Bài 3. Bài thực hành 1

Chia sẻ bởi Trần Khánh Uyen | Ngày 23/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: Bài 3. Bài thực hành 1 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 4
BÀI THỰC HÀNH 1
MỘT SỐ QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1, Khi làm thí nghiệm hóa học, phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và sự hướng dẫn của thầy cô giáo
2, Khi làm thí nghiệm cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định
3, Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa
4, Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Đèn cồn
Giấy lọc
Phễu chiết (buret)
Chày và cối sứ
Chén nung
Cốc thủy tinh
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Bình cầu đáy bằng
Phễu
Kẹp gắp
Ống nhỏ giọt (ống hút)
Bình tam giác
Bình cầu đáy tròn
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Đũa thủy tinh
Chổi rửa ống nghiệm
Giá để ống nghiệm
Ống đong
Lưới amiăng
Ống nghiệm
CÁCH SỬ DỤNG HÓA CHẤT
1, Hóa chất trong PTN thường đựng trong lọ có nút kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hóa chất. Nếu hóa chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng
2, Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất
Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác ngoài chỉ dẫn
Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa
3, Không dùng hóa chất đựng trong những lọ không có nhãn ghi rõ tên hóa chất. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất.
Dụng cụ, hoá chất cho hai thí nghiệm thực hành:
Đo nhiệt độ nóng chảy của parafin, lưu huỳnh.
Tách riêng muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát.
a. Hoá chất
- Bột lưu huỳnh.
- Parafin.
b. Dụng cụ
Hai nhiệt kế
Hai cốc thuỷ tinh (250 ml, chịu nhiệt)
3 ống nghiệm
2 kẹp gỗ
1 đũa thuỷ tinh
1 đèn cồn
Giấy lọc + phễu thuỷ tinh.
Thí nghiệm 1
Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh:
Đặt hai ống nghiệm có chứa bột lưu huỳnh và parafin vào cốc nước.
+ Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn.
+ Đặt đứng nhiệt kế vào hai ống nghiệm.
+ Theo dõi nhiệt độ ghi trên nhiệt kế và nhiệt độ nóng chảy.
Qua các thí nghiệm, em hãy rút ra nhận xét
chung về nhiệt độ nóng chảy của các chất.
Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
2. Thí nghiệm 2
Quan sát?
Dùng kẹp gỗ kẹp vào khoảng 1/3 ống nghiệm (từ miệng ống).
Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn.
- Cho vào cốc thuỷ tinh khoảng 3 gam hỗn hợp muối ăn và cát.
- Rót vào cốc khoảng 5ml nước sạch.
- Gấp giấy lọc đặt vào phễu.
- Khuấy đều để muối tan hết.
- Đặt phễu vào ống nghiệm và rót từ từ nước muối vào phễu theo đũa thuỷ tinh.
Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
Lưu ý :
Lúc đầu hơ đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa để ống nghiệm nóng đều, sau đó đun ở đáy ống, vừa đun vừa lắc nhẹ.
Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
Em hãy so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với hỗn hợp ban đầu.
Chất rắn thu được là muối ăn sạch ( tinh khiết), không còn lẫn cát.
- Lọc hỗn hợp nước, muối ăn, cát
- Lấy 1 ít nước lọc cho vào bát sứ đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi nước bay hơi hết
- Trên bát sứ còn lại một chất rắn màu trắng
- Tách được cát ra khỏi hỗn hợp
- Cát bị giữ lại trên giấy lọc
- Thu được hỗn hợp muối ăn, cát, nước
- Muối ăn tan trong nước còn cát không tan
- Chất rắn màu trắng là muối ăn => Thu hồi được muối ăn
TƯỜNG TRÌNH
VỀ NHÀ
- Hoàn thành tường trình thí nghiệm
- Làm mô hình nguyên tử: Tổ 1: oxi; Tổ 2: natri; Tổ 3: cacbon
- Đọc trước bài nguyên tử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Khánh Uyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)