Bài 28. Kinh thành Huế

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Nghị | Ngày 14/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Kinh thành Huế thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KINH THÀNH HUẾ
Lịch sử hình thành Kinh thành Huế
Vị trí
Đặc điểm
Thời gian xây dựng
Phong thủy và cảnh quan Kinh thành Huế.

tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng.
Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ trong thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền.
Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành
phong thủy còn ảnh hưởng sâu vào bố trí nội thất
các bộ phận và các kết cấu trong công trình như chiều dài, rộng, cao, các cột, cửa…như các bộ phận của Ngọ Môn đều có những con số theo nguyên tắc của dịch học như số 5, số 9, số 100
Năm lối đi vào Ngọ Môn tượng trưng cho ngũ hành
Chính bộ mái của lầu Ngũ Phụng biểu hiện con số 5 và 9 trong hào Cửu Ngũ ở Kinh Dịch, ứng với mạng Thiên tử
Trên mỗi mái của điện Thái Hòa đều được đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau
II. BỐ CỤC CỦA KINH THÀNH HUẾ
Kinh thành
 Vị trí
Kinh thành là vòng thành lớn bên ngoài .Kinh thành được khởi công xây dựng năm 1805, Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam

Đặc điểm
Hình dạng, kích thước
Chất liệu
Chức năng

Kiến trúc
Vòng thành có 2 tuyến đường thủy: hào và hộ Thành Hà
 Hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài được đào gần 10km chiều dài.
 Hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) có chiều dài hơn 7 km
Kinh thành có 10 cửa đường bộ và 2 cửa đường thủy
+ Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành)
+ Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây)
+ Cửa Chính Tây
+ Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành)
+ Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long)
+Cửa Quảng Đức
+Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông)
+Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa)
+Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây)
+Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)
Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà
Đông Thành Thủy Quan
Tây Thành Thủy Quan
Đặc điểm của cổng thành
Các cổng của Kinh thành Huế hầu hết được xây dựng vào hai giai đoạn:
giai đoạn đầu (năm 1809) xây phần cổng vòm
giai đoạn 2 (năm 1829) xây thêm vọng lâu 2 tầng
Kích thước của các cổng thành
phần cổng vòm cao 2 trượng (khoảng 8,5m)
riêng vòm cửa cao 1trượng, 2 thước, 2 tấc (khoảng 5,2m), rộng 9 thước (khoảng 3,8m)
phần vọng lâu 2 tầng cao 2 trượng 1 thước (8,9m), rộng 2 trượng 8 tấc (khoảng 8,8m).
 Trước mỗi cổng thành đều có biển gắn bằng đá thanh ghi tên của cổng thành (Quảng Đức, Thể Nhơn, Chính Nam...).
Vọng lâu
Bốn mặt của vọng lâu đều có trổ cửa vòm, hai bên cửa chính trổ 2 cửa sổ tròn trang trí chữ Thọ
Hai mặt còn lại trổ cửa tròn có cùng kích thước nhưng trang trí hoa thị
Phần mái của vọng lâu đều lợp ngói ống hoàng lưu li.
Các bờ nóc, bờ quyết trang trí hình giao long cách điệu
Đi lên tầng trên của cổng thành, phía tả, hữu mặt trong của thành có hai lối bậc cấp bằng đá gan gà hoặc gạch Bát Tràng.
Hai hệ thống bậc cấp này được thiết kế trải dài, ăn khuyết vào thân thành.
Hai lối lên hướng vào cửa chính vọng lâu tạo thành con đường hình vòng cung chạy băng qua bên trên phía trong cổng vòm dẫn lối vào vọng lâu.
Sự kết hợp hài hoà giữa hệ thống cổng vòm, vọng lâu với những đường nét trang trí của hệ thống của cửa tròn, uốn lượn của bờ nóc, bờ quyết... làm cho các cổng thành trông uy nghi, chắc khoẻ nhưng không có cảm giác nặng nề.
Các công trình bên trong Kinh thành Huế
Kỳ đài
Trường Quốc Tử Giám
Điện Long An
Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
Đình Phú Xuân
Hồ Tịnh Tâm
Tàng thư lâu
Viện Cơ Mật - Tam Tòa
Đàn Xã Tắc
Cửu vị thần công
ĐIỆN LONG AN
Giới thiệu:
 xây dựng năm 1845, thời vua Thiệu Trị (1841-1847)
 Nơi lưu giữ hàng ngàn tư liệu bằng chữ Hán và cả chữ Pháp, chữ Anh - chủ yếu phục vụ cho các học sinh của trường Quốc Tử Giám gần đó. Năm 1909, điện Long An được dời về số 3 Lê Trực - Huế để làm
 Năm 1923, trở thành Bảo tàng gìn giữ và trưng bày những hiện vật do những hội viên của Hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tầm được
Ngoại thất
Nằm giữa khuôn viên hình chữ nhật ( 85mx77m ), tòa nhà đứng trên một nền cao 1,10m với mặt bằng nền 35,70mx28m, vỉa ốp đá Thanh
Thành bậc thềm là những con rồng đá được chạm trổ cực kỳ khéo léo và sinh động
Diện tích phần mái lợp lên đến 1750m2 nằm trên một bộ khung chịu lực vững chãi với 128 cột gỗ lim
Nội thất
Nhà trước ( tiền doanh ) chia làm 7 gian với 8 vì kèo chồng rường giả thủ, hai bên có hai chái đơn
Những vì kèo ở đây được chạm trổ hình lưỡng long triều ngọc hoặc hình rồng ngang với những đường nét tinh tế và sinh động
 Đây là một trong những hệ thống vì kèo nóc đẹp nhất cung điện Huế
Nhà sau (chính doanh) chỉ có 5 gian với 6 vì kèo cánh ác, nhưng hai bên làm hai chái kép để bề rộng của bộ mái có cùng một cỡ với nhà trước
Ở 5 gian này, bên trên đóng trần (rầm thượng) và dưới mặt nền đặt bục gỗ (rầm hạ)
Vật liệu có giá trị nhất ở đây là 4 cạnh của bục gỗ này được ốp bằng 4 tấm ván gỗ lim, mỗi tấm dài liên tục hơn 20m
Không gian rộng rãi mênh mông ấy có một chiều sâu để tạo ra sự thâm nghiêm cần thiết cho kiến trúc cung điện của vua chúa
Chung quanh tòa nhà tuyệt đối không xây vách, chỉ dựng toàn cửa lồng kính để tiếp nhận ánh sáng tự nhiên từ ngoài vào
Giá trị mỹ thuật cao nhất của điện Long An là trang trí ô hộc theo lối “nhất thi nhất họa”.
Ngoài các hình ảnh đắp nổi bằng sành sứ trên các hệ thống bờ nóc, bờ quyết, đấu hồi, cổ diêm và các mô tiếp chạm trổ trên các hệ thống vì kèo, con-xơn, hoành trến ở đây còn trang trí hàng trăm ô hộc trên các liên ba đố bản với những hình ảnh khác nhau chen kẽ với hàng trăm bài thơ văn ngự chế.
Dạng chữ được trình bày theo 4 loại: chân, thảo, triện, lệ. Có chữ sơn son, chữ thếp vàng. hần lớn những hình ảnh và thơ văn trong những ô hộc ấy đều được khảm nổi bằng ngà, xương, xà cừ
Hệ thống cột gỗ ở đây đều để mộc trơn, không sơn son thếp vàng
Nhưng bù lại, điện Long An có một hệ thống vì kèo được chạm trổ rất tinh xảo theo đồ án lưỡng long triều ngọc cùng các liên ba, đố bản có chạm khắc rất nhiều bài thơ
Hoàng Thành
Vị trí
Đặc điểm
Được xây dựng trên một mặt bằng rộng hình chữ nhật với diện tích khoảng 37,5 ha, hai mặt trước và sau dài khoảng 622m, mặt trái và phải dài khoảng 604m
Vòng thành được xây bằng gạch cao 4,16m và dày 1,04m
Móng thành sâu 66m, mũ thành xây theo hình dạng thang cân. Giữa mỗi thành có một pháo đài xây nhô ra ngoài, bên trên có dựng một nhà vuông để lính túc trực canh phòng
Ở phía trong mỗi góc phòng đều có một hệ thống cấp bậc lộ thiên. Ngoài Thành có một hệ thống hào bao bọc gọi là hồ Ngoại Kim Thủy.
Hệ thống hào này rộng 16m, sâu 4m, mực nước cao 1m. Hai bờ hào đều có đường kè bằng đá núi, trên kè có xây lan can cao 88cm
Có 10 chiếc cầu xây bằng đá và gạch bắc qua hào để thông thương trong ngoài. Giữa chân thành và bờ trong của hào là một dải đất rộng 13m chạy suốt quanh thành
NGỌ MÔN
Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội
Hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị trí thế “tọa càn hướng tốn” (tây bắc đông nam)
Về mặt kết cấu kiến trúc
Ngọ Môn ra làm hai hệ thống:
hệ thống nền đài ở dưới: Cao gần 5m, nền đài Ngọ Môn xây trên một mặt bằng hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m và cánh 27,06m. Vật liệu kiến trúc chính là gạch vồ, đá thanh và đồng thau
hệ thống Lầu Ngũ Phụng ở trên

có hai tầng, dưới lớn trên nhỏ
Bộ sườn làm bằng gỗ lim
Lầu gồm chín bộ mái ngói ống tráng men vàng và xanh lá cây, gọi là ngói hoàng lưu ly và ngói thanh lưu ly
Tòa nhà lầu có 100 cây cột chẵn, trong đó có 48 cột ăn suốt cả hai tầng
ĐIỆN THÁI HÒA
Quá trình xây dựng ngôi Điên Thái Hòa có thể chia làm 3 thời kỳ chính: Gia Long, Minh Mạng, Khải Định
Sân chầu còn được gọi là Bái đình hay Long trì (sân rồng), là sân phía trước Điện Thái Hòa
trước sân chầu là hồ thái dịch mang đậm yếu tố phong thủy sâu sắc :" thủy tụ minh đường"và trồng nhiều cây cối xung quanh hồ tạo một không gian xanh
Kết cấu:
 gồm 7 gian 2 chái, diện tích kể cả hàng hiên là 1.360 m2
 Chính điện có 5 gian 2 chái, trần bằng gỗ, vách ngăn cũng bằng gỗ có đố xoi chỉ
 Hệ thống vì kèo nóc nhà trước thì thuộc loại vì kèo "chồng rường - giả thủ" được cấu trúc tinh xảo.
Trang trí ngoại thất
Cung điện được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây
Phía trên nóc mái điện đều được đắp nổi 9 con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long chầu ngọc, hồi long
Trang trí nội thất
Chính điện có đặt thiết chế ngai vàng đặt trên 3 tầng bệ.

Mỗi mặt đều được trang trí một bộ 9 con rồng
Trên 80 cột gỗ lim được trang trí bằng những hình vẽ rồng vờn cùng mây rợn trên sóng nước


Sắc chủ đạo trong điện thái hòa là màu vàng và màu đỏ
Tử Cấm Thành 
Một mặt bằng hình chữ nhật với chu vi 1229m, mặt trước và sau dài 324m, mặt trái và phải dài 290m
Vòng tường thành được xây bằng gạch cao 3,72m và dày 0,72m, chung quanh không có hào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Nghị
Dung lượng: 697,34KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)