Bài 29. Quan Âm Thị Kính

Chia sẻ bởi Khương Thị Thúy | Ngày 28/04/2019 | 15

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Quan Âm Thị Kính thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ
NGỮ VĂN LỚP 7A2


Giáo viên: Khương Thị Thúy
Trường THCS Xuân Áng
Xem vi deo
Tiết 117
Hướng dẫn đọc thêm Văn bản : Quan Âm Thị Kính(tiết 1)
Môn: Ngữ văn 7
I. Hướng dẫn tìm hiểu chung:
A. Chèo
1- Khái niệm:
- Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện diễn tích bằng
hình thức sân khấu.
- Chèo nảy sinh và phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.
2- Các đặc trưng cơ bản:
- Chèo thuộc loại hình sân khấu.
- Kể chuyện giáo dục đạo đức, tài năng.
- Tích truyện được khai thác từ truyện cổ tích và truyện nôm.
- Châm biếm đả kích: những điều bất công xấu xa…
- Nhân vật có đặc trưng riêng…
Tiết 117 HDĐT. Văn bản: Quan Âm Thị Kính
Vai thư sinh
Vai nữ lệch
Nữ chính
Mụ ác
Lão ông
Hề chèo
I. Hướng dẫn tìm hiểu chung:
Chèo.
B. Vở chèo “Quan Âm Thị Kính”
* Tóm tắt vở chèo: theo SGK.
Gồm có 3 phần:
P1- Án giết chồng.
P2- Án hoang thai.
P3- Oan tình được giải.

Tiết 117 HDĐT. Văn bản: Quan Âm Thị Kính
I. Hướng dẫn tìm hiểu chung:
Chèo
B. Vở chèo “Quan Âm Thị Kính”
C. Đoạn trích : “ Nỗi oan hại chồng”.
1. Đọc phân vai:
2. Tìm hiểu từ khó.
3. Bố cục: 3 phần
P1- Từ đầu cho đến… “ thiếp xén tày một mực”- Trước khi bị oan.
P2- Tiếp cho đến… “ về cùng cha con ơi” – Trong khi bị oan.
P3- Đoạn còn lại – Sau khi bị oan.

Tiết 117 HDĐT. Văn bản: Quan Âm Thị Kính
1. Dòng nào sau đây nhận định đúng nhất về chèo ?
A. Chèo là loại kịch hát, múa dân gian.
B. Chèo kể chuyện, diễn tích bằng sân khấu.
C. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở đồng bằng Bắc Bộ.
D. Cả A, B và C đều đúng.
2. Tích truyện trong chèo được khai thác từ đâu ?
A. Từ truyền thuyết
B. Từ thần thoại
C. Từ truyện cổ tích và truyện Nôm
D. Từ ca dao, dân ca
3. Dòng nào không phải là nội dung chính của vở chèo Quan Âm Thị Kính ?
A. Thị Kính bị đổ oan là gái giết chồng.
B. Thị Kính giả trai lên chùa, bị Thị Màu chòng ghẹo.
C. Thị Kính chịu án hoang thai.
D. Oan tình được giải, Thị Kính lên tòa sen.
4. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng nằm ở phần thứ mấy của vở chèo và có mấy nhân vật ?
A. Phần thứ nhất – Năm nhân vật
B. Phần thứ hai – Năm nhân vật
C. Phần thứ ba – Bốn nhân vật
D. Phần thứ tư – Bốn nhân vật
Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch ? Các nhân vật đó xung đột theo mâu thuẫn nào?
- Thị Kính và Sùng bà. Mâu thuẫn:
+ Hình thức: mẹ chồng > < nàng dâu
+ Bản chất : kẻ thống trị > < kẻ bị trị
Hai nhân vật này đại diện cho loại người nào trong xã hội ?
- Thị Kính: đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân thường
- Sùng bà: đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến
Hướng dẫn học ở nhà:
- Tóm tắt đoạn trích.
Nắm nét đặc sắc của chèo cổ.
Đọc kĩ lại đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
- Tìm hiểu đoạn trích: Phân tích hai nhân vật Thị Kính và Sùng bà (theo câu hỏi 4 -> 8 /SGK trang 120).
Cám ơn quý thầy cô
và các em học sinh !
Tiết học đến đây là kết thúc!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khương Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)