Bài 28. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
Chia sẻ bởi Đinh Ngọc Đích |
Ngày 28/04/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Tiết 115: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Nêu các bước làm bài lập luận giải thích? Bố cục bài lập luận giải thích gồm mấy phần, mỗi phần nêu những gì?
Đáp án:
* Gồm 4 bước:
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
Đọc và kiểm tra lại văn bản.
* Bố cục bài lập luận giải thích gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng cần giải thích.
- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách giải thích phù hợp.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
Khi nào thì người ta viết văn bản thông báo?
Khi cần truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng đều biết.
Văn bản thông báo nhằm mục đích gì?
Nhằm phổ biến một nội dung, thường kèm theo hướng dẫn và yêu cầu thực hiện.
Khi nào thì người ta viết văn bản đề nghị?
Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Văn bản đề nghị nhằm mục đích gì?
Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến, thường kèm theo lời cám ơn.
Khi nào thì người ta viết văn bản báo cáo?
Khi cần phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn.
Mục đích của văn bản báo cáo là gì?
Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
Ba văn bản trên là văn bản hành chính. Vậy, thế nào là văn bản hành chính?
Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
Ba văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau?
+ Giống : Hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định (theo mẫu)
+ Khác nhau: Về mục đích và những nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản: Văn bản 1: Thông báo; văn bản 2: Đề nghị;
văn bản 3: Báo cáo.
Hình thức trình bày của 3 văn bản trên có gì khác với văn bản truyện và thơ mà em đã học?
Khác: Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng, còn văn bản hành chính không phải là hư cấu tưởng tượng. Ngôn ngữ thơ văn được viết theo ngôn ngữ nghệ thuật còn ngôn ngữ văn bản trên là ngôn ngữ hành chính.
* Các văn bản hành chính có đặc điểm chung: Viết theo mẫu (tính quy ước); Ai cũng viết được (tính phổ cập); Các từ ngữ đều giản dị, dễ hiểu (tính đơn nghĩa).
* Các văn bản truyện, thơ có đặc điểm: Thường có sự sáng tạo của tác giả (tính cá thể); Chỉ các nhà văn, nhà thơ mới viết được (tính đặc thù); Các từ ngữ thường gợi ra liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc (tính biểu cảm, đa nghĩa).
Ba văn bản trên nhất thiết phải ghi rõ những mục nào?
Loại văn bản hành chính thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản;
- Nội dung thông báo, đề nghị , báo cáo;
- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như 3 loại văn bản trên không?
Biên bản, đơn từ, hợp đồng, sơ yếu lí lịch, giấy chứng nhận, giấy khai sinh, quyết định, giấy mời, giấy triệu tập, văn bằng, chứng chỉ ….
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……………, ngày .... tháng..... năm201.........
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: - Giáo viên chủ nhiệm lớp………………………….
- Giáo viên dạy môn:…………………………………..
Em tên là: ……………………………………………………………….
Học lớp : ……………………………………………………………….
Em viết đơn này xin phép được nghỉ học từ ngày ………………….đến ngày…………………
Lí do: ……………………………………………………………………...
Em hứa sẽ học bài và làm bài tập đầy đủ.
Trong thời gian nghỉ học, nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Kính mong các thầy cô xem xét, giúp đỡ em!
Em xin chân thành cảm ơn!
PHỤ HUYNH
Người viết đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Qua phân tích các ví dụ, em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung và hình thức?
* Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
* Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản;
- Nội dung thông báo, đề nghị , báo cáo;
- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
Bài học – ghi nhớ: (Sgk/110)
Bài tập 1: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi trường hợp đó?
1) Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy.
2) Thầy Hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua.
3) Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó.
4) Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được.
5) Có một địa danh rất nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan.
6) Bị ốm không đi tham quan được, bạn ấy rất muốn biết về buổi tham quan ấy.
=> Dùng văn bản thông báo.
=> Dùng văn bản báo cáo.
=> Dùng phương thức biểu cảm.
=> Viết đơn xin nghỉ học.
=> Dùng văn bản đề nghị.
=> Văn bản tự sự, miêu tả.
1)
2)
4)
5)
Mường Giàng, ngày 5 tháng 4 năm 2013
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Nguyễn Tất Thành.
Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Theo thời khóa biểu của nhà trường, chiều nay (thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2013), lớp 7A có giờ sinh hoạt tập thể. Nhưng vì để hưởng ứng cuộc thi “Vẽ tranh về biển đảo quê hương” do Hội Đồng Đội huyện Quỳnh Nhai phát động, hạn cuối cùng ngày 6 tháng 4 năm 2013 phải nộp, nên chúng em xin đề nghị với cô giáo cho chuyển buổi sinh hoạt này sang chiều mai (thứ bảy, ngày 6 tháng 4) để chúng em có thời gian hoàn thành bài dự thi được kịp thời.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ
(2) ………………
(1) ………………………………………
………………………………………
Thay mặt lớp 7A
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
(3) ……………………
…………………………
Củng cố
Hướng dẫn về nhà
Học bài cũ.
Hoàn thiện các bài tập.
Viết đơn xin phép nghỉ học.
Đọc trước, trả lời các câu hỏi: văn bản Nỗi oan hại chồng.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Nêu các bước làm bài lập luận giải thích? Bố cục bài lập luận giải thích gồm mấy phần, mỗi phần nêu những gì?
Đáp án:
* Gồm 4 bước:
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
Đọc và kiểm tra lại văn bản.
* Bố cục bài lập luận giải thích gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng cần giải thích.
- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách giải thích phù hợp.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
Khi nào thì người ta viết văn bản thông báo?
Khi cần truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng đều biết.
Văn bản thông báo nhằm mục đích gì?
Nhằm phổ biến một nội dung, thường kèm theo hướng dẫn và yêu cầu thực hiện.
Khi nào thì người ta viết văn bản đề nghị?
Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Văn bản đề nghị nhằm mục đích gì?
Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến, thường kèm theo lời cám ơn.
Khi nào thì người ta viết văn bản báo cáo?
Khi cần phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn.
Mục đích của văn bản báo cáo là gì?
Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
Ba văn bản trên là văn bản hành chính. Vậy, thế nào là văn bản hành chính?
Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
Ba văn bản trên có điểm gì giống và khác nhau?
+ Giống : Hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định (theo mẫu)
+ Khác nhau: Về mục đích và những nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản: Văn bản 1: Thông báo; văn bản 2: Đề nghị;
văn bản 3: Báo cáo.
Hình thức trình bày của 3 văn bản trên có gì khác với văn bản truyện và thơ mà em đã học?
Khác: Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng, còn văn bản hành chính không phải là hư cấu tưởng tượng. Ngôn ngữ thơ văn được viết theo ngôn ngữ nghệ thuật còn ngôn ngữ văn bản trên là ngôn ngữ hành chính.
* Các văn bản hành chính có đặc điểm chung: Viết theo mẫu (tính quy ước); Ai cũng viết được (tính phổ cập); Các từ ngữ đều giản dị, dễ hiểu (tính đơn nghĩa).
* Các văn bản truyện, thơ có đặc điểm: Thường có sự sáng tạo của tác giả (tính cá thể); Chỉ các nhà văn, nhà thơ mới viết được (tính đặc thù); Các từ ngữ thường gợi ra liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc (tính biểu cảm, đa nghĩa).
Ba văn bản trên nhất thiết phải ghi rõ những mục nào?
Loại văn bản hành chính thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản;
- Nội dung thông báo, đề nghị , báo cáo;
- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như 3 loại văn bản trên không?
Biên bản, đơn từ, hợp đồng, sơ yếu lí lịch, giấy chứng nhận, giấy khai sinh, quyết định, giấy mời, giấy triệu tập, văn bằng, chứng chỉ ….
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……………, ngày .... tháng..... năm201.........
ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC
Kính gửi: - Giáo viên chủ nhiệm lớp………………………….
- Giáo viên dạy môn:…………………………………..
Em tên là: ……………………………………………………………….
Học lớp : ……………………………………………………………….
Em viết đơn này xin phép được nghỉ học từ ngày ………………….đến ngày…………………
Lí do: ……………………………………………………………………...
Em hứa sẽ học bài và làm bài tập đầy đủ.
Trong thời gian nghỉ học, nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Kính mong các thầy cô xem xét, giúp đỡ em!
Em xin chân thành cảm ơn!
PHỤ HUYNH
Người viết đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
Qua phân tích các ví dụ, em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung và hình thức?
* Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
* Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản;
- Nội dung thông báo, đề nghị , báo cáo;
- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
Bài học – ghi nhớ: (Sgk/110)
Bài tập 1: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi trường hợp đó?
1) Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy.
2) Thầy Hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua.
3) Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó.
4) Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được.
5) Có một địa danh rất nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan.
6) Bị ốm không đi tham quan được, bạn ấy rất muốn biết về buổi tham quan ấy.
=> Dùng văn bản thông báo.
=> Dùng văn bản báo cáo.
=> Dùng phương thức biểu cảm.
=> Viết đơn xin nghỉ học.
=> Dùng văn bản đề nghị.
=> Văn bản tự sự, miêu tả.
1)
2)
4)
5)
Mường Giàng, ngày 5 tháng 4 năm 2013
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Nguyễn Tất Thành.
Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Theo thời khóa biểu của nhà trường, chiều nay (thứ sáu, ngày 5 tháng 4 năm 2013), lớp 7A có giờ sinh hoạt tập thể. Nhưng vì để hưởng ứng cuộc thi “Vẽ tranh về biển đảo quê hương” do Hội Đồng Đội huyện Quỳnh Nhai phát động, hạn cuối cùng ngày 6 tháng 4 năm 2013 phải nộp, nên chúng em xin đề nghị với cô giáo cho chuyển buổi sinh hoạt này sang chiều mai (thứ bảy, ngày 6 tháng 4) để chúng em có thời gian hoàn thành bài dự thi được kịp thời.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ
(2) ………………
(1) ………………………………………
………………………………………
Thay mặt lớp 7A
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
(3) ……………………
…………………………
Củng cố
Hướng dẫn về nhà
Học bài cũ.
Hoàn thiện các bài tập.
Viết đơn xin phép nghỉ học.
Đọc trước, trả lời các câu hỏi: văn bản Nỗi oan hại chồng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Ngọc Đích
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)