Bài 28. Liệt kê

Chia sẻ bởi Phan Thị Thùy Trang | Ngày 28/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Liệt kê thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô về dự
tiết dạy minh hoạ chuyên đề
Môn : Ngữ văn
Người thực hiện : Phan Thị Thuỳ Trang
Kiểm tra bài cũ :
1 . Thế nào là dùng cụm C – V để mở rộng câu? Nêu các trường hợp dùng cụm C – V để mở rộng câu ?
2. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có dùng cụm C – V để mở rộng câu và cho biết trong câu, cụm C – V đó làm thành phần gì ?

A. Văn học là nhân học .
B. Hôm qua, lớp 7/3 đi lao động.
C. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm , kín đáo,
sâu thẳm.
/
Tiết 114 : LIỆT KÊ
1. Thế nào là phép liệt kê ?
“ Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào là ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt (...). Ngoài kia , tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (...).
Phạm Duy Tốn

-Cho biết các từ, cụm từ được gạch chân về mặt kết cấu của chúng so với nhau như thế nào ?
Kết cấu tương tự nhau.
-Những từ, cụm từ đó được sắp xếp ra sao ?
Nối tiếp, hàng loạt
“ Bên cạnh ngài, mé tay trái, ` , để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; để mở, trong ngăn bạc đầy những , hai bên nào là ống thuốc bạc. Nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, trông mà thích mắt (...). Ngoài kia , tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (...).

bát yến hấp đường phèn
1. Thế nào là phép liệt kê ?
Các cụm từ : bát yến hấp đường phèn; tráp đồi mồi hình chữ nhật; trầu vàng; cau đậu; rễ tía thuộc cụm từ gì ?
- Cụm danh từ
Các từ : ngoáy tai; ví thuốc; quản bút; tăm bông thuộc từ loại gì ?














/
- Danh từ
=> từ, cụm từ cùng loại
tráp đồi mồi hình chữ nhật
trầu vàng, cau đậu, rễ tía
ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông
Tiết 114 : LIỆT KÊ
-Việc sắp xếp nối tiếp, hàng loạt các từ, cụm từ cùng loại như trên nhằm mục đích gì ?
Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thực tế cảnh sống xa hoa vô trách nhiệm của tên quan phủ trước tình cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió .
“ Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộmg
Em đã sống lại rồi , em đã sống !

Không giết được em, người con gái anh hùng”.
(Người con gái Việt Nam - Tố Hữu )
Hãy chỉ ra những từ, cụm từ có kết cấu tương tự nhau ?
Các từ, cụm từ đó nói lên được điều gì ?
- Tư tưởng, tình cảm
Điện giật , dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ, cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thực tế cuộc sống hay tư tưởng, tình cảm=> phép liệt kê.
* Liệt kê là gì ?
Tiết 114 : LIỆT KÊ

I. Thế nào là phép liệt kê ?
Liệt kê là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ, cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ : Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.
( Hà Ánh Minh )
II. Các kiểu liệt kê :
Tìm phép liệt kê ở ví dụ a, b ?
Xét về cấu tạo, các bộ phận được liệt kê ở câu a và câu b có gì khác nhau ?
Các từ liệt kê tách rời, không có từ “ và ” nối từng cặp
=> Liệt kê không theo từng cặp
b. Các từ phân theo cặp, có từ “ và” nối từng cặp.
=> Liệt kê theo từng cặp
a. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do , độc lập.
b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.
( Hồ Chí Minh )
Xét về cấu tạo, có những kiểu liệt kê nào ?
Tiết 114 : LIỆT KÊ

I.Thế nào là phép liệt kê ?
II . Các kiểu liệt kê :
1. Xét theo cấu tạo :
- Liệt kê theo từng cặp
- Liệt kê không theo từng cặp
a. Tre , nứa, trúc , mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng .
( Thép Mới )
b. Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
( Phạm Văn Đồng)
- Thử đảo thứ tự của các bộ phận trong phép liệt kê ở ví dụ a, b ?
- Vì sao câu a đảo được, câu b không đảo được ?
- Xét về ý nghĩa , có những kiểu liệt kê nào ?
Tiết 114 : LIỆT KÊ

I. Thế nào là phép liệt kê ?
II. Các kiểu liệt kê :
1. Xét theo cấu tạo :
- Liệt kê theo từng cặp
- Liệt kê không theo từng cặp.
2. Xét theo ý nghĩa :
- Liệt kê tăng tiến
- Liệt kê không tăng tiến .
Xét theo cấu tạo : Liệt kê không theo từng cặp
Xét theo ý nghĩa : Liệt kê tăng tiến ( kết thành ,lướt qua, nhấn chìm).
Xác định phép liệt kê trong đoạn văn trên .
Cho biết tác giả dùng kiểu liệt kê gì ?
“Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ”.
( Hồ Chí Minh)



LIỆT KÊ

Xét theo cấu tạo

Xét theo ý nghĩa
Liệt kê
không theo
từng cặp
SỎ ĐỒ CÁC KIỂU LIỆT KÊ
Liệt kê
theo
từng cặp
Liệt kê
tăng tiến
Liệt kê
không
tăng tiến
Tiết 114 : LIỆT KÊ

I. Thế nào là phép liệt kê ?
II. Các kiểu liệt kê :
* Ghi nhớ : Sgk/ 105
III. Luyện tập :
1
2
3
4
5
6
1. Tìm phép liệt kê trong câu sau:
Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.
Nguyễn Ái Quốc
Ô SỐ MAY MẮN
3. Xét về cấu tạo,phép liệt kê trong câu sau thuộc kiểu liệt kê gì?
Và đó là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va –ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm .
(Nguyễn Ái Quốc )
Liệt kê không theo từng cặp
4. Xét về ý nghĩa, phép liệt kê trong câu sau thuộc kiêu liệt kê gì ?
Và đó là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố ĐôngDương,dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm .
(Nguyễn Ái Quốc )
-Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. (Liệt kê tăng tiến)
Ô SỐ MAY MẮN
6. Cho biết tên của bài hát mà trong lời bài hát đó có kể đến các dụng cụ học tập của em. Hãy hát bài hát đó.
Em yêu trường em.
TRÒ CHƠI: Ô SỐ MAY MẮN
A
B
0
10
20
0
10
20
30
40
30
40
50
50
Em thứ nhất nhìn tranh, truyền thông tin bằng cách nói thầm vào tai em thứ 2, em thứ 2 truyền thông tin cho em thứ 3 nghe và trình bày lên bảng một câu có sử dụng phép liệt kê về những gì em đã nghe được.
Trò chơi : NHÌN NHANH NÓI KHẺ








Trò chơi :
Trên màn hình sẽ lần lượt hiện ra 3 gợi ý cho một đáp án. Nếu trả lời đúng ở gợi ý thứ nhất sẽ được 30 điểm, đúng ở gợi ý thứ 2 được 20 điểm, đúng ở gợi ý cuối cùng sẽ được 10 điểm. Thời gian cho mỗi gợi ý là 5 giây.
TÌM ĐÁP ÁN QUA GỢI Ý

Đây là một phép tu từ
Là sự sắp xếp hàng loạt các từ, cụm từ cùng loại nối tiếp nhau
Câu văn : “ Sáng nay, mẹ em đi chợ mua cá, thịt, rau...”
LIỆT KÊ

Đây là một kiểu liệt kê
Trong câu có từ “ và” nối các bộ phận được liệt kê.
Câu văn : “ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.
LIỆT KÊ THEO TỪNG CẶP


Đây là một kiểu liệt kê
Kiểu liệt kê này có dùng các dấu phẩy để tách các bộ phận được liệt kê.
Câu văn : “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán .”
LIỆT KÊ KHÔNG THEO TỪNG CẶP

Đây là một kiểu liệt kê
Đoạn văn : “Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ”.
Các bộ phận liệt kê được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
LIỆT KÊ TĂNG TIẾN
* Dặn dò :
1.Học bài : - Phép liệt kê là gì ?
- Các kiểu liệt kê và cho ví dụ.
- Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê.
2. Làm các bài tập còn lại.
3. Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
Xin chào tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Thùy Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)