Bài 28. Liệt kê

Chia sẻ bởi Đào Thị Thanh Thảo | Ngày 28/04/2019 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Liệt kê thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Hãy cho biết trong chương trình Ngữ văn lớp 6 , lớp 7 các em đã học các phép tu từ nào?
Nhân hóa
So sánh
Ẩn dụ
Hoán dụ
Chơi chữ
Điệp ngữ
tiết 119: liệt kê
1- Ví dụ:
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.
- tr?u v�ng, cau d?u, r? tớa
- ngoỏy tai, vớ thu?c, qu?n bỳt, tam bụng
- bát yến hấp đường phèn
- tráp đồi mồi chữ nhật
- ống thuốc bạc
- đồng hồ vàng
- dao chuôi ngà
- ống vôi chạm
Từ cùng loại -> Danh từ
Cụm từ cùng loại -> Cụm DT
2- Nhận xét:
- Cấu tạo:
Các từ hay cụm từ cùng loại, có kết cấu tương tự nhau, sắp xếp nối tiếp nhau.
- Ý nghĩa:
Cùng chỉ về các đồ vật xa xỉ được bày biện xung quanh quan phủ.
- Tác dụng:
Làm nổi bật sự xa hoa và thói ăn chơi hưởng lạc của viên quan phủ.
3- Ghi nhớ:
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
? Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu như thế nào là phép liệt kê?
VẬN DỤNG: TÌM PHÉP LIỆT KÊ TRONG CÁC VÍ DỤ SAU:
1. Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
2. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
Ví dụ 1:
a. To�n th? dõn t?c Vi?t Nam quy?t dem t?t c? tinh th?n, l?c lu?ng, tớnh m?ng, c?a c?i d? gi? v?ng quy?n t? do, d?c l?p.
b. To�n th? dõn t?c Vi?t Nam quy?t dem t?t c? tinh th?n v� l?c lu?ng, tớnh m?ng v� c?a c?i d? gi? v?ng quy?n t? do, d?c l?p ?y.

=> Xét về cấu tạo:
Câu a: Giữa các bộ phận liệt kê không có quan hệ từ mà nó
được sắp xếp theo một trình tự.
-> Liệt kê không theo từng cặp.
Câu b: Giữa các bộ phận liệt kê có quan hệ từ “và”, các bộ
phận liệt kê tạo thành từng cặp sóng đôi.
-> Liệt kê theo từng cặp
Xét về cấu tạo, phép liệt kê ở câu (a) có gì khác câu (b)?
II. CÁC KIỂU LIỆT KÊ
Ví dụ 2:
-> Các từ liệt kê có thể thay đổi vị trí, thứ tự.
b. Ti?ng Vi?t c?a chỳng ta ph?n ỏnh s? v�
c?a xó h?i Vi?t Nam v� c?a dõn t?c Vi?t
Nam, c?a t?p th? nh? l� , h? h�ng,
v� c?a t?p th? l?n l� dõn t?c, qu?c gia.
hình thành
trưởng thành
gia đình
làng xóm
-> Các từ liệt kê không thể thay đổi vị trí, thứ tự.
=> Xét về ý nghĩa:
- Câu a: Tre, nứa, trúc, mai, vầu
-> Liệt kê không tăng tiến
- Câu b: Hình thành và trưởng thành
Gia đình -> họ hàng -> làng xóm
-> Liệt kê tăng tiến
a. , nứa, trúc, mai, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.
vầu
Tre
Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê này có gì khác nhau?
* Ghi nhớ:
CÁC KIỂU LIỆT KÊ
Xét theo cấu tạo
Xét theo ý nghĩa
Vận dụng:
Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo mời dân mời làng.
* Chú ý: Phép liệt kê tăng tiến cần sắp xếp các thành tố sao cho đúng trình tự tăng dần hoặc lùi dần theo tiêu chí tự chọn.
6. Trong đoạn thơ sau, tác giả dùng phép liệt kê không theo cặp và không tăng tiến, đúng hay sai?
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biện vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
A. Đúng B. Sai
7. Trong đoạn văn sau, tác giả dùng phép liệt kê theo cặp và tăng tiến, đúng hay sai?
“Làng tôi ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần. Hoặc sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”
(Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)
A. Đúng B. Sai
Bài 2. Xác định, phân loại phép liệt kê. Nêu tác dụng.
 Liệt kê tăng tiến, không theo cặp, diễn tả lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương các vị anh hùng dân tộc.
- Đoạn 3: Từ các cụ già tóc bạc… quyên ruộng đất cho chính phủ.
 Liệt kê không tăng tiến, theo cặp, thể hiện sự đồng tâm, nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên chống Pháp.
- Đoạn 1: ... Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
 Liệt kê tăng tiến, không theo cặp, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.
- Đoạn 2: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
Thảo luận nhóm (2’)
Nhóm 1: Đoạn 1
Nhóm 2: Đoạn 2
Nhóm 3, 4: Đoạn 3
a, Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
b, Đoạn thơ:
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Tố Hữu)

(nối tiếp hành động tra tấn của giặc) thể hiện sự tàn bạo, dã man của quân thù và khẳng định sự kiên cường của người con gái Việt Nam.
Bài 2. Xác định, phân loại phép liệt kê. Nêu tác dụng.
=> Liệt kê tăng tiến
Bài 3. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
a, Tả một số hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi.
b, Nêu cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu.
Trên sân trường, các bạn học sinh chơi rất nhiều trò chơi như cầu lông, nhảy dây, trốn tìm, đá bóng.
- Phan Bội Châu là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc.
- Phan Bội Châu là bậc chí sĩ yêu nước, kiên trung, bất khuất, sống có lí tưởng, hoài bão.
c, Học sinh tự chọn nội dung.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học thuộc phần ghi nhớ (sgk - tr105)
Hoàn thiện bài tập.
Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Thanh Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)