Bài 3. Em có thể làm được những gì nhờ máy tính?

Chia sẻ bởi Đỗ Thừa Trí | Ngày 14/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Em có thể làm được những gì nhờ máy tính? thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Tuần 3 Ngày soạn: 06 – 09 – 2014
Tiết 5 Ngày dạy: 09 – 09 – 2014

Bài 3. EM CÓ THỂ LÀM GÌ NHỜ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp các em biết được một số khả năng của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu làm quen với máy tính và sử dụng máy tính vào một số công việc trong các lĩnh vực xã hội. Hình thành kỹ năng làm việc với máy tính.
3. Thái độ:
- Học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của tin học.
- Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn viết bảng, thước kẻ, máy tính, tranh ảnh mẫu.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, viết. Xem bài mới trước khi lên lớp.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp: 6A1:……/……………………; 6A2:……/………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hãy nêu các dạng cơ bản của thông tin? Tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit?
3. Nội dung bài mới:

Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

Hoạt động 1: Giới thiệu một số khả năng máy tính (15’)
1. Một số khả năng của máy tính:
- Khả năng tính toán nhanh.
VD: máy tính có thể thực hiện hàng tỷ phép tính trong một giây.

- Tính toán với độ chính xác cao.
- Khả năng lưu trữ lớn
VD: Bộ nhớ của một máy tính thông dụng có thể cho phép lưu trữ vài chục triệu trang sách.
- Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.

- Khi em thực hiện phép toán nhân có 10 số trên máy tính và em tính bằng tay thì cách nào nhanh hơn ?
- Máy tính có thể thực hiện hàng tỷ phép toán trên một giây, do đó có thể cho ra kết quả trên trong chất lát.
- Máy tính thực hiện phép tính nhanh, vậy kết quả có chính xác không?
- Các máy tính hiện đại đã cho phép không chỉ tính toán nhanh mà có độ chính xác cao.
- Giới thiệu khả năng lưu trữ của máy tính.
- Máy tính có thể hoạt động cả ngày không cần nghỉ ngơi.


- Thực hiện phép tính trên máy tính nhanh hơn.

- Lắng nghe.




- Chính xác



- Lắng nghe, suy nghĩ và liên hệ thực tế.


Hoạt động 2: Hướng dẫn làm những việc trên máy tính (10’)
2. Có thể dùng máy tính điện tử vào việc gì?

- Thực hiện các tính toán.
- Tự động hoá các công việc văn phòng.
- Hổ trợ công tác quản liù.
- Công cụ học tập và giải trí.
- Điều khiển tự động và Robot.
- Liên lạc tra cứu và mua bán trực tuyến.

- Giới thiệu lại khả năng của máy tính điện tử.
- Hướng dẫn cách vận dụng các khả năng của máy tính điện tử để thực hiện các công việc cụ thể.
-VD: Nhờ khả năng tính toán nhanh, ta sử dụng máy tính vào công việc giải toán...
- Hãy lấy ví dụ về việc vận dụng khả năng làm việc không mệt mỏi của máy tính?
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe

- Chú ý và ghi nhớ nội dung chính.

- Lắng nghe.


- Trả lời.



Hoạt động 3:Giới thiệu những điều máy tính không thể làm (10’)
3. Máy tính và điều chưa thể:
- Không phân biệt được mùi vị.
- Máy tính không tự làm việc được nếu không có con người điều khiển
--> Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định

- Máy tính có khả năng làm được rất nhiều công việc, tuy nhiên máy tính có thể phân biệt được mùi vị không ?
- Nếu ta không điều khiển thì máy tính có làm được gì không các em ?
- Máy tính tự làm việc không theo hướng dẫn của con người được không ?
- Như vậy máy tính có khả năng rất lớn tuy nhiên máy tính không thể tự làm việc nếu không có con người điều khiển.


- Máy tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thừa Trí
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)