Bài 29. Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Chia sẻ bởi Bùi Đình Luân | Ngày 09/05/2019 | 107

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
Tiết 122:
Tiếng Việt
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
( Hồ Chí Minh)
 Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng chưa được liệt kê.
I/ Dấu chấm lửng:
Trong các trường hợp sau dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
( Phạm Duy Tốn)
 Thể hiện lời nói bị ngắt quãng, ngập ngừng do mệt hoặc hoảng.
c) Cuốn tiểu thuyết được viết trên...
 Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ có nội dung bất ngờ.
II/ Dấu chấm phẩy :
Trong mỗi câu có dấu chấm phẩy dưới đây, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay bằng dấu phẩy được không?
a) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
(Thạch Lam)
VN2
CN2
VN1
CN1
 Dấu chấm phẩy được dùng để phân tách hai vế của một câu ghép. Trường hợp này có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy.
b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hoá, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.
(Theo Trường Chinh)
Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Nếu dùng dấu phẩy thì sẽ không phân biệt được các cặp từ, cụm từ với các từ; không phân cấp được các nội dung với ý nghĩa khác nhau về tầng bậc.
Nối cột A với cột B để xác định đúng công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
1 - b
2 - a
5 - a
4 - b
3 - a
Câu hỏi:

Nối cột A với cột B để xác định đúng
công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Trò chơi:
VÒNG QUAY MAY MẮN
VÒNG QUAY MAY MẮN
BẮT ĐẦU TRÒ CHƠI
GIỚI THIỆU LUẬT CHƠI
LUẬT CHƠI
Mỗi tổ sẽ quay một vòng quay.Sau đó, chọn một câu hỏi và trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ nhận được số điểm quay vào. Nếu trả lời sai sẽ nhường cho tổ tiếp theo trả lời, tổ tiếp theo trả lời đúng sẽ được quay lại và tổ 3 sẽ quay và trả lời câu hỏi tiếp theo.
Quay
CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 4
CÂU 8
CÂU 7
CÂU 6
CÂU 5
CÂU 1:
Hôm nay nó không đi học đâu. Nó bận lắm, bận ngủ.

Hãy điền và chỗ trống dấu phù hợp và giải thích tại sao???
Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện từ “ngủ” tạo sự bất ngờ, hài hước, châm biếm.


CÂU 2:
Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần...
(Nguyễn Trung Thành)


 Dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.


Hãy cho biết tác dụng của dấu chấm phẩy được in đậm
CÂU 3:
Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam,người Hoa, người Khơ – me… mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả.
( Sài Gòn tôi yêu)
2. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình nguời, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
( Ca Huế trên sông Hương)
??? Ở hai câu trích trên tác giả đã sử dụng dấu chấm lửng, vậy hãy cho biết tác dụng của dấu chấm lửng đó ???

Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết .
CÂU 4: CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT
Một bạn trẻ nào đó nhờ anh góp ý thơ, anh đọc ngay, đọc một bài,hai bài, ba bài,…Đọc một mạch hết cả xếp thơ, rồi anh đánh dấu bút chì góp ý tỉ mỉ.
Chọn đáp án nêu tác dụng của dấu chấm lửng
Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng
C. Làm giản nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm
CÂU 5:
 Vì sao câu dưới đây tác giả lại dùng dấu chấm phẩy?(khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất)
  Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp, nhưng mà đẹp não nùng.                                                                        ( Xuân Diệu)     
Để ngắt câu dài và có nhiều ý khác nhau;
để tạo sự cân xứng về cấu tạo và ý nghĩa.
B. Để ngắt từng vế câu khi đã có bộ phận dùng dấu phẩy
C. A và B đúng
D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận
CÂU 6: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống và nêu tác dụng .
Ngồi trong lớp nó chăm chú lắm. Chăm chú đến nỗi tiết học nào nó cũng

ngủ gật.
Tác dụng: Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
CÂU 7:
1. Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn trên???
Dấu chấm phẩy có tác dụng : Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp
CÂU 8:
Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió 1 ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con 2 ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
?/ Một bạn đã chép lại đoạn văn sau nhưng chẳng may để sót các dấu.Hãy giúp bạn điền dấu vào những chỗ thích hợp.
Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
Tổng kết ghi nhớ
*Dấu chấm lửng dùng để:
Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa kể hết.
Thể hiện chỗ lỡi nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ có nội dung bất ngờ.
*Dấu chấm phẩy được dùng để:
Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạp phức tạp.
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Cảm ơn thầy cô và các bạn
đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Đình Luân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)