Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

Chia sẻ bởi Đing Thị Phương | Ngày 24/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:



TRƯỜNG ĐHSP THÁI NGUYÊN
KHOA GIÁO DỤC THCS
ĐỊA LÝ LỚP 8
Bài 28
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Người soạn : Phạm Thị Hồng Huệ
Lớp : Văn - Địa K44
2. Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?
Quan sát hình 28.1 và dựa vào bảng chú giải cho biết:
1. Nước ta có các dạng địa hình nào?
- Đồi núi,đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa
- Đồi núi chiếm diện tích lớn nhất.
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
Đồi núi chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ? Chủ yếu dạng đồi núi có độ cao bao nhiêu?
 Đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ phần đất liền nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m chiếm 85%, trên 2000m chiếm 1%)
Đỉnh núi cao nhất nước ta có tên là gì ? độ cao bao nhiêu ? Thuộc dãy núi nào?
Đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m nằm ở dãy Hoàng Liên Sơn
Xác định vị trí đỉnh Phan-xi-păng và đỉnh Ngọc Linh trên bản đồ
Ngọc Linh 2598m
- Đồng bằng chiếm bao nhiêu phần diện tích đất liền? Có đặc điểm gì?
 Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi chia cắt thành nhiều khu vực
* Thuận lợi và khó khăn của địa hình đồi núi đối với tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội
- Thuận lợi:
+ Tự nhiên: ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan chung đặc biệt là sự phân bố theo đai cao.
+ Kinh tế - xã hội: Khai thác khoáng sản, xây dựng công trình thủy điện, hồ chứa nước, trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển du lịch sinh thái…
- Khó khăn: giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng kém phát triển, thường xuyên xảy ra sạt lở, xói mòn đất đai…
Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
2. Địa hình của nước ta được tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ và phân thành nhiều bậc câu hỏi 1
Địa hình bị nâng lên mạnh mẽ
Địa hình thấp dần theo hướng tây bắc – đông nam( thấp dần từ nội địa ra biển)câu hỏi 2

- Địa hình chạy theo 2 hướng chính:
+ Tây bắc – đông nam
+ Vòng cung tiếp
Em có nhận xét gì về địa hình của nước ta sau vận động tân kiến tạo?
trở về
Xác định hướng chính của địa hình nước ta?trở về
Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

- Cùng với hoạt động Tân kiến tạo , tác động ngoại lực của khí hậu , dòng nước và của con người hình thành nên bề mặt địa hình hiện tại của nước ta .


Thảo luận nhóm (thảo luận theo bàn)
Câu hỏi 1 : Khí hậu nhiệt đới gió mùa, tác động của dòng nước làm bề mặt địa hình bị biến đổi như thế nào?

Câu hỏi 2: Con người đã làm thay đổi bề mặt địa hình như thế nào?
 Đất đá trên bề mặt bị phong hoá mạnh mẽ
 Các khối núi bị cắt xẻ , xâm thực , xói mòn
 Tạo địa hình caxtơ độc đáo
Cho biết tên một số vùng có hang động nổi tiếng của nước ta?
Cắt xẻ
Xói mòn
Địa hình Caxtơ
Địa hình Caxtơ
 Xuất hiện các dạng địa hình nhân tạo: đô thị , hầm mỏ , nhà cửa, đê , hồ chứa nước…
Hồ Hoà Bình
Đê biển
Khi con người chặt phá rừng thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì?

Rừng bị chặt phá
Lũ quét

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng mực nước biển dâng cao do địa hình thấp


Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng mực nước biển dâng cao do địa hình thấp

Như vậy, BĐKH gây ra
những tác động không nhỏ
đến địa hình nước ta.
Theo các em
để giảm thiểu những
tác động đó chúng ta
cần phải làm gì?
Giải pháp
- Khai thác đi đôi với bảo vệ rừng
- Thực hiện trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
- Hạn chế và có các biện pháp xử lí thích đáng các hành vi, hiện tượng phá hủy rừng làm mất lớp phủ thực vật, gây sạt lở, xói mòn đất
- Những khu vực chịu ảnh hưởng nặng của hiện tượng nước biển dâng cần có chính sách phát triển kinh tế phù hợp với thực trạng từng địa phương như xây dựng cơ cấu cây trồng chịu được mặn, phèn, trồng rừng ngập mặn…
- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân về BĐKH
Củng cố và luyện tập
Câu 1: Đặc điểm quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình của nước ta?

A. Đồi núi C. Cao nguyên

B. Sơn nguyên D. Bình nguyên


Câu 2: Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là do:
Ảnh hưởng của tính biển
Ảnh hưởng của khí hậu
Do lịch sử cấu tạo địa chất
Do tác động của con người
Câu 3: Khi rừng bị phá sẽ gây ra hiện tượng gì?
Địa hình trở nên trơ trụi, tài nguyên rừng mất trụi
B. Mưa lũ xói mòn mạnh hơn, bóc mòn nhanh hơn lớp đất tơi xốp trên bề mặt
C. Các hiện tượng núi lở, đất trượt, lũ bùn, lũ đá tàn phá đồng ruộng, dân cư
D. Tất cả các hiện tượng trên

Hãy nối đúng các nguyên nhân hình thành các dạng địa hình sau
1 . Địa hình cao nguyên badan
2. Địa hình đồng bằng phù sa mới
3. Địa hình Caxtơ
4. Địa hình đê sông ,đê biển
a. Do con người tạo thành
b. Do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy địa hình
c. Là vùng sụt lún được bồi đắp
d. Do nước mưa hoà tan đá vôi
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đing Thị Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)