Bài 28. Ca Huế trên sông Hương

Chia sẻ bởi Lê Văn Dương | Ngày 28/04/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 28. Ca Huế trên sông Hương thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ:
?Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu”?
Câu 1. Ngôn ngữ của Va ren trong tác phẩm thuộc hình thức ngôn ngữ nào?
Ngôn ngữ đối thoại C. Ngôn ngữ biểu cảm
Ngôn ngữ độc thoại D. Ngôn ngữ miêu tả
Câu 2. Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm được tác giả dùng với dụng ý gì?
Để trực tiếp vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa của Va ren
Để gây sự chú ý của ngưới đọc
Để nói lên quan điểm của của Va ren về những việc làm của mình.
Để nói lên quan điểm của người đọc về những việc làm của Va ren.
Chú thích:
(*).Dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung.Ca Huế ở đây chỉ một sinh hoạt văn hoá độc đáo của cố đô Huế: Người nghe và người hát cùng ngồi thuyền đi trên sông Hương; Ca Huế thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế.
(2) (4)Chèo cạn,bài thai,hò đưa linh,hò giã gạo, ru em,giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện, lí con sáo,lí hoài xuân,lí hoài nam: tên những làn điệu dân ca.
(7) Đàn tranh(còn gọi là đàn thập lục, loại đàn có 16 dây); Đàn nguyệt (đàn có hai dây); tì bà(đàn có 4 dây,hình quả bầu);nhị(nhạc cụ có hai dây tơ, kéo bằng vĩ, làm từ lông đuôi ngựa); đàn tam(đàn ba dây): các nhạc cụ dân tộc xưa.
(9) Áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp:Cách ăn mặc (trang phục của người xưa)trong các lễ hội hoặc khi biểu diễn ca hát.
(13)Nhạc cung đình, nhã nhạc: dùng trong các buổi lễ trang nghiêm nơi tôn miếu,triều đình thời phong kiến
Các làn điệu dân ca:
-Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã
-Hò giã gạo, ru em,giã vôi, giã điệp, chòi, bài tiệm, nàng vung...náo nức,nồng hậu tình người.
-Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: Buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.
Tứ đại cảnh: không vui, không buồn
Các nhạc cụ:
Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu ,sáo và cặp sanh.
-Đêm.Thành phố lên đèn như sao sa, lữ khách bước xuống thuyền rồng, trong khoang thuyền dàn nhạc đã sẵn sàng,các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài khăn đóng duyên dáng.
-Trăng lên, gió mơn man dìu dịu,dòng sông trăng gợn sóng.Du khách tâm trạng chờ đợi rộn lòng.Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên ân thanh của dàn hoà tấu...Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làn nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
-Đêm đã về khuya....là lúc ca nhi cất lên tiếng hát...lời ca thông thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước,trai hiền,gái lịch.
-Nghe tiếng gà gáy ...mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc.
Thảo luận nhóm
Tại sao nói nghe ca Huế là một thú tao nhã?
3. Ghi nhớ:
Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng với các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình.
Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hoá- âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
Hướng dẫn học ở nhà
-Nắm nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ
-Sưu tầm một số làn điệu dân ca ở địa phương Quảng Trị.
-Chuẩn bị bài mới: Liệt kê
Soạn theo câu hỏi sách giáo khoa,
* chú ý:-Thế nào là phép liệt kê?
-Tác dụng của phép liệt kê? Có những kiểu liệt kê nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)