Bài 28. Kinh thành Huế
Chia sẻ bởi Hoàng Minh Vi |
Ngày 14/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Kinh thành Huế thuộc Lịch sử 4
Nội dung tài liệu:
Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm
Đề tài :
Kiến trúc
Kinh Thành Huế
1.Giới thiệu chung về kinh thành Huế
2. Kiến trúc kinh thành Huế
3. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu trong kinh thành Huế
Tổng quan
I.Giới thiệu chung về kinh thành Huế
1,Vị trí: Kinh thành Huế nằm ở bờ bắc sông Hương và thuộc địa phận Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2, Đặc điểm:
Kinh thành (vòng
thành ngoài) của
Huế được xây dựng
dưới thời vua Gia
Long và Minh Mạng,
bắt đầu vào mùa hè
năm 1805 và kết
thúc vào năm 1832.
Việc quy hoạch Kinh thành diễn ra trong 2 năm 1803-1804, chủ yếu là do chính vua Gia Long và đại thần Nguyễn Văn Yến đi khảo sát thực địa, hoạch định mô thức kiến trúc và mặt bằng xây dựng.
Dựa vào các nguyên tắc địa lý phong thủy của phương Đông và thuyết Âm Dương, Ngũ Hành của Dịch học, các nhà kiến trúc thời ấy đã bố trí kinh thành quay mặt về phía Nam, chọn núi Ngự Bình làm tiền án (bình phong) và cồn Hến, cồn Dã Viên trên sông để làm thế “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” chầu vào trước mặt Kinh thành.
Theo lẽ tự nhiên, kiến trúc kinh thành phải là một mẫu mực theo thuật phong thủy bởi lẽ việc lựa chọn địa điểm và xây dựng thành ấp của vua chúa là hết sức quan trọng, sao cho đó phải là nơi hội tụ của long mạch.
Phía bắc sông Hương là Kinh thành Huế,
trung tâm văn hóa lịch sử của thành phố.
3. Tổng quan về kinh thành Huế
Kinh thành Huế có dạng mặt bằng gần như là một hình vuông, chỉ riêng mặt trước hơi khum ra như hình cánh cung, vì mặt thành này phải chạy theo chiều uốn nhẹ của đoạn sông Hương chảy qua trước mặt nó.
Chu vi của vòng thành:10.571 m.
Bề dày trung bình: 21,50 m,
Bao gồm : + Bề dày của phần mô thành18,50 m
+ Lớp gạch xây bó ở mặt ngoài là 2m
+ Lớp gạch xây bó ở mặt trong là 1m.
Trên thành (thường được gọi là trên thượng thành) không phải là một mặt phẳng, mà được đắp giật cấp, tạo thành 3 dải đất thấp dần kể từ ngoài vào phía Thành Nội. Mặt thành ngoài cao 6,60 m, mặt thành trong chỉ cao 2,10 m. Diện tích của địa bàn Thành Nội là 520 ha (tức là 5,20 km2).
Chung quanh Kinh thành có 10 cửa được xây dựng vào năm 1809.
Các cửa thành đã được triều đình đặt tên riêng tuỳ theo phương hướng từ trung tâm Thành Nội nhìn ra, ví dụ: Chánh Đông môn, Đông Nam môn, Chánh Nam môn, Tây Nam môn, Chánh Bắc môn, Đông Bắc môn...
Trên mặt thành đều có xây các pháo đài, giác bảo, pháo nhãn, tường bắn, vọng lâu... để canh gác, phòng thủ
Kinh thành Huế được
xây dựng trên cơ sở
kết hợp các nguyên tắc
kiến trúc của phương
Đông với kỹ thuật
bố phòng quân sự theo
kiểu thành lũy
của Vauban (Pháp) và
vận dung một cách khéo léo, thích ứng vào điều kiện địa hình tại chỗ nên nó đã trở thành một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật quân sự độc đáo, một kỳ quan văn hóa của dân tộc.
II. Kiến trúc kinh thành Huế
2.1Kinh Thành Huế:
Do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đó các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.
Kinh thành hình vuông với chu vi 10 km, cao 6,6 mét, dày 21 mét, gồm có 10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn Bình Ðài gọi là Thái Bình Môn.
Trong Kinh thành còn có những công trình kiến trúc: lục bộ, nha viện, Quốc Tử giám, Quốc Sử quán, quần thể kiến trúc hồ Tịnh Tâm, Khâm Thiên giám, Trần Bình đài, Tàng Thơ lâu, Kỳ đài...
2.2Hoàng Thành (Ðại Nội):
Nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã quá cố.
Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4 mét, dày 1 mét xung quanh có hào bảo vệ. có 4 cửa để ra vào, riêng Ngọ Môn chỉ dành để cho vua đi. Ðại Nội gồm có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp được chia ra nhiều khu vực:
- Từ Ngọ Môn đến điện Thái Hoà: nơi cử hành các lễ lớn của triều đình.
- Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và điện Phụng Tiên: nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn.
- Phủ Nội Vụ: nhà kho tàng chữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng cho Hoàng Gia.
- Vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa.
2.3Tử Cấm Thành:
Là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét
Tử Cấm thànhbao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào.
+ Ðại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào.
+Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày).
+Càn Thành (nơi vua ở),
+Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi).
+Duyệt Thi Ðường (nhà hát),
+Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua).
+Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách)...
Ngoài ra Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.
III, những công trình kiến trúc tiêu biểu trong kinh thành Huế
3.1 Ngọ Môn
Là cổng chính của Đại nội, xây dựng 1833, thời vua Minh Mạng. Ngọ Môn được xây dựng trên mặt bằng hình chữ U và hệ thống Ngũ Phụng lâu chia thành 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp, nhấp nhô trông rất đẹp mắt để tránh sự nặng nề của công trình kiến trúc hình khối tương đối đồ sộ.
3.2 Điện Thái Hòa
Về phong cách kiểu thức, kiến trúc ở Kinh đô Huế khác hẳn những triều đại trước thuộc văn hoá Thăng Long. Điện Thái Hoà cũng như nhiều điện khác trong Đại nội được thiết kế theo kiểu thức nhà kép, gọi là trùng thiềm điệp ốc nhà trước và nhà sau của điện nằm trên một mặt nền và nối liền nhau bằng một hệ thống vì kèo thứ ba, một hệ thống trần nằm cong nên thường gọi là trần vỏ cua hay thừa lưu.
3.3 Hiển Lâm Các
Ngoài ra Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.
Cố đô Huế với sông Hương, núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.
The end
Thank you!
Đề tài :
Kiến trúc
Kinh Thành Huế
1.Giới thiệu chung về kinh thành Huế
2. Kiến trúc kinh thành Huế
3. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu trong kinh thành Huế
Tổng quan
I.Giới thiệu chung về kinh thành Huế
1,Vị trí: Kinh thành Huế nằm ở bờ bắc sông Hương và thuộc địa phận Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2, Đặc điểm:
Kinh thành (vòng
thành ngoài) của
Huế được xây dựng
dưới thời vua Gia
Long và Minh Mạng,
bắt đầu vào mùa hè
năm 1805 và kết
thúc vào năm 1832.
Việc quy hoạch Kinh thành diễn ra trong 2 năm 1803-1804, chủ yếu là do chính vua Gia Long và đại thần Nguyễn Văn Yến đi khảo sát thực địa, hoạch định mô thức kiến trúc và mặt bằng xây dựng.
Dựa vào các nguyên tắc địa lý phong thủy của phương Đông và thuyết Âm Dương, Ngũ Hành của Dịch học, các nhà kiến trúc thời ấy đã bố trí kinh thành quay mặt về phía Nam, chọn núi Ngự Bình làm tiền án (bình phong) và cồn Hến, cồn Dã Viên trên sông để làm thế “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” chầu vào trước mặt Kinh thành.
Theo lẽ tự nhiên, kiến trúc kinh thành phải là một mẫu mực theo thuật phong thủy bởi lẽ việc lựa chọn địa điểm và xây dựng thành ấp của vua chúa là hết sức quan trọng, sao cho đó phải là nơi hội tụ của long mạch.
Phía bắc sông Hương là Kinh thành Huế,
trung tâm văn hóa lịch sử của thành phố.
3. Tổng quan về kinh thành Huế
Kinh thành Huế có dạng mặt bằng gần như là một hình vuông, chỉ riêng mặt trước hơi khum ra như hình cánh cung, vì mặt thành này phải chạy theo chiều uốn nhẹ của đoạn sông Hương chảy qua trước mặt nó.
Chu vi của vòng thành:10.571 m.
Bề dày trung bình: 21,50 m,
Bao gồm : + Bề dày của phần mô thành18,50 m
+ Lớp gạch xây bó ở mặt ngoài là 2m
+ Lớp gạch xây bó ở mặt trong là 1m.
Trên thành (thường được gọi là trên thượng thành) không phải là một mặt phẳng, mà được đắp giật cấp, tạo thành 3 dải đất thấp dần kể từ ngoài vào phía Thành Nội. Mặt thành ngoài cao 6,60 m, mặt thành trong chỉ cao 2,10 m. Diện tích của địa bàn Thành Nội là 520 ha (tức là 5,20 km2).
Chung quanh Kinh thành có 10 cửa được xây dựng vào năm 1809.
Các cửa thành đã được triều đình đặt tên riêng tuỳ theo phương hướng từ trung tâm Thành Nội nhìn ra, ví dụ: Chánh Đông môn, Đông Nam môn, Chánh Nam môn, Tây Nam môn, Chánh Bắc môn, Đông Bắc môn...
Trên mặt thành đều có xây các pháo đài, giác bảo, pháo nhãn, tường bắn, vọng lâu... để canh gác, phòng thủ
Kinh thành Huế được
xây dựng trên cơ sở
kết hợp các nguyên tắc
kiến trúc của phương
Đông với kỹ thuật
bố phòng quân sự theo
kiểu thành lũy
của Vauban (Pháp) và
vận dung một cách khéo léo, thích ứng vào điều kiện địa hình tại chỗ nên nó đã trở thành một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật quân sự độc đáo, một kỳ quan văn hóa của dân tộc.
II. Kiến trúc kinh thành Huế
2.1Kinh Thành Huế:
Do vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Tại đó các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.
Kinh thành hình vuông với chu vi 10 km, cao 6,6 mét, dày 21 mét, gồm có 10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. ngoài ra còn có một cửa phụ thông với Trấn Bình Ðài gọi là Thái Bình Môn.
Trong Kinh thành còn có những công trình kiến trúc: lục bộ, nha viện, Quốc Tử giám, Quốc Sử quán, quần thể kiến trúc hồ Tịnh Tâm, Khâm Thiên giám, Trần Bình đài, Tàng Thơ lâu, Kỳ đài...
2.2Hoàng Thành (Ðại Nội):
Nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã quá cố.
Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4 mét, dày 1 mét xung quanh có hào bảo vệ. có 4 cửa để ra vào, riêng Ngọ Môn chỉ dành để cho vua đi. Ðại Nội gồm có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp được chia ra nhiều khu vực:
- Từ Ngọ Môn đến điện Thái Hoà: nơi cử hành các lễ lớn của triều đình.
- Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và điện Phụng Tiên: nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn.
- Phủ Nội Vụ: nhà kho tàng chữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng cho Hoàng Gia.
- Vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: nơi các hoàng tử học tập và chơi đùa.
2.3Tử Cấm Thành:
Là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng điện Thái Hoà. Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua. Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72 mét xây bằng gạch, dày 0,72 mét, chu vi khoảng 1230 mét, phía trước và phía sau dài 324 mét, trái và phải hơn 290 mét
Tử Cấm thànhbao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào.
+ Ðại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua đi vào.
+Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày).
+Càn Thành (nơi vua ở),
+Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi).
+Duyệt Thi Ðường (nhà hát),
+Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua).
+Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách)...
Ngoài ra Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.
III, những công trình kiến trúc tiêu biểu trong kinh thành Huế
3.1 Ngọ Môn
Là cổng chính của Đại nội, xây dựng 1833, thời vua Minh Mạng. Ngọ Môn được xây dựng trên mặt bằng hình chữ U và hệ thống Ngũ Phụng lâu chia thành 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp, nhấp nhô trông rất đẹp mắt để tránh sự nặng nề của công trình kiến trúc hình khối tương đối đồ sộ.
3.2 Điện Thái Hòa
Về phong cách kiểu thức, kiến trúc ở Kinh đô Huế khác hẳn những triều đại trước thuộc văn hoá Thăng Long. Điện Thái Hoà cũng như nhiều điện khác trong Đại nội được thiết kế theo kiểu thức nhà kép, gọi là trùng thiềm điệp ốc nhà trước và nhà sau của điện nằm trên một mặt nền và nối liền nhau bằng một hệ thống vì kèo thứ ba, một hệ thống trần nằm cong nên thường gọi là trần vỏ cua hay thừa lưu.
3.3 Hiển Lâm Các
Ngoài ra Huế còn nổi tiếng bởi khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Bảy lăng, mỗi lăng mang một sắc thái riêng nhưng đều là những kỳ công tạo tác của con người phối hợp với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ tươi đẹp và thơ mộng của xứ Huế.
Cố đô Huế với sông Hương, núi Ngự và các cung điện lâu đài, lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hoá của nhân loại.
The end
Thank you!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Minh Vi
Dung lượng: 4,66MB|
Lượt tài: 0
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)