự trữ gỗ quan trọng cho ngành kinh tế
Gỗ lá kim
Mặt cắt ngang của cây tùng
Đới rừng hỗn hợp và lá rộng
Đây là hai đới kế tiếp nhau, phát triển trong các vùng khí hậu ôn đới chuyển tiếp và ôn đới hải dương
Trong rừng có các cây lá nhọn xen cây lá rộng
Các loài cây lá rộng phổ biến
Sồi Mông Cổ
Dẻ gai rừng
Hồ đào
Nhân sâm
Nhờ nguồn thức ăn phong phú, khí hậu ấm áp nên giới động vật của rừng hỗn hợp và rừng lá rộng rất đa dạng, đáng chú ý nhất là hươu sao, thỏ, nai sừng tấm, hổ, gấu đen, mèo rừng Viễn Đông, nhiều loài chim như trĩ, cú bắt cá, quạ xanh, sáo sẻ ngô...
Hươu sao
Sáo
Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng là nơi có dân cư tập trung đông và nông nghiệp phát triển.
Thổ nhưỡng ở dưới rừng hỗn hợp là đất podzol cỏ, dưới rừng lá rộng là đất rừng nâu xám.
Đây là những loại đất tốt có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau :
lúa mạch , lúa mì,khoai tây, củ cải đường
Là đới chăn nuôi nhiều bò, lợn.
Lúa mì
Củ cải đường
Đới thảo nguyên và thảo ngyên rừng
Đây cũng là hai đới nằm kế nhau ,phát triển trong khí hậu ôn đới lục địa tương đối nóng và khô.
Thảo nguyên rừng lá đới có sự xen kẽ của rừng lá rộng với các đồng cỏ.
Thảo nguyên là nơi đồng cỏ thống tri hoàn toàn.
Khí hậu mang tính chất lục địa khá rõ:
Mùa đông lạnh và kéo dài, nhiệt độ trung bình tháng 1 từ -5 đến -20 °C. Mùa hạ tương đối nóng, nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 17-23 °C.
Lượng mưa trung bình năm từ 250-400 mm.
Thảo nguyên
Thảo nguyên rừng
Thổ nhưỡng của các đới này là đất pốtdôn và đất sécnôdiom .
Động vật phong phú , tập trung các loài ăn cỏ , gặm nhấm và ăn thịt như linh dương , ngựa hoang Mông Cổ , lạc đà , chuột , chồn chó sói , đại bàng.
Chó sói
Sóc
Lạc đà hai bướu trưởng thành cao trên 2 mét tính từ bướu trở xuống và cân nặng trên 725 kg
Chúng là động vật ăn cỏ, vì thế chúng ăn các loại cỏ, lá cây, ngũ cốc và có khả năng uống tới 120 lít nước một lúc.
Lạc đà hai bướu
Đới hoang mạc và bán hoang mạc
Hai đới này phân bố trong các vùng Trung Á và Nội Á. Đây là những vùng khí hậu khô hạn và mang tính chất lục địa gay gắt nhất. Ở các vùng Đông Nam đồng bằng Nga và Trung Á, hai đới này có dấu hiệu phân biệt tương đối rõ, còn ở vùng Nội Á chúng phát triển xen kẽ với nhau.
Trong đới bán hoang mạc, lượng mưa hằng năm khoảng 150-200mm, còn trong đới hoang mạc giảm xuống không đầy 150mm. Độ bốc hơi rất lớn, có thể gấp 4-9 lần lượng mưa, vì thế mà độ ẩm thường xuyên thấp .
Thổ nhưỡng điển hình của đới bán hoang mạc và đới hoang mạc là đất xám.
Đất xám
Lớp phủ thực vật của bán hoang mạc và hoang mạc rất nghèo, có khả năng chịu hạn và chịu mặn cao
Trong bán hoang mạc thường gặp quần thể hòa thảo-ngải cứu .
Hoang mạc phổ biến nhất là ngải cứu-cỏ muố
Cây muối
Ngải cứu
Thực vật, giới động vật của bán hoang mạc và hoang mạc cũng rất nghèo, phổ biến nhất là các loài gặm nhấm và bò sát (các loài chuột, kỳ đà và rắn).
Một vài nơi trong thung lũng thỉnh thoảng gặp sơn dương, ngựa hoang và lạc đà hai bướu .
Kì đà
Rắn
Tổ 3
The end!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Cẩm Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)