Bài 3. Ca dao, dân ca. Những câu hát về tình cảm gia đình
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Đan Kha |
Ngày 28/04/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Ca dao, dân ca. Những câu hát về tình cảm gia đình thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các thầy cô đến với giáo án môn Ngữ Văn 7
CA DAO DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Tiết 9 Bài 3
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
3. Ngó lên nuột lạc mái nhà,
Bao nhiêu nuột lạc nhớ ông bà bấy nhiêu.
Anh em nào phải người xa ,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai ?
Bài 1: Lời của người mẹ khi ru con qua điệu hát ru.
Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ.
Bài 3: Lời con cháu nói với ông bà.
Bài 4: Lời anh em nói với nhau.
2. Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì ? Hãy chỉ ra cái hay của hình ảnh
âm điệu của bài ca này. Tìm những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ như bài 1.
-Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là: công lao trời biển của cha mẹ đối với con và
bổn phận của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy.
-Cái hay của hình ảnh là: lấy cái to lớn mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên ví
như công cha nghĩa mẹ.
-Âm điệu hay: tâm tình, ví von quen thuộc của ca dao.
-Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ như bài 1:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
V
3. Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua
việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân
vật.
Phân tích:
4. Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình cảm đó được
diễn tả thế nào ? Cái hay của cách diễn tả đó ?
-Tình cảm đối với ông bà được diễn tả : nhớ thương, lòng kính yêu da diết, lắng sâu
trong lòng cháu khi ngó lên mái nhà.
-Cái hay của cách diễn tả đó là : dùng sự vật bình thường để nói lên nỗi nhớ ông bà
kính yêu là nuột lạc trên mái nhà, gợi nhớ công lao ông bà đã xây dựng ngôi nhà,
bàn tay ông đã từng buộc những nuột lạc ấy.
5. Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như
thế nào? Bài ca này nhắc nhở chúng ta điều gì?
-Tình cảm anh em thân thương được diễn tả: cùng chung sống
sướng khổ trong một nhà.
-Bài ca nhắc nhở chúng ta: phải biết hòa thuận để cha mẹ vui
lòng.
6. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được cả 4 bài ca dao sử
dụng?
-Những biện nghệ thuật sử dụng trong 4 bài ca dao: thể thơ lục
bát, âm điệu tâm tình. Các hình ảnh gần gũi, bài ca dao là lời
độc thoại, dùng nhiều biện pháp so sánh.
LUYỆN TẬP
1.Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là những tình cảm gì? Em có nhận
xét gì về những tình cảm đó?
-Những tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao: con cái đối với cha mẹ, con
cháu đối với ông bà, tình anh em ruột thịt.
-Nhận xét: là những tình cảm thiêng liêng, quen thuộc, không thể thiếu được ở mỗi
người.
2*. Tìm thêm những bài ca dao có nội dung tương tự.
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây.
Người ta có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.
CA DAO DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Tiết 9 Bài 3
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
3. Ngó lên nuột lạc mái nhà,
Bao nhiêu nuột lạc nhớ ông bà bấy nhiêu.
Anh em nào phải người xa ,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai ?
Bài 1: Lời của người mẹ khi ru con qua điệu hát ru.
Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ.
Bài 3: Lời con cháu nói với ông bà.
Bài 4: Lời anh em nói với nhau.
2. Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì ? Hãy chỉ ra cái hay của hình ảnh
âm điệu của bài ca này. Tìm những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ như bài 1.
-Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là: công lao trời biển của cha mẹ đối với con và
bổn phận của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy.
-Cái hay của hình ảnh là: lấy cái to lớn mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên ví
như công cha nghĩa mẹ.
-Âm điệu hay: tâm tình, ví von quen thuộc của ca dao.
-Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ như bài 1:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
V
3. Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua
việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân
vật.
Phân tích:
4. Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Những tình cảm đó được
diễn tả thế nào ? Cái hay của cách diễn tả đó ?
-Tình cảm đối với ông bà được diễn tả : nhớ thương, lòng kính yêu da diết, lắng sâu
trong lòng cháu khi ngó lên mái nhà.
-Cái hay của cách diễn tả đó là : dùng sự vật bình thường để nói lên nỗi nhớ ông bà
kính yêu là nuột lạc trên mái nhà, gợi nhớ công lao ông bà đã xây dựng ngôi nhà,
bàn tay ông đã từng buộc những nuột lạc ấy.
5. Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như
thế nào? Bài ca này nhắc nhở chúng ta điều gì?
-Tình cảm anh em thân thương được diễn tả: cùng chung sống
sướng khổ trong một nhà.
-Bài ca nhắc nhở chúng ta: phải biết hòa thuận để cha mẹ vui
lòng.
6. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được cả 4 bài ca dao sử
dụng?
-Những biện nghệ thuật sử dụng trong 4 bài ca dao: thể thơ lục
bát, âm điệu tâm tình. Các hình ảnh gần gũi, bài ca dao là lời
độc thoại, dùng nhiều biện pháp so sánh.
LUYỆN TẬP
1.Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là những tình cảm gì? Em có nhận
xét gì về những tình cảm đó?
-Những tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao: con cái đối với cha mẹ, con
cháu đối với ông bà, tình anh em ruột thịt.
-Nhận xét: là những tình cảm thiêng liêng, quen thuộc, không thể thiếu được ở mỗi
người.
2*. Tìm thêm những bài ca dao có nội dung tương tự.
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây.
Người ta có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Đan Kha
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)