Bài 28. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

Chia sẻ bởi nguyễn thị nga | Ngày 09/05/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

NGỮ VĂN 7
Sinh viên thực hiện: HỨA THỊ HẰNG
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THU HẰNG
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH!
Kiểm tra bài cũ :
Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước nào ?
2. Em hãy nêu các phần của dàn bài và nhiệm vụ của từng phần đó.
Câu hỏi:
Đáp án:
Có 4 bước làm bài văn lập luận giải thích: Tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc lại và sửa chữa.
Dàn bài:
+ Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
+ Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích.
I. Thế nào là
văn bản
hành chính?
1. Mục đích,
nội dung.
2. Cách
trình bày
văn bản
hành chính.
Yêu cầu:
- Các em
quan sát
và đọc thầm
3 văn bản/
SGK/
T107 - 109
Bài 28, tiết 115: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Văn bản 1
PHÒNG GD-ĐT QUẬN CẦU GIẤY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS DỊCH VỌNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số : … / TB _____________

Hà Nội, ngày 6 tháng 2 năm 2003

THÔNG BÁO
Về kế hoạch trồng cây

Để hưởng ứng phong trào Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp, Ban Giám hiệu nhà trường phát động buổi trồng cây quanh sân trường. Kế hoạch trồng cây như sau:
1) Thời gian : 14 giờ, ngày 28 – 2 – 2003.
2) Số lượng và chủng loại : Mỗi lớp trồng 5 cây, loại cây phượng vĩ, bàng hoặc
xà cừ.
3) Phương thức chăm sóc : Các lớp có kế hoạch bảo vệ và chăm sóc cây do
lớp mình trồng.
Ban Giám hiệu thông báo kế hoạch này để toàn trường được biết và chuẩn bị tốt
cho ngày hội trồng cây của nhà trường.
Hiệu trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Nơi nhận :
- Các GV chủ nhiệm
- Các lớp
- Lưu Văn phòng
Văn bản 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2003

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi : Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Kim Đồng.

Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau : Theo thời khóa biểu của nhà trường, chiều nay (thứ năm, ngày 20 tháng 03 năm 2003), lớp 7A có giờ sinh hoạt tập thể. Những vì bạn Nam bị ốm phải vào nằm viện, nên chúng em xin đề nghị với cô giáo cho chuyển buổi sinh hoạt này sang chiều mai (thứ sáu, ngày 21 tháng 3) để lớp có thể tới thăm và động viên bạn Nam được kịp thời.
Thay mặt lớp 7A
Lớp trưởng (Kí và ghi rõ họ tên)
Văn bản 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phú
____________
Thanh Hóa, ngày 5 tháng 12 năm 2003
BÁO CÁO
Về kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào
Vì một môi trường, sạch, đẹp
Kính gửi : Ban Giám hiệu Trường THCS Đông Thanh.

Hưởng ứng đợt thi đua Vì một môi trường, sạch, đẹp do nhà trường phát động, trong thời gian vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là :
1)Về vệ sinh : Đã tổ chức mỗi tuần 1 buổi lao động tập thể để quét dọn khu vực
quanh lớp và sân trường; thực hiện nghiêm túc việc thu gom các loại rác vào đúng nới quy định.
2) Về việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh : đã tổ chức trồng được 100 cây các loại (bao gồm 50 cây bạch đàn, 40 cây xà cừ và 10 cây phượng vĩ) ở khu vực được Ban Giám hiệu nhà trường phân công; không bẻ cành, hái lá hoặc ngắt hoa nơi công cộng.
3) Về trang trí : đã tổ chức quét vôi lại các bức tường quanh lớp; kẻ lại các khẩu hiệu và bảng nội quy nhà trường.
Kết quả cuối đợt, lớp đã bầu được 5 bạn tiêu biểu đề nghị nhà trường biểu dương, khen thưởng.
Thay mặt lớp 7B
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Hoạt động cá nhân:
Em hãy nêu tên cụ thể của từng văn bản.
Xác định người viết và người nhận văn bản thông báo
Nội dung thông báo?
Vậy khi nào người ta viết văn bản thông báo?
Văn bản thông báo được viết nhằm mục đích gì?
Văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo.
Thầy hiệu trưởng viết thông báo, giáo viên chủ nhiệm, các lớp nhận thông báo.
Thông báo về kế hoạch trồng cây để hưởng ứng phong trào vì môi trường xanh sạch đẹp.
Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó (thường là quan trọng) xuống cấp dưới hoặc muốn cho nhiều người cùng biết.
Nhằm phổ biến một nội dung thường quan trọng.

Đáp án:
Hoạt động nhóm:
Phân tích 2 văn bản còn lại theo những nội dung đã phân tích ở văn bản 1.
Em hãy xác định vị trí của người gửi và người nhận trong 3 văn bản trên?
Văn bản 1: Cấp trên  Cấp dưới
Văn bản 2: Cấp dưới  Cấp trên
Văn bản 3: Cấp dưới  Cấp trên
Chú ý:
Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới, ngược lại cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên.
Đề nghị cũng thường dùng trong trường hợp cấp thấp đề nghị lên cấp cao hơn.
Em hiểu thế nào về văn bản hành chính?
Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
Điểm giống và khác nhau giữa 3 văn bản trên là gì?
- Đặc điểm chung :
Tính khuôn mẫu.
- Đặc điểm riêng :
Khác nhau về mục đích, nội dung, yêu cầu.
So sánh 3 loại văn bản ấy với các văn bản truyện và thơ đã học.
Em hãy chỉ ra mục giống nhau của các văn bản trên? Theo em mục nào quan trọng nhất?
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản
- Họ, tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
- Họ, tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo
- Chữ kí, họ tên người gửi văn bản
- Nội dung là quan trọng nhưng các mục khác cũng cần thiết để làm cho văn bản hành chính hoàn chỉnh và có giá trị.
Tìm một số loại văn bản khác tương tự với 3 loại văn bản trên.
Đơn từ, biên bản, hợp đồng, giấy biên nhận, giấy khai sinh, nghị định, quyết định…
Rút ra kết luận về hình thức trình bày của 3 loại văn bản trên.
Hình thức được trình bày theo một số mục nhất định:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản
- Họ, tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
- Họ, tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo
- Chữ kí, họ tên người gửi văn bản
I. B�i h?c :
II. Luyện tập
II. Luyện tập
Bài tập SGK / tr. 110 - 111.
1. Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy. ->
2. Thầy Hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình lớp trong tháng qua. ->
3. Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó. ->
4. Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được. ->
5. Có một địa danh nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thầy , cô giáo chủ nhiệm lớp tổ chức cho đi tham quan. ->
6. Bị ốm không đi tham quan được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy. ->

=> Như vậy, những tình huống nào là phải viết loại văn bản hành chính?
Thông báo
Báo cáo
Biểu cảm
Đơn từ
Đề nghị
Tự sự, miêu tả
Bài tập bổ sung:
Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi nào cần phải làm văn bản đề nghị?
A. Khi muốn trình bày về tình hình, sự việc đạt được của một cá nhân hay tập thể.
B. Khi có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người hiểu biết.
C. Khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của một cá nhân hay một tập thể muốn các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
D. Khi muốn gia nhập một tổ chức nào đó.
Dặn dò
Học thuộc lí thuyết bài cũ
Đặt tình huống viết văn bản hành chính, qua tình huống đó em sẽ viết loại văn bản hành chính nào?
Chuẩn bị bài mới: Bài 29, Văn bản: Quan âm Thị Kính
+ Tìm hiểu thể loại chèo.
+ Đọc, tóm tắt vở chèo và trả lời các câu hỏi trong SGK
Tiết học đến đây là kết thúc
Cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)