Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình

Chia sẻ bởi Phạm Thị Xuân Nương | Ngày 24/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC EM
MÔN: ĐỊA LÍ 8

Người soạn:Trần Thị Bừng
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Nêu những đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam ?
- Đa dạng, có nhiều kiểu loại như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất.
Câu 2: Đến giai đoạn Tân kiến tạo cấu trúc địa hình nước ta có những thay đổi lớn lao gì?
Địa hình bị nâng lên mạnh tạo thành nhiều bậc địa hình kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa, thấp dần từ nội địa ra biển.
Địa hình có hướng trùng với hướng Tây Bắc- Đông Nam.
BÀI 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
III. ĐỊA HÌNH BỜ BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA.
II. KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
I. KHU VỰC ĐỒI NÚI
Quan sát bản đồ cùng với kiến thức đã học, hãy cho biết các khu vực núi chính của nước ta?
ĐÔNG BẮC
TÂY BẮC
TRƯỜNG SƠN BẮC
TRƯỜNG SƠN
NAM
Bao gồm 4 vùng núi chính sau:
Vùng núi Đông Bắc.
Vùng núi Tây Bắc.
Vùng núi Trường Sơn Bắc.
Vùng núi và các Cao nguyên Trường Sơn Nam.
Ngoài ra, còn có địa hình Bán Bình nguyên Đông Nam Bộ và trung du Bắc Bộ là những thềm phù sa cổ, chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
I. KHU VỰC ĐỒI NÚI
1. Vùng núi Đông Bắc
 Là vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi con voi đến vùng đồi núi văn biển Quảng Ninh.
Vùng Đông Bắc với những cánh cung lớn và vùng đồi phát triển rộng. Địa hình cacxtơ phổ biến tạo thành nhiều cảnh quan đẹp: hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.

ĐẶC ĐIỂM
2. Vùng núi Tây Bắc.
Em có nhận xét gì về đặc điểm vùng núi Tây Bắc ?
 Là vùng nằm giữa sông Hồng và sông Cả, bao gồm những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Tây Bắc có những đồng bằng trù phú như Mường Thanh, Than Uyên…
ĐẶC ĐIỂM
2. Vùng núi Tây Bắc.
3. Vùng núi Trường Sơn Bắc.
4. Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
ĐẶC ĐIỂM
Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ xếp tầng thành các cánh cung hướng ra biển.
Địa hình chắn gió của dãy Bạch Mã, khí hậu ở đây có hai mùa mưa, khô.
Địa hình chắn gió gây hiệu ứng phơn.
ĐẶC ĐIỂM
 Là vùng đồi núi thấp, có hai sườn không đối xứng, sườn Đông hẹp và dốc hơn sườn Tây.

Chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Đồng bằng sông Hồng
Nhóm 2: Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhóm 3: Đồng bằng Duyên hải Trung bộ.
Nghiên cứu tìm hiểu và hoàn thành phiếu học tập sau:
Thời gian: 5phút
II. KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
 THẢO LUẬN NHÓM
Đồng bằng sông Hồng
ĐB. SÔNG CỬU LONG
ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI TRUNG BỘ
Phiếu học tập số1: (Nhóm 1)
ĐB. SÔNG HỒNG
- Là vùng sụt võng được phù sa s. Hồng bồi đắp.
-Có dạng tam giác cân, đỉnh ở Việt Trì, ở độ cao15m, đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng- Quảng Ninh.
-S:14.860km2(2005)
-Hệ thống đê dài 1.700km, chia cắt đb thành nhiều ô trũng.
- Đắp đê biển ngăn nước mặn, mở rộng diện tích canh tác: cói, lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản.
NGUỒN GỐC
ĐẶC
ĐIỂM
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG,
KHAI THÁC
Phiếu học tập số 2: (Nhóm 2)
ĐB. SÔNG CỬU LONG
NGUỒN GỐC
ĐẶC ĐIỂM
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC
-Là vùng sụt võng được phù sa sông Cửu Long bồi đắp.
-Thấp ngập nước, độ cao TB 2-3m, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
S: 39.734km2 (2005)
Không có đê lớn, 10.000km2 bị ngập lũ hằng năm.)
Sống chung với lũ, tăng cường thuỷ lợi, cải tạo đất, trồng rừng, chọn giống cây trồng.
Phiếu học tập số 3: (Nhóm 3)
ĐB. DUYÊN HẢI TRUNG BỘ
NGUỒN GỐC
ĐẶC ĐIỂM
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC
-Là những thềm phù sa cổ được bồi lấp bởi phú sa hoặc các đồng bằng nhỏ giữa núi.
- Đồng bằng nhỏ hẹp, kém phì nhiêu bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang tạo thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- Nuôi trồng thuỷ sản, trồng các cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị.
ĐB. SÔNG HỒNG
Quan sát lược đồ sau, so sánh đb sông Hồng và đb. Sông Cửu Long?
ĐB.SÔNG CỬU
LONG
Em có nhận xét gì về bờ biển nước ta?
III. ĐỊA HÌNH BỜ BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA
 - Bờ biển nước ta dài 3260km.
- Có 3 dạng kiểu địa hình bờ biển chính:
+ Bờ biển mài mòn.
+ Bờ biển bồi tụ.
.
a. Địa hình bờ biển
Bờ biển tại đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản.
Bờ biển ở nhữngvùng chân núi và hải đảo có nhiều vũng, vịnh kín, vịnh nước sâu và bãi cát sạch thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, phát triển du lịch.
+ Bờ biển mài mòn- bồi tụ.
Bờ biển Phú Yên
Hòn Rơm- Bình Thuận
NHA TRANG, KHÁNH HOÀ
Bờ Biển Phú Quốc
Bờ biển Trà Cổ
Biển Đà Nẳng
b. Thềm lục địa
Khái niệm:
 - Là vành đai mở rộng của mỗi lục địa.
- Là phần lãnh thổ dưới mực nước biển thuộc chủ quyền của nước ta.
- Thềm lục địa nước ta mở rộng ở Bắc bộ và Nam bộ với độ sâu không quá 100m.
Những khoán sản nào có ở thềm lục địa Việt Nam
Dầu mỏ, khí đốt…
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 1: Nối ý đúng
CỘT A
Vùng núi Tây Bắc
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Trường Sơn Bắc
Vùng núi Trường Sơn Nam

Gồm các dãy núi cánh cung lớn và đồi núi song song.
Là vùng núi có nhiều dãi núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở chạy song song theo hướng Tây Bắc_ Đông Nam.
Vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ tập trung nhiều đá badan.
Vùng có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải.
CỘT B
Câu 2: Địa hình châu thổ sông Hồng khác sông Cửu Long ở điểm nào?
a. Có nhiều mạch núi chia cắt đồng bằng.
b. Có hệ thống đê bao quanh các ô trũng.
c. Không được bồi đắp thường xuyên.
d. Không có núi sót trên bề mặt đồng bằng.
ĐA: b
BÀI TẬP CỦNG CỐ
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Xuân Nương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)