Bài 28. Trả bài tập làm văn số 6

Chia sẻ bởi Lê Thị Ngọc Bich | Ngày 28/04/2019 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Trả bài tập làm văn số 6 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Giáo viên: Lê Thị Ngọc Bích
Trường THCS Lộc Hưng
Tiết 115
Trả bài
KIỂM TRA VĂN, KIỂM TRA
TIẾNG VIỆT.
Câu hỏi:
?Tại sao có thể nói: nghe ca Huế là một thú vui tao nhã?
?Phương tiện nào dùng để tổ chức đêm ca Huế trên sông Hương?
Kiểm tra miệng

Đáp án:
- Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn,sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc
- Thuyền rồng.
A.TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN:
?Câu 1:(2đ) Chép lại các câu tục ngữ nói về việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
 Câu 1: Các câu tục ngữ nói về việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức:
-Học ăn, học nói, học gói, học mở.
-Không thầy đố mày làm nên.
-Học thầy không tày học bạn
?Câu 2: (2đ) Trình bày ý nghĩa văn bản”Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.”(Hồ Chí Minh)?
Câu 2: (2đ) Ý nghĩa văn bản “Tình thần yêu nước của nhân dân ta: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
?Câu 3:(2đ)Tác giả chứng minh cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt trên những phương diện nào?
Câu 3:(2đ)Tác giả chứng minh cái hay, cái đẹp
của Tiếng Việt trên những phương diện:
- Ngữ âm
- Từ vựng
- Ngữ pháp
Những phẩm chất bền vững và khả năng sáng tạo
trong quá trình phát triển lâu dài.
?Câu 4: (2đ) Thái độ của tác giả đối với đức
tính giản dị của Bác Hồ như thế nào?
(Đức tính giản dị của Bác Hồ)
Câu 4: (2đ) Thái độ của tác giả đối với
đức tính giản dị của Bác Hồ: Cảm phục,
ngợi ca chân thành, nồng nhiệt.
?Câu 5:(2đ) Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu ) có dùng trạng ngữ. (Nội dung nói về đức tính giản dị của Bác Hồ.)
Câu 5: (2đ) Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu ) có dùng trạng ngữ. (Nội dung nói về đức tính giản dị của Bác Hồ)
- Viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả
- Có sử dụng trạng ngữ
- Cùng hướng về nội dung nói về đức tính giản dị của Bác Hồ.
?Câu 1: (3đ) Trình bày đặc điểm của
trạng ngữ.
Câu 1: (2đ) Đặc điểm của trạng ngữ
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
B.TIẾNG VIỆT:
Câu 2: (3đ)
a/Tác dụng của câu đặc biệt:
-Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu
-Liệt kê, thông báo về tồn tại của sự vật, hiện tượng
-Bộc lộ cảm xúc
-Gọi đáp
b/Xác định câu đặc biệt: “Trời ơi!”

?Câu 2: (3đ) Nêu tác dụng của câu đặc biệt. Xác định câu đặc biệt trong ví dụ sau: “Trời ơi!” cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.
?Câu 3: (2đ) Hai câu đặc biệt sau có tác dụng gì? (Chú ý câu đặc biệt là câu in đậm)
a/Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳn tiếng ếch nhái kêu ra ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
(Thạch Lam)
b/Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.
(Nguyên Hồng)



?Câu 3: (2đ) Hai câu đặc biệt có tác dụng:
a/ Xác định thời gian.
b/ Xác định thời gian.
Câu 4: (2đ) Viết đoạn văn ( khoảng 5 – 7 câu ) có dùng trạng ngữ.
Viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả
Có dùng trạng ngữ
Cùng hướng về nội dung học tập.
?Câu 4: (2đ) Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu ) có dùng trạng ngữ.
* Hướng dẫn HS tự học:

- Về nhà xem lại các bài về Tiếng Việt và Văn học.
- Chuẩn bị bài:
+Văn học: Tìm hiểu văn bản: “Quan Âm Thị Kính”
. Đọc văn bản “Quan Âm Thị Kính” SGK/11  117
. Đọc chú thích và trả lời câu hỏi SGK/ 118  121
+Tiếng Việt: Tìm hiểu bài” Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy”
. Trả lời câu hỏi SGK/121  123
Xin chân thành cám ơn
các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Ngọc Bich
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)