Bài 28. Ca Huế trên sông Hương

Chia sẻ bởi Thái Minh | Ngày 28/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Ca Huế trên sông Hương thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

1. Qua văn bản "Những trò lố hay là
Va-ren và Phan Bội Châu", Phan Bội
Châu đã nói gì với tên Va-ren đê tiện?
2. Việc tác giả miêu tả thái độ của Phan Bội Châu với Va-ren như vậy nhằm mục đích gì?
A. Thể hiện sự khinh bỉ, ghê tởm cao độ đối với tên phản bội
B. Thể hiện sự không đồng tình với cách sống của Va-ren
C. Phan Bội Châu không hài lòng với những điều kiện
Va-ren đưa ra
D. Phan Bội Châu bất đồng với Va-ren về ngôn ngữ, văn hoá
I. Đặt vấn đề
Hãy quan sát tư liệu và dựa vào nội
dung văn bản, hãy trả lời câu hỏi dưới
đây:
Chùa Thiên Mụ bên bờ sông Hương
Cố đô thành
Sân rồng
Sông Hương
Phim tư liệu quay Ngọ Môn
Em biết gì về cố đô Huế? Nêu một
vài đặc điểm của xứ Huế mà em biết?
Trả lời:
Bài văn giới thiệu một sản phẩm văn
hoá của một địa danh nổi tiếng, vừa tả
cảnh ca Huế trong đêm trăng trên dòng
sông Hương thơ mộng, vừa giới thiệu
những làn điệu dân ca Huế.
II. Tìm hiểu văn bản
1/ Giới thiệu
II. Tìm hiểu văn bản
2/ Sự phong phú và đa dạng của ca Huế
Dựa vào văn bản, hãy thống kê một
số làn điệu dân ca Huế và tên những
dụng cụ âm nhạc được nói tới để thấy
sự phong phú đa dạng của hình thức
ca Huế trên sông Hương?
Các làn điệu dân ca Huế: chèo cạn,
bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, ru
em, giã vôi, giã điệp, .
Những dụng cụ âm nhạc: đàn tranh,
đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam,
đàn bầu, sáo và cặp sanh.
II. Tìm hiểu văn bản
2/ Sự phong phú và đa dạng của ca Huế
Đàn tranh
Đàn nhị
Đàn tam
Đàn tì bà
Đàn bầu
Sáo
GV giảng: Ngoài ra, còn một số loại
nhạc cụ mà chúng ta cần tìm hiểu thêm:
Đàn nguyệt và cặp sanh.
II. Tìm hiểu văn bản
3/ Ca Huế - nguồn gốc và đặc điểm
Theo em, ca Huế được hình thành
từ đâu?
Trả lời:
- Nguồn gốc: Ca Huế bắt nguồn từ nhạc
dân gian và nhạc cung đình.
Nhạc cung đình
Nhạc dân gian
II. Tìm hiểu văn bản
3/ Ca Huế - nguồn gốc và đặc điểm
Từ nguồn gốc trên, hãy cho biết ca
Huế có những đặc điểm gì?
Trả lời:
- Đặc điểm: Ca Huế vừa sôi nổi, vừa
vui tươi, vừa trang trọng và uy nghi.
II. Tìm hiểu văn bản
4/ Thưởng thức ca Huế trên sông Hương
Trong văn bản, em thấy cách nghe ca
Huế có gì độc đáo?
- Nghe ca Huế trên sông Hương thơ mộng,
huyền ảo, khiến lòng người bâng khuâng,
xao xuyến. Người biểu diễn, người xem,
thiên nhiên như hoà làm một. Các nhạc
công ăn mặc lịch sự, đậm chất cổ xưa.
Trả lời:
Tại sao nói, các làn điệu ca Huế được
nhắc tời trong bài vừa sôi nổi, tươi vui,
vừa trang trọng, uy nghi?
II. Tìm hiểu văn bản
4/ Thưởng thức ca Huế trên sông Hương
Trả lời:
- Ca từ trong sáng, giai điệu mượt mà,
Người nghe như chìm đắm trong thế
giới âm nhạc, từ đó càng yêu quê
hương, đất nước mình hơn.
Tóm lại: Ca Huế thanh tao, lịch sự,
nhã nhặn và sang trọng, duyên dáng
từ nội dung đến hình thức, từ giọng
ca đến trang điểm, ăn mặc, .
Giáo viên giảng:
II. Tìm hiểu văn bản
4/ Thưởng thức ca Huế trên sông Hương
III. Tổng kết
Qua văn bản, các em nắm được những
nét đặc trưng nào của xứ Huế?
Cố đô Huê nổi tiếng không phải chỉ có
các danh lam thắng cảnh và di tích lịch
sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân
ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một
hình thức sinh hoạt văn hoá - âm nhạc
lịch sự và tao nhã ; một sản phẩm tinh
thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn
và phát triển.
* Củng cố:
? Nguồn gốc của những ca khúc Huế là:
A. Từ dòng ca nhạc dân gian
B. Từ dòng ca nhạc cung đình
C. Từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc
cung đình
D. Từ dòng ca nhạc dân gian, cung đình
và thính phòng
* Củng cố:
? Dòng nào dưới đây xuất hiện loại nhạc
cụ hoặc làn điệu dân ca Huế không được
tác giả nhắc đến trong văn bản?
A. Hò khoan, chèo cạn, đàn đá, đàn bầu
B. Sáo, đàn nguyệt, hò đưa linh, hò giã
gạo
C. Hò lơ, hò giã điệp, tì bà, đàn nhị
D. Đàn tam, cặp sanh, hò nện, ru em
* Dặn dò:
- Về nhà đọc lại văn bản và tìm hiểu một
số nhạc cụ và làn điệu dân ca Huế.
- Học thuộc ghi nhớ, tìm một số văn bản
ví du nói về xứ Huế, sông Hương, .
- Soạn trước bài "Liệt kê":
+ Thế nào là liệt kê.
+ Các kiểu liệt kê.
+ Xem trước các bài tập sgk/106.
THAM KHẢO
ĐÊM SÔNG HƯƠNG

Bây chừ gõ chén sông Hương
Lanh canh phách nhịp bốn phương cung đình
Một suông trăng ở Hoành thành
Một suông trăng nhạc chòng chành dưới sông
Xáng xề cái nhịp thì cong
Cái chân ai bước giữa dòng nam ai
Rượu nâng sóng nhạc ngang mày
Em lừng lững giữa đêm bày chiếu hoa
Xáng xề sông đổ về xa
Xáng xế phách nhịp đổ qua hồn mình
Ai ngâm khúc nhạc cung đình
Để ai thương cả Hoàng thành cỏ rêu
THẠCH QUỲ
(Tạp chí sông Hương, số 9-1995)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)