Bài 28. Trả bài tập làm văn số 6

Chia sẻ bởi Lê Thị Ngọc Bich | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Trả bài tập làm văn số 6 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Giáo viên: Lê Thị Ngọc Bích
Trường THCS Lộc Hưng
Tiết 115
Trả bài
KIỂM TRA VĂN, KIỂM TRA
TIẾNG VIỆT.
Câu hỏi:
?Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã?
?Phương tiện nào dùng để tổ chức đêm ca Huế trên sông Hương?
Kiểm tra miệng

Đáp án:
- Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn,sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc
- Thuyền rồng.
A.TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN:
?Câu 1:(2đ) Chép lại các câu tục ngữ nói về việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
 Câu 1: Các câu tục ngữ nói về việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức:
-Học ăn, học nói, học gói, học mở.
-Không thầy đố mày làm nên.
-Học thầy không tày học bạn
?Câu 2: (2đ) Trình bày ý nghĩa văn bản”Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.”(Hồ Chí Minh)?
Câu 2: (2đ) Ý nghĩa văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
?Câu 3:(2đ)Tác giả chứng minh cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt trên những phương diện nào?
Câu 3:(2đ)Tác giả chứng minh cái hay, cái đẹp
của Tiếng Việt trên những phương diện:
- Ngữ âm
- Từ vựng
- Ngữ pháp
Những phẩm chất bền vững và khả năng sáng tạo
trong quá trình phát triển lâu dài.
?Câu 4: (2đ) Thái độ của tác giả đối với đức
tính giản dị của Bác Hồ như thế nào?
(Đức tính giản dị của Bác Hồ)
Câu 4: (2đ) Thái độ của tác giả đối với
đức tính giản dị của Bác Hồ: Cảm phục,
ngợi ca chân thành, nồng nhiệt.
?Câu 5:(2đ) Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu ) có dùng trạng ngữ. (Nội dung nói về đức tính giản dị của Bác Hồ.)
Câu 5: (2đ) Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu ) có dùng trạng ngữ. (Nội dung nói về đức tính giản dị của Bác Hồ)
- Viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả
- Có sử dụng trạng ngữ
- Cùng hướng về nội dung nói về đức tính giản dị của Bác Hồ.
?Câu 1: (3đ) Trình bày đặc điểm của
trạng ngữ.
Câu 1: (3đ) Đặc điểm của trạng ngữ
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
B. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Câu 2: (3đ)
a/Tác dụng của câu đặc biệt:
-Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu
-Liệt kê, thông báo về tồn tại của sự vật, hiện tượng
-Bộc lộ cảm xúc
-Gọi đáp
b/Xác định câu đặc biệt: “Trời ơi!”

?Câu 2: (3đ) Nêu tác dụng của câu đặc biệt. Xác định câu đặc biệt trong ví dụ sau: “Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.
?Câu 3: (2đ) Hai câu đặc biệt sau có tác dụng gì? (Chú ý câu đặc biệt là câu in đậm)
a/Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
(Thạch Lam)
b/Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.
(Nguyên Hồng)



?Câu 3: (2đ) Hai câu đặc biệt có tác dụng:
a/ Xác định thời gian.
b/ Xác định thời gian.
Câu 4: (2đ) Viết đoạn văn ( khoảng 5 – 7 câu ) có dùng trạng ngữ.
Viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả
Có dùng trạng ngữ
Cùng hướng về nội dung học tập.
?Câu 4: (2đ) Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu ) có dùng trạng ngữ.(Nội dung nói về việc học tập)
* Hướng dẫn HS tự học:

- Về nhà xem lại các bài về Tiếng Việt và Văn học.
- Chuẩn bị bài:
+Văn học: Tìm hiểu văn bản: “Quan Âm Thị Kính”
. Đọc văn bản “Quan Âm Thị Kính” SGK/11  117
. Đọc chú thích và trả lời câu hỏi SGK/ 118  121
+Tiếng Việt: Tìm hiểu bài” Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy”
. Trả lời câu hỏi SGK/121  123
Xin chân thành cám ơn
các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Ngọc Bich
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)