Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Nguyệt | Ngày 24/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS TRẦN NGUYÊN HÃN
Chào mừng quý cô giáo
đến dự giờ lớp 8B
Tiết 34- Bài 28
Đặc điểm địa hình Việt Nam
Tiết 34-Bài 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1/ Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
Dựa vào mục 1 SGK/ 101 và hình 28.1 lược đồ địa hình Việt Nam, em hãy cho biết lãnh thổ nước ta có những dạng địa hình nào? Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất
Các dạng địa hình: núi, cao nguyên, đồi, đồng bằng.
Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
Dựa vào lược đồ địa hình Việt Nam, em có nhận xét gì về độ cao của đồi núi nước ta?
Phan-xi păng
Tam Đảo
Ngọc Linh
Tây Côn Lĩnh
Chủ yếu là đồi núi thấp
* Núi dưới 1000m chiếm tới 85%.
* Núi cao trên 2000m chiếm 1 %.
Tiết 34-Bài 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1/ Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
Địa hình nước ta đa đạng. Trong đó, đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
=> - Phan- xi-păng (3143m)
- Tây Côn Lĩnh (2419m)
- Tam Đảo (1591m)
- Ngọc Linh (2598m),…
Phan-xi păng
Tam Đảo
Ngọc Linh
Tây Côn Lĩnh
Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, em hãy kể tên và xác định một số đỉnh núi cao trên 2000m của nước ta?
Em có nhận xét gì về sự phân bố dạng địa hình đồi núi ở nước ta?
- Phân bố rộng khắp trên lãnh thổ.
- Tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông
- Nhiều vùng núi lan sát ra biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo.
Đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta?
- Thế mạnh:
+ Giàu tiềm năng về khoáng sản và thủy điện.
+ Trồng các loại cây công nghiệp
+ Phát triển du lịch.
- Khó khăn: giao thông vận tải gặp nhiều khó khăn
Vị trí: Phan-xi-păng nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, về phía Tây Nam thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Ðặc điểm: Phan-xi-păng là ngọn núi cao nhất trong dãy núi Hoàng Liên Sơn với độ cao 3.143m. Đây là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ, ẩn chứa cả một thảm thực vật với nhiều loài đặc hữu.
Tam Đảo
Quan sát hình 28.1 và SGK, em có nhận xét gì về diện tích đồng bằng của nước ta?
- Đồng bằng Sông Hồng
- Đồng bằng Sông Cửu Long
- Đồng bằng ven biển miền Trung
Em hãy kể tên một số đồng bằng lớn của nước ta?
=> Diện tích đồng bằng nhỏ, chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền
Tiết 34-Bài 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1/ Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
Địa hình nước ta đa đạng, nhiều kiểu loại. Trong đó, đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ.
Dựa vào mục 1 SGK và H28.1, em hãy cho biết đồng bằng ven biển miền Trung có những đặc điểm gì?


=> Nhỏ, hẹp, bị nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt thành nhiều khu vực
Dựa vào hình 28.1, em hãy kể tên và xác định một số nhánh núi, khối núi đâm ngang ra biển, phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
Đèo Hải Vân, Đèo Ngang, Đèo Cù Mông,
….
Đèo Ngang
ĐèoHải Vân
Đèo Cù Mông
D�o H?i V�n tr�n d�y B?ch M�
Tiết 34-Bài 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1/ Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
2/ Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
Trong lịch sử phát triển của tự nhiên: lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững trong giai đoạn nào? Đặc điểm địa hình giai đoạn này là gì?
=> - Giai đoạn Cổ Kiến tạo.
- Địa hình chủ yếu là các bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải.
=>Được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa
CN
LÂM VIÊN
CN DI LINH
CN MƠ NÔNG
TB
ĐN
Đặc điểm địa hình nước ta trong giai đoạn Tân Kiến tạo?
Tiết 34-Bài 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1/ Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
2/ Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Địa hình được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
CN
LÂM VIÊN
CN DI LINH
CN MƠ NÔNG
Em hãy xác định một số vùng núi cao, cao nguyên, đồng bằng, thềm lục địa của nước ta?
Em có nhận xét gì về sự phân bố và sự thay đổi độ cao các dạng địa hình trên?
=> Địa hình thấp dần theo hướng từ nội địa ra biển (đồi núi, đồng bằng và thềm lục địa)
Địa hình nước ta chạy theo những hướng nào?
=> Hướng chủ yếu của địa hình nước ta là Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung.
TB
ĐN
CN
LÂM VIÊN
CN DI LINH
CN MƠ NÔNG
TB
ĐN
Kể tên và xác định trên bản đồ các dãy núi lớn có hướng Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng cung?
=> - Hướng Tây Bắc- Đông Nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn. Ngoài ra, còn được thể hiện qua hướng chảy của các con sông: Sông Tiền, Sông Hồng, Sông Mã, Sông Cả,….
- Hướng vòng cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
Tiết 34-Bài 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1/ Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
2/ Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Địa hình được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
Địa hình thấp dần theo hướng từ nội đia ra biển ( đồi núi, đồng bằng và thềm lục địa).
- Hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây
Bắc-Đông Nam và vòng cung
Tiết 34-Bài 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1/ Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
2/ Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
3/ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến địa hình nước ta như thế nào?
- Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, bào mòn
- Tạo địa hình cacxtơ nhiệt đới
- Đất đá trên bề mặt bị phong hóa mạnh mẽ.
Em hãy kể tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta?
Con người đã tác động như thế nào đến địa hình nước ta?
- Trực tiếp phá huỷ địa hình: Phá núi, lấp hồ…
- Gián tiếp phá huỷ địa hình ( phá rừng)
- Xây dựng nhiều địa hình nhân tạo: Các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, đường giao thông, đê, đập, kênh rạch…
Tiết 34-Bài 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1/ Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
2/ Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
3/ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
Đất đá trên bề mặt bị phong hóa mạnh mẽ.
- Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực xói mòn.
Luyện tập
Câu 1: Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi vì:

a/ Đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ đất liền, là dạng phổ biến nhất.
b/ Đồi núi phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau thấp dần ra biển.
c/ Đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan chung.
d/ Nền móng các đồng bằng cũng là miền đồi sụt võng, tách dãn được phù sa sông bồi đắp.
Câu 2: Những đáp án nào sau đây không phải là thuộc tính của địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa?

a/ Lớp vỏ phong hóa dày, có nhiều sông suối cắt xẻ bề mặt miền núi và đồng bằng
b/ Các hiện tượng đất trượt và sụt lở trên bề mặt địa hình
c/ Nhiều dạng địa hình cactơ nhiệt đới.
d/ Dạng địa hình nhân tạo
2
3
6
5
4
1
Một loại tài nguyên không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp
ĐẤT
Gồm 3 chữ cái
Dạng địa hình chiếm ¼ lãnh thổ nước ta
ĐỒNG BẰNG
Gồm 8 chữ cái
Nhân tố ngoại lực tác động chủ yếu đến địa hình
KHÍ HẬU
Gồm 6 chữ cái
Đây là dãy núi lớn nhất chạy dọc miền Trung nước ta
TRƯỜNG SƠN
Gồm 9 chữ cái
Hậu quả của nạn phá rừng
LŨ QUÉT
Gồm 6 chữ cái
Đỉnh núi nào cao nhất nước ta?
PHANXIPHĂNG
Gồm 11 chữ cái
DẶN DÒ
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 29: Đặc Điểm Các Khu Vực Địa Hình với những nội dung như sau:
+ Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Đó là những khu vực nào?
+ Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào?
Chân thành cám ơn cô và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)