Bài 28. Liệt kê
Chia sẻ bởi Nguyễn Phạm Thủy Huơng |
Ngày 28/04/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Liệt kê thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Kính chào quý thầy cô đến dự hội thi !
Phòng Giáo Dục Huyện Ngọc Hồi
Trường THCS Thị Trấn Pliekần
Tổ : Văn - Sử
Giáo viên: Lê Thị Thanh Bình
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
- Phân biệt được các kiểu liệt kê: Liệt kê theo từng cặp / liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến / liệt kê không tăng tiến.
- Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
Tiết 114
Tiếng Việt LIỆT KÊ
I.THẾ NÀO LÀ PHÉP LIỆT KÊ ?
1.Ví dụ:
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.[...] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm[... ]. (Phạm Duy Tốn)
2.Nhận xét
- Cấu tạo:
+ Sắp xếp nối tiếp hàng loạt
+ Có kết cấu tương tự
- Ý nghĩa:
+ Kể ra các đồ vật được bày biện xung quanh quan lớn để diễn tả sự phong phú của các đồ vật ấy.
=> Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
*Ghi nhớ (SGK)
Bài tập:
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Tố Hữu)
Phép liệt kê: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
+ Cấu tạo: Sắp xếp nối tiếp hành động tra tấn dã man của bọn giặc đối với chị Lí.
+ Ý nghĩa: Thể hiện sự tàn bạo của quân thù và sự kiên cường của chị Lí.
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
“Sách của Quang để khắp mọi nơi trong nhà: trên giường, trên bàn, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa...”
=> Tác dụng: Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
II. CÁC KIỂU LIỆT KÊ
1.Ví dụ
+ Ví dụ 1:
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
* Xét về cấu tạo:
=> Liệt kê không theo cặp
Câu a: Liệt kê theo từng sự việc
Câu b: Có quan hệ từ (“và”)
=> Liệt kê theo cặp
+ Ví dụ 2:
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng.
(Thép Mới)
b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
(Phạm Văn Đồng)
* Xét về ý nghĩa:
Câu a: Có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê.
-> Liệt kê không tăng tiến
Câu b: Không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
-> Liệt kê tăng tiến
Liệt kê
Cấu tạo Ý nghĩa
Không theo cặp Theo cặp Tăng tiến Không tăng tiến
Sơ đồ:
2.Ghi nhớ: (SGK)
Bài tập 3: §Æt c©u cã sö dông phÐp liÖt kª theo 4 kiÓu (Mçi kiÓu liÖt kª mét c©u).
Hoạt động
nhóm
Nhúm 1 + 3: Đặt câu có sử dụng
phép liệt kê xét theo cấu tạo.
Nhúm 2 + 4: Đặt câu có sử dụng
phép liệt kê xét theo ý nghĩa.
III.LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
“Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...”
-> Liệt kê tăng tiến về thời gian
Bài tập 3 :
Em hãy quan sát bức tranh sau và đặt câu có sử dụng phép liệt kê để tả một số hoạt động diễn ra trên sân trường trong giờ ra chơi.
1.
Các bạn học sinh chơi rất nhiều trò chơi nào cầu lông, nhảy dây, đá bóng...
-> (liệt kê không theo cặp, tăng tiến từ trò chơi đơn lẻ, đến tập thể nhỏ, đến tập thể lớn)
2.
Trên sân trường, có đủ các màu sắc của quần áo: xanh, đỏ, trắng, vàng...
-> (liệt kê không theo cặp, không tăng tiến)
Em hãy quan sát bức tranh bên và đặt câu có sử dụng phép liệt kê .
1. Liệt kê là gì?
A. Là việc kể ra hàng loạt sự vật, hiện tượng.
B. Là việc sắp xếp từ, cụm từ nhằm diễn tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm.
C. Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
D. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết.
C. Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Bài tập trắc nghiệm
2. Phép liệt kê có tác dụng gì?
A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của sự vật, hiện tượng.
B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng.
C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng.
D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
3. Trong câu văn sau tác giả đã sử dụng phép liệt kê là gì?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán...”
A. Liệt kê không tăng tiến
B. Liệt kê không theo từng cặp
C. Liệt kê tăng tiến
D. Liệt kê theo từng cặp
C. Liệt kê tăng tiến
4. Câu văn : “ Cô gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.” có phải được diễn đạt bằng phép liệt kê?
A. Đúng B. Sai
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành các bài tập 1, 2a, 3b-c /sgk trang 106
Chuẩn bị kĩ bài: “Tìm hiểu chung về văn bản hành chính”
+ Đọc trước 3 văn bản SGK / trang107-109
+ Trả lời các câu hỏi: Văn bản hành chính viết ra nhằm mục đích gì? Hình thức trình bày một văn bản hành chính cần theo bố cục như thế nào?
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Bình
Phòng Giáo Dục Huyện Ngọc Hồi
Trường THCS Thị Trấn Pliekần
Tổ : Văn - Sử
Giáo viên: Lê Thị Thanh Bình
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
- Phân biệt được các kiểu liệt kê: Liệt kê theo từng cặp / liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến / liệt kê không tăng tiến.
- Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
Tiết 114
Tiếng Việt LIỆT KÊ
I.THẾ NÀO LÀ PHÉP LIỆT KÊ ?
1.Ví dụ:
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.[...] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm[... ]. (Phạm Duy Tốn)
2.Nhận xét
- Cấu tạo:
+ Sắp xếp nối tiếp hàng loạt
+ Có kết cấu tương tự
- Ý nghĩa:
+ Kể ra các đồ vật được bày biện xung quanh quan lớn để diễn tả sự phong phú của các đồ vật ấy.
=> Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
*Ghi nhớ (SGK)
Bài tập:
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Tố Hữu)
Phép liệt kê: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
+ Cấu tạo: Sắp xếp nối tiếp hành động tra tấn dã man của bọn giặc đối với chị Lí.
+ Ý nghĩa: Thể hiện sự tàn bạo của quân thù và sự kiên cường của chị Lí.
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
“Sách của Quang để khắp mọi nơi trong nhà: trên giường, trên bàn, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa...”
=> Tác dụng: Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
II. CÁC KIỂU LIỆT KÊ
1.Ví dụ
+ Ví dụ 1:
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
* Xét về cấu tạo:
=> Liệt kê không theo cặp
Câu a: Liệt kê theo từng sự việc
Câu b: Có quan hệ từ (“và”)
=> Liệt kê theo cặp
+ Ví dụ 2:
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng.
(Thép Mới)
b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
(Phạm Văn Đồng)
* Xét về ý nghĩa:
Câu a: Có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê.
-> Liệt kê không tăng tiến
Câu b: Không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
-> Liệt kê tăng tiến
Liệt kê
Cấu tạo Ý nghĩa
Không theo cặp Theo cặp Tăng tiến Không tăng tiến
Sơ đồ:
2.Ghi nhớ: (SGK)
Bài tập 3: §Æt c©u cã sö dông phÐp liÖt kª theo 4 kiÓu (Mçi kiÓu liÖt kª mét c©u).
Hoạt động
nhóm
Nhúm 1 + 3: Đặt câu có sử dụng
phép liệt kê xét theo cấu tạo.
Nhúm 2 + 4: Đặt câu có sử dụng
phép liệt kê xét theo ý nghĩa.
III.LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
“Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...”
-> Liệt kê tăng tiến về thời gian
Bài tập 3 :
Em hãy quan sát bức tranh sau và đặt câu có sử dụng phép liệt kê để tả một số hoạt động diễn ra trên sân trường trong giờ ra chơi.
1.
Các bạn học sinh chơi rất nhiều trò chơi nào cầu lông, nhảy dây, đá bóng...
-> (liệt kê không theo cặp, tăng tiến từ trò chơi đơn lẻ, đến tập thể nhỏ, đến tập thể lớn)
2.
Trên sân trường, có đủ các màu sắc của quần áo: xanh, đỏ, trắng, vàng...
-> (liệt kê không theo cặp, không tăng tiến)
Em hãy quan sát bức tranh bên và đặt câu có sử dụng phép liệt kê .
1. Liệt kê là gì?
A. Là việc kể ra hàng loạt sự vật, hiện tượng.
B. Là việc sắp xếp từ, cụm từ nhằm diễn tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm.
C. Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
D. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết.
C. Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Bài tập trắc nghiệm
2. Phép liệt kê có tác dụng gì?
A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của sự vật, hiện tượng.
B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng.
C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng.
D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
D. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.
3. Trong câu văn sau tác giả đã sử dụng phép liệt kê là gì?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán...”
A. Liệt kê không tăng tiến
B. Liệt kê không theo từng cặp
C. Liệt kê tăng tiến
D. Liệt kê theo từng cặp
C. Liệt kê tăng tiến
4. Câu văn : “ Cô gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.” có phải được diễn đạt bằng phép liệt kê?
A. Đúng B. Sai
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành các bài tập 1, 2a, 3b-c /sgk trang 106
Chuẩn bị kĩ bài: “Tìm hiểu chung về văn bản hành chính”
+ Đọc trước 3 văn bản SGK / trang107-109
+ Trả lời các câu hỏi: Văn bản hành chính viết ra nhằm mục đích gì? Hình thức trình bày một văn bản hành chính cần theo bố cục như thế nào?
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Thanh Bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phạm Thủy Huơng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)