Bài 3. Bài thực hành 1

Chia sẻ bởi Phạm Viết Thông | Ngày 07/05/2019 | 142

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Bài thực hành 1 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HOÁ HỌC LỚP 8
THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP CAO LÃNH – ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CHÍ THANH
Giáo viên: Phạm Viết Thông
Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1
(Tính Chất Nóng Chảy Của Chất
Tách Chất Từ Hỗn Hợp)
A/ Mục tiêu :
1) Kiến thức:
- HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong PTN.
- HS nắm một số quy tắc an toàn trong PTN.
2) Kỹ năng:
- Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất
- Tách chất ra khỏi hỗn hợp

- Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất
- Tách chất ra khỏi hỗn hợp
3) Thái độ:
- Có ý thức cẩn thận trong khi thực hành thí nghiệm. .
B/ Nội Dung:
1) Dụng cụ thí nghiệm:
a) Dụng cụ:
O�ng nghiệm Kẹp ống nghiệm Phễu thuỷ tinh Đũa thuỷ tinh Cốc thuỷ tinh Nhiệt kế Đèn cồn Giấy lọc.
b) Hoá chất:
Lưu huỳnh, Parafin, Muối ăn
Tuần 2, tiết 4
BÀI 3 : BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT
TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I/ Một số qui tắc an toàn thí nghiệm.
Khi làm thí nghiệm cần :
- Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của thầy, cô giáo.
- Phải trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng hướng dẫn.
- Không làm đổ, vỡ, không để hoá chất bắn vào quần áo, đèn cồn dùng xong cần đậy nắp tắt lửa.
- Sau khi làm thí nghiệm phải rửa dụng cụ, vệ sinh phòng thí nghiệm.
II/ Cách sử dụng hoá chất :
+ Sau khi lấy hoá chất phải đậy nắp cẩn thận
+ Không đổ hóa chất dùng dư lại lọ chứa.
+ Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất, không tự ý đổ hóa chất này vào hóa chất khác.
+ Không dùng hóa chất chưa rõ nguồn gốc, không nếm, ngưởi hóa chất.
Nhãn một số hoá chất độc hại.
III/ Một số dụng cụ thí nghiệm :
YÊU CẦU CỦA BÀI THỰC HÀNH :


Làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ đơn giản trong phòng thí nghiệm.
- Nắm được nội qui và một số qui tắc an toàn thí nghiệm.
- Biết so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
- Biết cách tách chất từ hỗn hợp.
IV/ Tiến hành thí nghiệm :
1/ Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của Parafin và lưu huỳnh.
Cách tiến hành :
_ Lấy 1 ít mỗi chất vào 2 ống nghiệm.
_ Đặt đứng 2 ống nghiệm và nhiệt kế vào 1 cốc nước, đun nóng cốc nước bằng đèn cồn, Quan sát xem chất nào nóng chảy trước, đọc nhiệt độ ghi trên nhiệt kế ( ghi lại )
_ Lưu ý : Khi nước sôi thì ngừng đun.
Trả lời câu hỏi : So sánh nhiệt độ nóng chảy của 2 chất, chất nào không nóng chảy khi nước sôi ? Vì sao ?
Các bước tách muối ăn ra khỏi hổn hợp
2/ Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hổn hợp muối ăn và cát :
Trả lời câu hỏi :
_ Cho biết tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm
_ Cách tiến hành :
+ Cho hổn hợp muối ăn bẩn vào nước khuấy đều.
+ Lọc dung dịch qua giấy lọc, đổ phần nước lọc được vào ống nghiệm.
+ Đun nóng ống nghiệm cho đến khi nước bay hơi hết, cho biết màu sắc của chất thu được trong ống nghiệm.
_ Lưu ý trước khi đun ở phần đáy ống nghiệm phải hơ đều ống nghiệm.
V/ Tường trình :
_ Báo cáo thực hành theo mẫu :
Họ và tên :…………….. Lớp:……………Nhóm:………………..
BÁO CÁO THỰC HÀNH
BÀI SỐ 1: TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỔN HỢP
1/ So sánh nhiệt độ nóng chảy của 2 chất, chất nào không nóng chảy khi nước sôi ? Vì sao ?
2/ Cho biết tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm. Giải thích quả trình tiến hành.
VI/ Kết thúc buổi thực hành :
Rữa và lau dụng cụ cho sạch và khô .
Thu gom, sắp xếp hoá chất lại cho gọn gàng.
Làm vệ sinh cá nhân.
Nộp bài tường trình.
Ôn lại kiến thức về nguyên tử đã học ở môn vật lý lớp 7.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Viết Thông
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)