Bài 28. Phương pháp nghiên cứu di truyền người

Chia sẻ bởi Lâm Quang Ái | Ngày 04/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Phương pháp nghiên cứu di truyền người thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
Kiểm tra bài cũ:
Trình bày ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. Cho ví dụ.
- Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
- Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Ví dụ: Hai củ xu hào của 1 giống thuần chủng nhưng điều kiện chăm sóc khác nhau:
- Hình dạng củ (tính trạng chất lượng): giống nhau.
- Kích thước củ (tính trạng số lượng): củ to (chăm sóc tốt), củ nhỏ (chăm sóc không tốt).
Moocgan đã làm thế nào để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở Ruồi giấm?
LAI HAI DÒNG RUỒI GIẤM.
Ở NGƯỜI CŨNG CÓ HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ NHƯ ĐỘNG VẬT. NGƯỜI TA CÓ THỂ TIẾN HÀNH CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI ĐỂ NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN Ở NGƯỜI KHÔNG?
Không
Vì lí do xã hội nên người ta không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến. Hơn nữa người sinh sản muộn và đẻ ít con, số lượng nhiễm sắc thể nhiều, ... Vì vậy người ta đã đưa ra một số phương pháp nghiên cứu thích hợp, đó là những phương pháp nào?
Chương v :
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
TIẾT 30 :
NỘI DUNG BÀI HỌC :
NGHIÊN CỨU PHẢ HỆ.
NGHIÊN CỨU TRẺ ĐỒNG SINH.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
I.Phương pháp nghiên cứu phả hệ
Hãy giải thích các kí hiệu:
Nam
Nữ
;

;
Biểu thị 2 trạng thái đối lập nhau của cùng 1 tính trạng.
TIẾT 30 :
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI

P
Hãy giải thích các kí hiệu ở hình sau:
a
b
Hình 28.1. Sơ đồ phả hệ của hai gia đình
F1
F2
a (có bà ngoại mắt nâu) và b (có ông nội mắt nâu)
TIẾT 30 :
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI
I.Phương pháp nghiên cứu phả hệ :
Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu:

để chỉ sự kết hôn giữa hai người khác nhau về 1 tính trạng.
Vì một tính trạng có hai tạng thái đối lập có 4 kiểu kết hợp.
- Cùng trạng thái:
- Khác trạng thái:
;
;
;
;
;
Quan sát hình 28.1 SGK – 78 và cho biết:
P
Hình 28.1. Sơ đồ phả hệ của hai gia đình
F1
F2
a (có bà ngoại mắt nâu) và b (có ông nội mắt nâu)
a
b
- Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội.
Mắt nâu là trội.
- Sự di truyền tính trạng màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
Không. Vì ở F2 tính trạng mắt nâu và mắt đen biểu hiện cả ở nam và nữ gen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì.
 Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
Tại sao người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền của một số tính trạng ở người.
Vì:
- Người sinh sản chậm và đẻ ít con.
- Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.
- Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện.
NGHIÊN CỨU VÍ DỤ 2 SGK – 79 VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:
- Vẽ sơ đồ phả hệ từ P F1
Sơ đồ:
P
F1
- Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?
Do gen lặn quy định.
- Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan với giới tính hay không? Tại sao?
Có. Vì ở F1 người mắc bệnh chỉ là con trai.
Nam giới dễ mắc bệnh chứng tỏ gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
KÍ HIỆU: A (MẮC BỆNH), A (KHÔNG MẮC BỆNH)
mẹ không mắc bệnh: XAXA hoặc XAXa
bố không mắc bệnh: XAY
con mắc bệnh: XaY
con nhận Y từ bố, Xa từ mẹ mẹ có kiểu gen: XAXa
Sơ đồ lai:
XAXa X XAY
XA, Xa XA, Y
XAXA
XAY
XAXa
XaY
P
GP
F1
nam mắc bệnh
nữ không mắc bệnh
nam không mắc bệnh
nữ không mắc bệnh
II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng
Hình 28.2. Sơ đồ sự hình thành trẻ đồng sinh
a) Sinh đôi cùng trứng; b) Sinh đôi khác trứng
a
b
Sơ đồ hình 28.2a giống và khác sơ đồ hình 28.2b ở điểm nào?
* Giống nhau:
Đều minh họa quá trình phát triển từ giai đoạn trứng được thụ tinh hợp tử Phôi.

* Khác nhau:
Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ?
Vì có kiểu gen giống nhau.
Thế nào là trẻ đồng sinh?
 - Trẻ đồng sinh là trẻ sinh ra cùng một lần sinh.
- Có 2 trường hợp:
+ Cùng trứng.
+ Khác trứng.
Đồng sinh cùng trứng là trường hợp 1 trứng được thụ tinh, qua những lần phân bào đầu tiên hợp tử tách thành 2 hoặc nhiều tế bào riêng rẽ, mỗi tế bào này phát triển thành 1 cơ thể.
Lưu ý:
Đồng sinh khác trứng là những đứa trẻ sinh ra từ 2 hoặc nhiều trứng rụng cùng 1 lúc, được các tinh trùng khác nhau thụ tinh vào cùng 1 thời điểm (về mặt di truyền thì tương đương với anh chị em cùng bố mẹ khác lần sinh).
Trẻ đồng sinh khác trứng có thể cùng giới tính hay khác giới tính do có kiểu gen khác nhau.
Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?
Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào?
 - Sự khác nhau:
+ Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen đồng giới.
+ Đồng sinh khác trứng khác nhau kiểu gen cùng giới hoặc khác giới.
2. ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh
Nghiên cưú trẻ đồng sinh có ý nghĩa gì?
 - Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
- Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng.
Lưu ý: ở các trẻ đồng sinh cùng trứng thì 100% có nhóm máu cùng loại; màu mắt, dạng tóc rất giống nhau; dễ mắc cùng 1 loại bệnh nhưng các đặc điểm tâm lí, tuổi thọ chịu ảnh hưởng khá nhiều của hoàn cảnh sống.
Ở THÀNH PHỐ
Ở VÙNG NGOẠI Ô
Củng cố:
1. Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào?
a. Trẻ đồng sinh cùng trứng hoàn toàn giống nhau về kiểu hình.
b. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng 1 kiểu gen và cùng giới tính.
c. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể khác giới tính.
d. Cả b và c
2. ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh là gì?
a. Biết được tính trạng nào đó phụ thuộc hay không phụ thuộc vào kiểu gen để tạo điều kiện cho việc phát triển tính cách của trẻ được nghiên cứu.
b. Biết được tiềm năng của trẻ để định hướng về học tập và lao động.
c. Biết được vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
d. Cả a, b và c
3. Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ?
a. Phương pháp nghiên cứu dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ.
b. Theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.
c. Theo dõi sự di truyền các tính trạng trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.
d. Câu a và c.
Hướng dẫn học ở nhà:
* Học bài. Trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK – 81.
* Đọc và nghiên cứu trước bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người.
- Nguyên nhân, biểu hiện của 1 số bệnh di truyền như đao, tơcnơ, bạch tạng, câm điếc bẩm sinh.
- Một số tật di truyền ở người và nguyên nhân gây ra các tật di truyền đó.
- Biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người.
CÁM ƠN QUÍ THẦY CÔ GIÁO ĐÃ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP.
CÁM ƠN CÁC EM HỌC SINH.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Quang Ái
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)